Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

docx 52 trang sk12 14/09/2024 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 
QUỲNH LƯU – NGHỆ AN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 Môn: Lịch Sử
 Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền
 Tổ bộ môn: Sử - Địa – GDCD - TDQP
 Năm thực hiện: 2021 – 2022
 Số điện thoại: 0942120486
 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng dạy: 
 “Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
 Trong giáo dục phổ thông hiện nay, các môn xã hội nói chung và môn Lịch sử 
nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân 
cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Do vậy, dạy học lịch sử không chỉ giúp 
học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành 
ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.
 Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng 
ở trường học từ trước đến nay vẫn còn nặng nề về nội dung, lý thuyết, thường chỉ 
đề cập đến việc mô tả, thống kê các sự kiện; phương pháp truyền đạt chưa thực sự 
đổi mới, hấp dẫn, thiếu tính liên hệ, các tư liệu, hình ảnh minh họa chưa thực sự 
sống động, các hoạt động trải nghiệm thực tế còn ít. Vì thế, đa phần học sinh phổ 
thông không chú ý đến lịch sử, hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của địa 
phương nơi mình đang sinh sống còn rất hạn chế.
 Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa – 
Thể thao và Du lịch ban hành Công văn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-
BVHTTDL để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc “Sử dụng di sản văn hóa trong 
dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”. Theo đó, vai trò của di tích lịch sử 
- văn hóa trong dạy học đã được khẳng định và chú trọng.
 Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, việc sử dụng di tích lịch sử - văn 
hóa trong tổ chức dạy học bộ môn lịch sử cần có những thay đổi. Đó là việc đổi 
mới phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực. 
Việc dạy học lịch sử bằng hệ thống di tích lịch sử - văn hóa là một nội dung của 
việc dạy học khám phá, dạy học bằng việc trao quyền chủ động cho học sinh. Các 
em sẽ là người tự tìm tòi, khám phá, làm sáng tỏ các sự kiện liên quan đến các sự 
kiện lịch sử dân tộc, địa phương trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng 
di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương sẽ góp phần phát huy 
năng lực học sinh, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, góp phần hoàn thiện 
nhân cách cho các em học sinh.
 Quỳnh Lưu – Nghệ An từ xưa đến nay không chỉ được biết đến là mảnh đất 
trọng yếu, có vị trí chiến lược liên quan đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc, mà 
còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa 
phong phú và đa dạng. Di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương Quỳnh Lưu đóng 
vai trò là nguồn tư liệu, phương tiện trực quan vô giá trong dạy học lịch sử. Việc 
sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương Quỳnh Lưu vào dạy học lịch sử 
nói chung và lịch sử địa phương nói riêng không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh 
 3 Vai trò, ý nghĩa và thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong 
giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT.
 Giới thiệu khái quát các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Quỳnh Lưu, các 
hình thức sử dụng di tích lịch sử - văn hóa ở Quỳnh Lưu, các biện pháp, hình thức 
giảng dạy tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử 
địa phương.
 1.6. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu SGK, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ 
năng lịch sử lớp 12, tài liệu về lịch sử Quỳnh Lưu, lịch sử Đảng bộ Quỳnh Lưu, tài 
liệu về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng để rút 
ra những kết luận khái quát và đề xuất một số biện pháp sư phạm.
 - Phương pháp khảo sát: Thăm dò ý kiến đổi mới phương pháp dạy của giáo 
viên, ý kiến tiếp thu bài của học sinh, khảo sát những mong muốn của học sinh. Từ 
đó tổng kết, đánh giá để đưa ra các hình thức dạy học phù hợp.
 5 Dạy và học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và 
con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền 
thống...trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc thêm 
lịch sử dân tộc.
 Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng, phong phú, 
sinh động, là cơ sở cho học sinh hiểu được những biểu tượng lịch sử và các khái 
niệm, các sự kiện, hiện tượng được đúc kết ở các bài.
 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong giảng 
dạy Lịch sử địa phương ở trường THPT
 Công văn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 
năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch 
ban hành về việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, 
trung tâm GDTX” đã chỉ rõ vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong dạy học ở 
trường phổ thông, trung tâm GDTX: Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ 
gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; Rèn luyện tính chủ động, tích cực, 
sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; Góp phần nâng cao chất 
lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học 
sinh". Như vậy, việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử nói 
chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa vô 
cùng to lớn.
 Việc sử dụng di tích lích sử - văn hóa trong dạy học lịch sử nói chung và dạy 
học lịch sử địa phương nói riêng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu 
quê hương, lòng kính yêu, khâm phục, biết ơn, tự hào về các anh hùng dân tộc.
 Giáo dục cho học sinh tính chân, thiện, mĩ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo 
đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh phát huy năng lực hoạt 
động tư duy độc lập cho học sinh, rèn luyện kỹ năng quan sát, đánh giá, phân tích 
và rút ra kết luận, tạo ra được hứng thú học tập cho các em
 Giáo dục cho học sinh biết tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa. Qua 
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nội dung lịch sử, văn hóa hàm chứa trong mỗi di 
tích lịch sử - văn hóa sẽ giúp các em biết quý trọng và ý thức bảo vệ di tích lịch sử 
- văn hóa từ những việc nhỏ, như giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và trồng cây xanh đến 
việc sưu tầm di vật, tài liệu về di tích lịch sử - văn hóa Qua đó, góp phần bảo vệ, 
tôn tạo cảnh quan di tích lịch sử - văn hóa ngày càng sạch đẹp, nghiêm trang.
 Giúp học sinh có phương tiện để nhận thức các sự kiện trong quá khứ, tạo 
được biểu tượng cụ thể, chính xác, sinh động về các sự kiện, nhân vật lịch sử, góp 
phần khắc phục tình trạng "hiện đại hóa lịch sử".
 Góp phần bổ sung những tri thức mà học sinh đã tiếp thu ở phần lịch sử dân 
tộc (lịch sử Việt Nam), rút ra được những kết luận khái quát, phát hiện quy luật 
vận động, phát triển của lịch sử.
 7 2.2.2. Thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học 
lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay
 Những năm gần đây, trên cơ sở công văn chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ giáo 
dục, nhiều sở giáo dục và đào tạo đã có những chỉ đạo sát sao về vấn đề sử dụng di 
tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT, nhiều công 
trình nghiên cứu về lịch sử địa phương được biên soạn, nhiều buổi học chuyên đề, 
trao đổi kinh nghiệm về hình thức, phương pháp dạy học lịch sử thông qua di sản 
văn hóa, di tích lịch sử, danh nhân đã được tiến hành. Việc giảng dạy lịch sử, 
đặc biệt là tiết lịch sử địa phương ở các trường trung học phổ thông đã có nhiều 
thay đổi. Tuy nhiên, việc khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch 
sử địa phương vẫn còn nhiều hạn chế.
 Thứ nhất, việc dạy và học lịch sử địa phương chỉ mới dừng ở mức như một 
môn học ngoại khóa, mang tính chất giới thiệu, khái quát chứ chưa được chú 
trọng.Việc xếp thời gian để học các nội dung liên quan đến đưa di tích lịch sử - văn 
hóa vào nhà trường là cực kỳ khó khăn về mặt thời gian. Do đó, đối với các trường 
thật sự có tâm huyết, các giáo viên sẽ phải linh hoạt về thời khóa biểu, bố trí dạy 
bù... 
 Thứ hai, nội dung giáo dục di tích lịch sử - văn hóa mà giáo viên giảng dạy 
cho học sinh chưa có tính liên hệ thực tiễn, thường chỉ dừng lại ở vai trò, ý nghĩa 
và giá trị của di tích lịch sử - văn hóa. Nhưng trên thực tế, các di tích lịch sử - văn 
hóa hiện nay hầu như đã xuống cấp trầm trọng, cần được bảo vệ, thì việc giáo dục 
ý thức, trách nhiệm bảo tồn vẫn chưa được giáo viên quan tâm thỏa đáng và truyền 
thụ sâu sắc cho học sinh.
 Thứ ba, phương pháp giáo viên sử dụng trong giáo dục di tích lịch sử - văn 
hóa chủ yếu là phương pháp truyền thống, các phương pháp có tác động đến nhận 
thức của học sinh còn ít được sử dụng thậm chí ít được áp dụng vì cho rằng không 
có kinh phí và thiếu thời gian.
 Thứ tư, hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương chưa đa dạng. Theo 
thống kê sơ bộ thì chủ yếu được tổ chức trên lớp, việc dạy học tại di tích lịch sử - 
văn hóa, hoặc tổ chức ngoại khóa lịch sử địa phương, ứng dụng công nghệ thông 
tin chưa được quan tâm thỏa đáng.
 Thứ năm, kinh phí để sử dụng cho hoạt động tham quan trải nghiệm cũng hạn 
chế, nhiều phụ huynh ngại yếu tố an toàn cho con em nên mỗi lần tổ chức gặp phải 
khá nhiều khó khăn trong công tác vận động. Chính vì vậy, hoạt động tham quan, 
trải nghiệm tại các di tích lịch sử chủ yếu chỉ diễn ra ở những trường nằm ở trung 
tâm, hoặc là gần các di tích. Còn những trường ở xa, vùng khó khăn hầu như 
không được tiến hành, hoặc tiến hành nhỏ giọt, không đồng bộ.
 Thứ sáu, trong giờ học lịch sử địa phương, giáo viên chủ yếu sử dụng tài liệu 
thành văn, các loại tài liệu khác như tài liệu đồ dùng trực quan, tài liệu truyền 
 9 + Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu, hướng dẫn học sinh 
khai thác các nguồn sử liệu, rèn luyện các thao tác nhận thức lịch sử, phát triển tư 
duy quan sát, tưởng tượng, miêu tả
 + Khai thác triệt để tính trực quan sinh động của các hiện vật, tranh ảnh duy 
trì hứng thú học tập của học sinh để bài học đạt hiệu quả cao nhất.
 + Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa ngoài việc minh họa kiến thức sách giáo 
khoa, cần tạo ra các dữ liệu, tổ chức cho học sinh các hoạt động tìm kiếm, phát 
hiện tri thức lịch sử mới cho học sinh.
 + Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm tốt các bài tập thực hành bộ môn từ 
đơn giản đến phức tạp. Những học sinh khá giỏi tập dượt các công việc của nhà 
nghien cứu như sưu tầm, chỉnh lý tài liệu, hiện vật, lập hồ sơ di tích.
 2.3.2. Di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Quỳnh Lưu được sử dụng để nâng 
cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 
4
 Huyện Quỳnh Lưu hiện có 26 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp tỉnh 
và cấp quốc gia.
 Để giảng dạy phần lịch sử địa phương lớp 12, các di tích lịch sử - văn hóa có 
thể sử dụng là:
 - Di tích đền thờ nguyên tổ họ Hồ 
 Trang Bào Đột là tên gọi cổ xưa của vùng đất thuộc xã Quỳnh Lâm và Ngọc 
Sơn (Quỳnh Lưu) bây giờ, nơi ông tổ họ Hồ Việt Nam đầu tiên đặt chân đến khai 
cơ lập ấp. Đền thờ nguyên Tổ họ Hồ hiện nay nằm trên địa phận xã Ngọc Sơn, 
khởi công tôn tạo khoảng 10 năm nhưng đã có tới hàng trăm năm lịch sử.
 Theo sử sách ghi lại, Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam là Trạng nguyên Hồ 
Hưng Dật, thời vua Hậu Hán Ẩn Đế (948 - 951). Hồ Hưng Dật sang làm thái thú 
Châu Diễn mấy năm thì xảy ra loạn 12 sứ quân, ông đến hương Bào Đột (nay 
thuộc địa phận 2 xã Ngọc Sơn và Quỳnh Lâm) lập nghiệp. Sau khi thôi quan, ông 
lui về chiêu dân lập ấp, làm trại chủ tại hương Bào Đột, được nhân dân tôn làm 
Thần Thành Hoàng, và cũng là nguyên tổ họ Hồ duy nhất ở nước ta.
 Đến thời nhà Hồ, vua Hồ Quý Ly sau khi lên làm vua được một năm thì 
nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, rồi làm Thái thượng hoàng cùng coi việc 
nước. Năm Quý Mùi (1403), niên hiệu khai đại thứ nhất, vua Hồ Hán Thương theo 
lệnh vua cha Hồ Quý Ly về Ngũ Bàu “Dựng miếu thờ ở làng Bàu Đột phủ Linh 
Nguyên, để thờ cúng tổ tiên”.
 Đền thờ nằm trên đồi Thượng Đọt, tựa lưng vào hòn Rồng, bên trái là núi 
Ngọc, bên phải là hòn Rết. Cả 3 hòn này đều nằm trên dãy núi Y Sảo, gọi là thế 
“long ngai”. Đền làm theo kiểu nội công ngoại quốc, có cửa tam quan, một sân 
rộng là đến tòa chính điện 5 gian. Sau tòa chính diện là 1 sân nhỏ, 2 bên có tả vu, 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_di_tich_lich_su_van_hoa_tren_d.docx