Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 12

docx 10 trang sk12 22/02/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài Giáo dục công dân lớp 12
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRỰC 
 QUAN ĐƠN GIẢN TRONG 
GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI GDCD 
 LỚP 12 B/ NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận:
 Hình ảnh trực quan đơn giản là những hình ảnh có thể trình bày ngay, trình 
bày nhanh trong quá trình giảng dạy. Hình ảnh trực quan đơn giản có thể được vẽ 
nhanh trên bảng bằng phấn màu hoặc phấn trắng, hoặc có thể vẽ trước trên giấy khổ 
lớn và được sử dụng khi giảng bài.
 Hình ảnh trực quan đơn giản có liên quan đến việc làm rõ bản chất của pháp 
luật, mối quan hệ giữa pháp luật với các yếu tố khác, hoặc để làm rõ nội dung của 
một số quyền được pháp luật quy định. Đó có thể là một sơ đồ hoặc một bảng tóm 
tắt đơn giản.
 Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản cho phép nâng cao hiệu quả bài dạy học 
mà không cần phải tốn nhiều tiền để chuẩn bị đồ dùng dạy học, nhưng đòi hỏi giáo 
viên phải chịu khó tìm tòi để đưa ra được những hình ảnh trực quan đơn giản hiệu 
quả nhất.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Sau hai năm đổi mới chương trình sách giáo khoa, gắn liền với đổi mới 
 phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học 
 sinh, cùng với việc kết hợp các phương pháp dạy học như: Đàm thoại, nêu vấn đề, 
 thảo luận nhóm, phương pháp tình huống,tôi cũng đã đưa vào sử dụng một số 
 hình ảnh trực quan đơn giản.
 Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài, sáng 
 tỏ được bản chất pháp luật, khắc sâu được kiến thức của các quyền cơ bản, giúp học 
 sinh củng cố bài học, học bài, làm bài tập và vận dụng kiến thức tốt hơn.
 Cụ thể:
 - Bằng một sơ đồ đơn giản có thể cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa 
pháp luật và đạo đức, hoặc mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế.
 - Bằng một bảng tóm tắt đơn giản có thể giúp học sinh nắm được nội dung 
của một số quyền của công dân..
 - Có thể sử dụng hình thức trực quan đơn giản để hướng dẫn cho học sinh 
làm bài tập. ( Hướng dẫn hoàn thành nội dung bài tập theo mẫu tóm tắt có sẵn ở 
bảng hệ thống). cực cực
 Tác động
Trên cơ sở sơ đồ GV mời một HS trả lời tại sao nói pháp luật mang bản chất xã hội? 
HS dựa vào sơ đồ, kết luận: Pháp luật mang bản chất xã hội vì:
 - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội;
 - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã 
 hội vì sự phát triển của xã hội.
 - Sự tác động của pháp luật đối với đời sống xã hội diễn ra theo hai 
 hướng: tích cực (nếu phù hợp), tiêu cực ( nếu không phù hợp).
HS chỉ cần vẽ sơ đồ vào vở.
III. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
1. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản.
 GV giảng: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ biện chứng, hai 
chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Nhưng 
trước hết, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế.
Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ 
bình đẳng, tự thỏa thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể hiện nguyên tắc 
bình đẳng, tự thỏa thuận của các chủ thể, không được quan hệ theo quan hệ hành 
chính, mệnh lệnh.
Thể hiện bằng sơ đồ:
 Quy định Phù hợp Thúc đẩy kinh tế phát triển 
 Pháp luật Kinh tế
 Tác động Không phù hợp Kìm hãm kinh tế phát triển
Nội dung giảng:
 - Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, sự thay đổi các 
 quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung 
 của pháp luật;
 - Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng 
 tích cực hoặc tiêu cực. Nếu pháp luật có nội dung tiến bộ, được xây 
 dựng phù hợp với các quy luật kinh tế, phản ánh đúng trình độ phát 
 triển của kinh tế thì nó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, 
 kích thích kinh tế phát triển; Ngược lại, nếu pháp luật có nội dung lạc 
 hậu, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát 
 triển của kinh tế.
HS chỉ cần vẽ sơ đồ vào vở ghi bài.
Giáo viên lấy ví dụ minh họa, giúp HS nắm kỹ bài hơn. *Ví dụ 2: Bằng một bảng tóm tắt đơn giản có thể giúp học sinh nắm được nội
dung của một số quyền của công dân..
Bài 8- PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN. 
Tiết PPCT:24
I. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
 1. Quyền học tập của công dân:Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản.
 Cách thực hiện:
 GV chuẩn bị bảng hệ thống kiến thức từ trước.
 GV: Tổ chức học sinh thảo luận nhóm. Hướng dẫn HS sử dụng tài liệu tham 
khảo trong quá trình thảo luận.
 Chia lớp thành 4 nhóm. Nội dung thảo luận:
 Nhóm 1: Em hiểu thế nào là quyền học không hạn chế? Văn bản pháp luật nào 
quy định quyền này đối với mọi công dân?
 Nhóm 2: Em hiểu thế nào là quyền học bất cứ ngành nghề nào? Văn bản pháp 
luật nào quy định quyền này đối với mọi công dân?
 Nhóm 3: Em hiểu thế nào là quyền học thường xuyên, học suốt đời ? Văn bản 
pháp luật nào quy định quyền này đối với mọi công dân?
 Nhóm 4: Em hiểu thế nào là quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập? Văn 
bản pháp luật nào quy định quyền này đối với mọi công dân?
Sau khi HS trình bày, GV nhận xét, sử dụng sơ đồ kết luận.
 QUYỀN HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN
 Nội dung Biểu hiện Văn bản pháp luật
 Mọi Học không hạn chế. Học từ mầm non đến tiểu Điều 36 Hiến pháp
 công học, đến trung học, đến cao 1992- sửa đổi;
 dân đều đẳng, đại học, cao học
 có
 quyền
 Học bất cứ ngành Có thể học ngành kỹ thuât, Điêù 59 Hiến pháp
 nghề nào. ngành y, ngành luật; hoặc 1992- sửa đổi; Chương
 học nghề, trung cấp chuyên II. Luật giáo dục
 nghiệp 2005.Quy định
 về hệ thống giáo dục
 quốc dân. Nhóm 
 Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
2:
 Thi hành 
 pháp luật
Nhóm 
 Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
3:
 Tuân thủ 
 pháp luật
Nhóm 
 Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
4:
 Áp dụng 
 pháp luật
Sau khi bổ sung, nhận xét phần thảo luận của các nhóm, GV khái quát lại bằng sơ 
đồ:
 CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
 Hình thức Chủ thể thực hiện Cách thực hiện Ví dụ
 Sử dụng pháp luật Cá nhân, tổ chức Thực hiện quyền, làm Anh An tham gia 
 những gì mà pháp luật bầu cử.
 cho phép
 Thi hành pháp Cá nhân, tổ chức Thực hiện nghĩa vụ, chủ Doanh nghiệp X nộp
 luật: động làm những gì mà thuế.
 pháp luật quy định phải
 làm.
 Tuân thủ pháp Cá nhân, tổ chức kiềm chế không làm Ban Lan không đi xe 
 luật: những điều mà pháp luật máy đến trường.
 cấm.
 Áp dụng pháp Cơ quan, công chức Căn cứ vào pháp luật để CSGT ra quyết định 
 luật: nhà nước có thẩm ra các quyết định làm phát xử phạt B vì đã 
 quyền sinh, thay đổi hoặc chấm không đội mũ bảo 
 dứt việc thực hiện các hiểm khi ngồi trên
 quyền, nghiã vụ cụ thể xe mô tô.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hinh_anh_truc_quan_don_gian_tr.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài Giáo dục công d.pdf