Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để cảm hóa học sinh chưa tích cực lớp 12 - THPT

pdf 48 trang sk12 28/04/2025 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để cảm hóa học sinh chưa tích cực lớp 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để cảm hóa học sinh chưa tích cực lớp 12 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để cảm hóa học sinh chưa tích cực lớp 12 - THPT
 MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  1 
1. Lí do chọn đề tài: . 1 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .. 2 
3.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN: . 2 
4. Tính mới của đề tài: . 2 
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: . 3 
6. Phương pháp nghiên cứu:  3 
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  3 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: . 3 
1.1. Khái niệm học sinh chưa tích cực:  3 
1.2. Một số căn cứ để giáo dục học sinh chưa tích cực: .. 4 
1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm: .. 4 
1.4. Một số giải pháp giáo dục tích cực: .. 5 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:  6 
1. Thực trạng đạo đức, lối sống, lý tưởng của học sinh nói chung và của học sinh 
trường THPT X nói riêng: ... 6 
1.1. Các biểu hiện tích cực: . 6 
1.2. Các biểu hiện tiêu cực: . 7 
2. Thực trạng giáo dục cảm hóa học sinh chưa tích cực của giáo viên: . 10 
3. Phương pháp phân loại: .. 11 
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 14 
1.Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, phân loại theo nhóm: . 14 
2. Đừng phân biệt các em quá rõ ràng, đừng để các em bị cô lập trong lớp: . 17 
3. Biện pháp kiên trì tạo niềm tin, dùng tình yêu thương để thay đổi một con 
người: . 19 
4. Biện pháp giao nhiệm vụ, kiểm tra kết quả và yêu cầu các em viết nhật ký:  23 
5. Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình:  25 
6. Kết hợp một số yếu tố khác: .. 26 
6.1. Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với các giáo viên bộ môn: . 26 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài: 
 Hiện nay, do xu thế hội nhập kinh tế thị trường, mặt trái của xã hội len lỏi 
khắp nơi, trong mọi ngóc ngách của cuộc sống. Nó tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ 
làm cho các em mất phương hướng, suy nghĩ lệch lạc, phẩm chất đạo đức không 
tốt. Trong đó lứa tuổi học sinh dễ bị kích động, bởi lứa tuổi này vừa có cá tính tò 
mò khám phá, vừa nhạy cảm thích làm người lớn. Người làm công tác giáo dục 
chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến việc giáo dục nhân cách học sinh. 
 Đứng trước tình hình đó, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm cần phát huy 
tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn đối với học sinh. Công tác giáo dục gắn 
chặt vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhất là trong công việc giáo dục học sinh chưa 
tích cực. Với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình bằng mọi cách phải 
giúp các em có được nhận thức đúng đắn trong lao động, học tập, phải uốn nắn các 
em từ người “chưa tốt” trở thành người “tốt”. Nếu không khéo sẽ làm hỏng cả một 
thế hệ của các em, đồng thời cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
 Bản thân tôi nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên có điều kiện tiếp xúc với 
nhiều đối tượng học sinh: học sinh ngoan, học sinh xuất sắc, học sinh khá, học sinh 
trung bình và cả học sinh chưa ngoan (hay còn gọi là học sinh chưa tích cực). Các 
em học sinh này thường làm cho giáo viên đau đầu để tìm cách cảm hóa. 
 Giáo dục học sinh chưa tích cực là công việc rất khó khăn đầy gian nan và thử 
thách, đòi hỏi người giáo viên phải có trái tim yêu nghề, yêu trẻ và đầy lòng nhân 
ái. Một trong những đổi mới của Giáo dục và Đào tạo hiện nay là tăng cường giáo 
dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa tích cực được thể hiện rõ trong 
nghị quyết của Đảng, luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Luật Giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát 
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các kỹ năng cơ bản nhằm 
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và 
trách nhiệm công dân. 
 Công tác giáo dục học sinh chưa tích cực là công tác không thể thiếu của 
người giáo viên đứng lớp. Học sinh chưa tích cực, những đối tượng này chỉ chiếm 
số ít của lớp nhưng đối với vai trò của giáo viên chủ nhiệm thì đây là vấn đề tương 
đối khó khăn trong công tác chủ nhiệm, không khéo sẽ làm ảnh hưởng đến những 
học sinh khác. Từ đó để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa tích cực thì đòi 
hỏi người giáo viên không những giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về công tác chủ 
nhiệm, giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học 
sinh, được các em tin yêu và cha mẹ học sinh tín nhiệm, có sức cảm hóa thuyết 
phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, đối xử công 
bằng trong nhận xét đánh giá đối với học sinh. Như vậy nhiệm vụ của người giáo 
 1 
 nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, giúp họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con 
cái hư hỏng. Đối với tập thể lớp đó là điều kiện đảm bảo cho lớp ổn định, trật tự, 
nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt. 
 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 
 Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh chưa tích cực tạo ra cơ sở 
thực tiễn. Từ đó xây dựng những phương pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả 
giáo dục học sinh chưa tích cực ở lớp chủ nhiệm. 
 Giáo dục học chưa tích cực có một ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội, với nhà 
trường, với gia đình các em và với chính bản thân các em. 
 Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm cảm hóa các em chưa tích cực có 
tính khả thi, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục các em có hiệu quả. 
 Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến kinh nghiệm là sự chia sẻ kinh 
nghiệm với nhau để mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể đào tạo những thế hệ học 
sinh có Tài, có Tâm, biết hướng đến chân - thiện - mỹ của cuộc sống. 
 6. Phương pháp nghiên cứu: 
 Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: 
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ qua sách báo, nhân chứng, mạng 
Internet, các đề tài nghiên cứu liên quan... 
 + Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, tâm sự, phân tích, thuyết phục, quan sát. 
 + Phương pháp so sánh, đối chiếu. 
 + Phương pháp khen thưởng và trách phạt. 
 + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. 
 + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. 
 + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc. 
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 1.1. Khái niệm học sinh chưa tích cực: 
 Đầu tiên ta hãy hiểu rõ một chút về khái niệm này nhé. Học sinh chưa tích 
cực là thuật ngữ mà mọi người hay sử dụng đối với các em học sinh quậy phá, 
nghịch ngợm, hay đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp và trong trường học. Các 
em học sinh này thường hay bỏ học, bỏ tiết và hay gây rối trong lớp, làm ảnh 
hưởng đến phong trào thi đua nề nếp, học tập của lớp. Mặc dù thầy cô, tập thể góp 
ý xây dựng nhiều lần nhưng vẫn “chứng nào tật nấy”, không thay đổi. Các em này 
không tuân theo nội quy của nhà trường và làm theo ý của bản thân. Đa phần các 
 3 
 huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng 
yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha, thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi 
buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em 
những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu 
hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy 
giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải 
thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang 
phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng 
lượng với học sinh. 
 Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học 
sinh, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể nhằm giáo dục đạo đức lối sống 
cho học sinh đặc biệt là giáo dục học sinh có các hành vi đạo đức thiếu chuẩn 
mực. 
 Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng gia 
đình học sinh chưa tích cực. Để từ đó cảm thông, tránh sự xúc phạm vô tình đến 
các em và đồng thời tạo nhiều điều kiện hơn để các em phát huy học tập và rèn 
luyện. 
 Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt và điểm yếu cơ 
bản nhất của học sinh để tác động làm thay đổi tính cách của học sinh chưa tích 
cực. 
 Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu những suy nghĩ và những điều học sinh muốn. 
Có như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những điểm yếu của mình để đạt được 
điều mình mong muốn chính đáng. 
 1.4. Một số giải pháp giáo dục tích cực: 
 Căn cứ vào những thực trạng đã điều tra, cả những nguyên nhân dẫn đến thực 
trạng ấy. Tôi nhận thấy rằng, bởi lẽ các em trở thành học sinh chưa tích cực như 
vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những nguyên chính là do: hoàn 
cảnh gia đình, sự thờ ơ của xã hội và gia đình trong việc giáo dục và dạy dỗ các 
em. Từ đó tôi có cơ sở để đề xuất các giải pháp như sau: 
 + Đối với giáo viên bộ môn: 
 Mỗi giáo viên bộ môn phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối 
tượng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền 
đạt. Tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng 
ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong môn học, giờ học. 
Trong đó các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Điạ lý đặc biệt là môn Giáo dục công 
dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản 
về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái 
độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. 
 5 
 có ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện và đưa ra được yêu cầu tính tích cực, chủ 
động, linh hoạt là yếu tố quan trọng giúp học sinh thành công trong học tập. 
 * Về đạo đức: 
 Đa số học sinh có nhận thức và hành vi trân trọng các giá trị truyền thống văn 
hóa tốt đẹp của dân tộc. Các phẩm chất như nhân ái, tương thân tương ái giúp đỡ 
nhau, sống có nghĩa tình, cần cù kiên trì, hiếu học, tôn sư trọng đạo, trung thực, 
đoàn kết được đại đa số học sinh nhận thức và phát huy. Hầu hết học sinh có ý thức 
trách nhiệm với gia đình, với việc học tập rèn luyện và bản thân. 
 Học sinh đều biết và thực hiện sống, làm việc tuân thủ theo pháp luật; ý thức 
và trách nhiệm công dân được tăng cường hơn rất nhiều. Học sinh tích cực tham 
gia các hoạt động tập thể, các phong trào, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng 
đồng. Phong trào tình nguyện do Trung ương Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Việt 
Nam tổ chức đã trở thành phong trào chung, thường xuyên trong tất cả các nhà 
trường với nhiều hình thức phong phú. 
 * Về lối sống: 
 Học sinh THPT hiện nay đều có lối sống lành mạnh, biết chia sẻ, hỗ trợ người 
có hoàn cảnh khó khăn trong các phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, 
thiên tai. 
 Phần lớn học sinh có lối sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú và phê 
phán những tiêu cực, tệ nạn xã hội và các hành vi trái thuần phong mĩ tục của dân 
tộc, không sa vào tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi 
đua, cuộc vận động do ngành Giáo dục, ngành Văn hóa tổ chức phát động. 
 Trong cuộc sống hiện đại, với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng 
thì mọi người cần hợp tác với nhau hơn. Học sinh quan niệm rằng hợp tác giúp tạo 
nên sức mạnh và khiến cho công việc đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, học sinh vẫn 
giữ được nếp sống yêu lao động, tiết kiệm, giản dị, khiêm tốn, tôn trọng sự khác 
nhau về cá tính và tôn trọng người khác. 
 Như vậy, hầu hết học sinh THPT ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ 
quốc, gia đình và bản thân, ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt 
với khát vọng cống hiến hết mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc. 
 1.2. Các biểu hiện tiêu cực: 
 Phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị 
trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong 
rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học sinh ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu 
cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng: Không chịu học tập, học lấy lệ, gian dối 
trong thi cử kiểm tra, học tập mang tính gò ép của cha mẹ, cho rằng sướng khổ do 
số trời. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_bien_phap_trong_cong_ta.pdf