Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa SGK Địa lý 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa SGK Địa lý 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa SGK Địa lý 12
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình; yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc có hiệu quả” Để thực hiện được mục tiêu đó giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vì vậy cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên trong những năm qua, việc giảng dạy môn Địa lý nói riêng, các môn xã hội nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đa số học sinh và phụ huynh không quan tâm nhiều đến việc học bộ môn, trên các tiết học các em hầu như không để ý gì về nội dung bài học, hoặc nếu có học thì rất hời hợt, mang tính đối phó, tạo tâm lý không tốt cho giáo viên khi thực hiện việc đổi mới phương pháp tích cực, nhiều giáo viên vẫn thực hiện phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều và tiết học trở nên nhàm chán, ít hiệu quả. Vì vậy để khắc phục những khó khăn trên phương pháp dạy học của giáo viên cần phải luôn được đổi mới, để nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy, một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học liên môn. Qua thực tế giảng dạy ở một số lớp, tôi nhận thấy việc sử dụng kiến thức các môn học khác vào giải quyết một vấn đề nào đó trong học Địa lý là việc làm hết sức cần thiết, làm cho bài học trở nên sinh động hơn, học sinh say mê, hứng thú với bài học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học, các em đã chủ đồng tìm tòi, khám phá kiến thức, có sự sáng tạo trong giải quyết các vấn đề địa lý và vận dụng vào thực tế tốt hơn. Điều đó đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác, để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã 1 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của dạy học liên môn 1. Cơ sở lý luận Theo các quan niệm hiện đại, Địa lý học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, sản xuất và các thành phần của chúng. Địa lý học có những mối quan hệ rất mật thiết với các môn khoa học khác như: Có mối quan hệ với toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, sử học, kinh tế chính trị học, văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác. Do vậy trong dạy học địa lý cần thiết phải có sự kết hợp kiến thức của các môn học khác và ngược lại dạy học môn khác cũng cần phải có sự kết hợp kiến thức của môn địa lý. Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCDỞ mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện. Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi 3 giá kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ thể. Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tốt các chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn, sử dụng vào những mục đích gì ? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng kiến thức liên môn theo 3 mục đích sau: + Thứ nhất, sử dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú học tập cho học sinh. + Thứ hai, sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học + Thứ ba, giáo viên sử dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3.4. Chuẩn bị tốt phương tiện, tài liệu phục vụ cho bài học Muốn vậy giáo viên cần phải lên kế hoạch, cụ thể hóa các phương tiện, học liệu cần chuẩn bị đối với giáo viên và học sinh. 3.5. Thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học Thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải tuân thủ các qui trình của bài soạn thông thường. Ngoài ra cần phải chú ý hơn đến nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức các môn học khác sao cho không bị sa đà vào việc khai thác các kiến thức liên môn, mà phải đảm bảo được mục tiêu bài học đề ra. II.Thực trạng của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý ở trường THPT Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục, trong những năm qua đã có rất nhiều chuyên đề được Sở giáo dục tổ chức nhằm giúp cho giáo viên nói chung, giáo viên địa lý nói riêng tiếp cận với cách thức đổi mới về mục tiêu, chương trình, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá. Vì vậy các thuật ngữ phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên việc vận dụng chúng vào các tiết dạy chưa nhiều, chưa thường xuyên, nhiều giáo viên mới chỉ chú trọng đầu tư trong các tiết thao giảng, hoặc trong kỳ thi giáo viên giỏi các cấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: 5 - Mục 1.c. Gió mùa – Sử dụng kiến thức văn học - Mục 2.a. Địa hình - Sử dụng kiến thức môn hóa học - Mục 2.b. Sông ngòi - – Sử dụng kiến thức văn học - Mục 2.c. Đất – Sử dụng kiến thức môn hóa học - Mục 3.b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống – Sử dụng kiến thức môn hóa học 2. Phương pháp và mục đích sử dụng kiến thức môn Văn học và Hóa học 2.1. Sử dụng cho mở bài Khi dạy mục 1.c. Gió mùa, giáo viên có thể mở bài bằng hai đoạn thơ với ngôn ngữ giàu hình ảnh dễ nghe, dễ nhớ và lôi cuốn học sinh vào vấn đề mà giáo viên đặt ra. “ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy” (Mưa xuân – Nguyễn Bính) “Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Ðông với Tây một dải rừng liền” ( Trường Sơn đông,Trường Sơn tây - Phạm Tiến Duật) Hai màu mây; Nơi nắng nơi mưa; Mưa xuân phơi phới bay là những hiện tượng thời tiết ở một số vùng miền ở nước ta, do tác động của hoạt động gió mùa 2.2. Sử dụng để kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh Sau khi hoàn thành xong nội dung về gió mùa, giáo viên có thể sử dụng hai đoạn thơ trên để kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh, bằng việc yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau Câu 1: Kiểu thời tiết “ Mưa xuân phơi phới bay” ở miền nào của nước ta. Giải thích hiện tượng mưa xuân được nhắc đến trong hai câu thơ: “ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy” ( Mưa xuân, Nguyễn Bính) Đáp án: - Kiểu thời tiết trong hai câu thơ của Nguyễn Bính chỉ có ở miền Bắc nước ta vào nửa sau mùa đông. - Giải thích:Vào cuối đông, đầu xuân, khối khí lạnh từ trung tâm cao áp Xibia 7 + Nước có tính axit yếu này bắt đầu hòa tan đá từ các vị trí khe nứt và các lớp đá trong các tầng đá vôi. Theo thời gian các khe nứt này mở rộng, tăng dần về kích thước tạo nên các hang động(địa hình Caxto) + Phương trình hóa học diễn tả quá trình xâm thực núi đá vôi hình thành hang động: CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(kh) → Ca(HCO3)2(dd) Dung dịch Ca(HCO 3)2chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí tạo thành nhũ đá. Phương trình hóa học diễn tả quá trình hình thành thạch nhũ trong hang động Ca(HCO3)2(dd) → CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(dd) Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO 2, tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm Từ đó giáo viên có thể khẳng định khu vực nhiệt đới ẩm là khu vực có quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh do có lượng nước dồi dào, nhiệt độ cao nên khả năng hòa tan CO2 là rất lớn. * Ở mục 2.c. Khi dạy về biểu hiện của tính chất nhiệt đới qua thành phần đất, giáo viên có thể sử dụng kiến thức hóa học để chứng minh đặc điểm của đất feralít là chua và có màu đỏ vàng - Ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, các khoáng vật bị phá hủy mạnh mẽ tạo ra các oxit: SiO2 , Al2O3 , Fe2O3 và oxit của các kim loại kiềm, kiềm thổ ( Mg, Ca, K). - Trong điều kiện độ ẩm cao, nên các oxit Fe, Al kết tinh thành các oxit (R 2O3 ) ngậm nước kết tủa: Fe2O3 .nH2O (limonit), Al2O3 .nH2O (boxit), khó rửa trôi nên tồn tại trong đất nhiều hơn, làm cho đất có màu đỏ vàng. - Ôxit SiO2 bị thủy phân thành H 2SiO3, oxit của các kim loại kiềm và kiềm thổ bị thủy phân thành các hydroxyt hòa tan, nên bị rửa trôi nhiều, tính axit trong đất tăng làm cho đất chua * Mục 3.b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống Sau khi học sinh đã nắm được những khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với các hoạt động sản xuất và đời sống qua kiến thức cơ bản sách giáo khoa, các hình ảnh giáo viên minh họa như: Máy móc han rỉ trong không khí, nông sản nấm mốc khi độ ẩm cao...giáo viên dùng kiến thức hóa học để giúp học sinh hiểu hơn tại sao trong môi trường nhiệt đới ẩm máy móc, thiết bị làm bằng hợp kim thường bị han rỉ, ăn mòn, nhanh chóng hư hỏng. Từ đó học sinh có thái 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day_c.doc