Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc - Hiểu văn bản văn học, chương trình Ngữ văn lớp 12

docx 20 trang sk12 19/01/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc - Hiểu văn bản văn học, chương trình Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc - Hiểu văn bản văn học, chương trình Ngữ văn lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc - Hiểu văn bản văn học, chương trình Ngữ văn lớp 12
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÂU HỎI NÊU VẤN 
 ĐỀ TRONG GIỜ ĐỌC- HIỂU 
VĂN BẢN VĂN HỌC, CHƯƠNG 
 TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 cầu học sinh phải dùng tri thức đã biết để tìm tòi phát hiện tri thức mới hoặc 
phải tổng hợp, bao quát tri thức trên nhiều lĩnh vực, phải trăn trở suy ngẫm 
để mở rộng, xoáy sâu vấn đề hoặc vận dụng, liên hệ VBVH vào thực tế xã 
hội, thực tiễn đời sống lại càng khiêm tốn. Nói chung, việc sử dụng CHNVĐ 
trong giờ đọc- hiểu VBVH ở đơn vị tôi công tác chưa đạt hiệu quả cao.
 Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn làm cho học sinh chủ động, 
tích cực hơn; làm cho giờ dạy –học đọc hiểu VBVH sôi nổi, hào hứng và 
phát huy tốt hơn ưu thế của loại giờ học này nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học môn Ngữ Văn, tôi đã tích cực sử dụng CHNVĐ trong giờ 
đọc- hiểu VBVH và nhận thấy đây là hướng đi rất khả quan.
 II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận của đề tài
 1.1. Quan niệm về văn bản văn học
 VBVH là văn bản nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ. Ngoài 
những đặc điểm chung của văn bản, VBVH có các đặc điểm riêng. Ngôn từ 
của VBVH được lựa chọn, tổ chức ổn định, chặt chẽ, không thể thay đổi; 
ngôn từ mang tính đa nghĩa, giàu sức gợi. Hình tượng trong VBVH được tạo 
nên bởi nghĩa của câu, của từ, của đoạn và là sản phẩm của trí tưởng tưởng, 
không bị giới hạn bởi không thời gian và các hiện tượng của thực tại bên 
ngoài. VBVH có nghĩa và ý nghĩa. Nghĩa của VBVH có tính chất đặc thù 
của loại hình văn bản nghệ thuật. Ý nghĩa của VBVH nảy sinh trong các 
quan hệ ngữ cảnh khác nhau tùy theo quan hệ với người viết, người đọc. 
VBVH thể hiện cá tính sáng tạo của người viết ở cách nhìn, cách cảm, cách 
diễn đạt hiện thực đời sống.
 1.2. Quan niệm về đọc- hiểu VBVH
 Đọc- hiểu VBVH là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu về phương 
pháp dạy- học Văn quan tâm như GS Phan Trọng Luận, TS Đỗ Ngọc Thống, 
GS-TS Đỗ Thanh Hùng, GS-TS Trần Đình Sử, Theo TS Đỗ Ngọc Thống, 
“Đọc-hiểu văn bản bao gồm cả việc thông hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa 
hàm ẩn cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các hính thức, biện pháp 
nghệ thuật ngôn từ, cái thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết 
và cả những giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Đọc văn theo tinh thần 
đó là toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã văn bản(kể cả việc hiểu và cảm 
thụ)” (Đỗ Ngọc Thống, 2003, “Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình 
thành năng lực văn học cho học sinh”, Tạp chí giáo dục số 66, trang 26-28).
 GS-TS Trần Đình Sử khi chia việc đọc văn thành các khâu đọc thông, 
đọc thuộc, đọc kỹ, đọc sâu, đọc hiểu, đọc sáng tạo và đọc sử dụng đã khẳng 
định: “Trong các khâu đó, đọc- hiểu là khâu cơ bản nhất” (Trần Đình Sử, 
2004, “Đọc- hiểu văn bản- một khâu đột phá trong việc dạy học văn hiện 
nay”, Tạp chí giáo dục số 102, trang 16-18).
 Như vậy, đọc hiểu là thang độ cao của việc đọc văn bản, đọc- hiểu 
chính là tìm ra ý nghĩa của một thông điệp được tổ chức bằng một hệ thống CHNVĐ. Sách giáo khoa (SGK)và các tư liệu tham khảo liên quan là những 
nguồn khá gần gũi với giáo viên.
 Với nguồn là SGK, giáo viên có thể sử dụng nguyên si những câu hỏi 
sẵn có trong phần hướng dẫn học bài hoặc xử lý những CHNVĐ của phần 
hướng dẫn học bài bằng cách cụ thể hóa và điều chỉnh yêu cầu của các câu 
hỏi theo hướng vừa bán sát mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng học 
sinh của mình để đưa vào sử dụng.
 Trong SGK Ngữ Văn 12 (Văn học Việt Nam), nhiều câu hỏi hướng 
dẫn học bài Giáo viên có thể sử dụng ngay mà không cần phải gia công xử lý 
như câu 2 (tr.122), câu 4 (tr.123)- Đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa 
Điềm; câu 3 (tr.203)- đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ 
Ngọc Tường; câu 2, câu 3 (tr. 33)- Văn bản Vợ Nhặt của Kim Lân; toàn bộ 
các câu hỏi hướng dẫn học bài trong đoạn trích Những đứa con trong gia 
đình của Nguyễn Thi, văn bản Đàn ghita của Lorca, tác giả Thanh Thảo và 
văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
 Với nhiều VBVH khác (Văn học Việt Nam), CHNVĐ của phần 
hướng dẫn học bài trong SGK thường đặt ra những vấn đề quá lớn, có tính 
khái quát, tổng hợp cao mà hầu hết các học sinh của chúng tôi không dễ tìm 
ra câu trả lời. Trong trường hợp này, giáo viên phải sử dụng hệ thống 
CHNVĐ có tính dẫn dắt, gợi mở để các em tìm hiểu từng khía cạnh cụ thể 
của vấn đề được nêu, sau đó tổng hợp lại dưới dạng câu trả lời khái quát. Ví 
dụ, để học sinh trả lời được câu hỏi “Số phận và tính cách nhân vật Mỵ qua 
cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đọa đày tủi cực ở nhà thống 
lý Pá Tra; diễn biến tâm trạng và hành động” (Hướng dẫn học bài- văn bản 
Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài), giáo viên nên thiết kế các CHNVĐ nhỏ 
hơn, cụ thể hơn, hướng các em đến việc phân tích nhân vật trên những 
phương diện khác nhau (Trước khi bị bắt về làm dâu nhà Thống lý Pá Tra, 
Mị là cô gái như thế nào? Vì sao Mị phải làm con dâu gạt nợ? Khi trở thành 
con dâu gạt nợ, Mị bị đày đọa như thế nào về thể xác và tinh thần? Phản 
ứng của Mỵ trước cuộc sống tủi nhục đó? Trong đêm tình mùa xuân, tâm 
trạng Mị có sự thay đổi như thế nào? Những yếu tố nào đã tác động và làm 
nên sự thay đổi đó? Qua đó, em cảm nhận thêm được điều gì về nhân vật 
Mỵ? Trong đêm cởi trói cho A Phủ, tâm lý Mị diễn biến như thế nào? Vì sao 
Mỵ cởi trói và chạy theo A Phủ? Qua đó hãy đưa ra nhận xét của riêng em 
về cuộc đời, số phận và những đặc điểm nổi bật về con người Mỵ?,)
 Tương tự, để học sinh trả lời câu hỏi “Anh/chị cảm nhận được ý nghĩa 
gì của truyện ngắn qua nhan đề tác phẩm, đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu 
dưới tầm đại bác, hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm 
mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm” (Hướng 
dẫn học bài- văn bản Rừng xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành), giáo viên 
phải sử dụng hệ thống CHNVĐ để dẫn dắt các em tìm hiểu về hình tượng xà 
nu trong văn bản từ mật độ xuất hiện, đặc điểm sinh học của loại cây này 
đến ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng của xà nu qua cách miêu tả chiếu ứng giữa cây 
và người,... khó của câu hỏi và khả năng của từng đối tượng học sinh, nên ưu tiên cho 
học sinh khá giỏi trả lời những câu hỏi dạng này. Khi sử dụng CHNVĐ, bản 
thân giáo viên cũng luôn phải lường trước những cách lý giải khác nhau mà 
học sinh có thể nêu ra để có sự “chèo lái” hợp lý nhằm đạt mục tiêu giờ học. 
Nếu không linh hoạt trong các khâu này, chẳng những không làm rõ được 
bản chất của vấn đề mà còn làm cho mọi chuyện trở nên phức tạp, không khí 
giờ học bị ảnh hưởng,
 b) Dạng câu hỏi “như thế nào?”
 Đây là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh nêu cảm nhận, quan niệm, suy 
nghĩ, nhận thức, hiểu biết, ý kiến cá nhân về VBVH được đọc- hiểu. Đối với 
các giờ đọc hiểu VBVH, do đặc thù của môn Ngữ Văn, do đặc điểm riêng có 
của các văn bản nghệ thuật nên giáo viên cần sử dụng triệt để dạng câu hỏi 
này để tạo điều kiện cho học sinh thể hiện cảm nhận, suy nghĩ của riêng 
mình. Cùng với câu hỏi Vì sao, câu hỏi yêu cầu học sinh nêu ý kiến cá nhân 
về VBVH được đọc- hiểu cũng là dạng câu hỏi mở có tác dụng thiết thực đối 
với giờ đọc- hiểu VBVH. Trong thực tiễn tổ chức các giờ đọc- hiểu VBVH, 
chúng tôi thường xuyên sử dụng dạng câu hỏi này theo hai hướng sau:
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nêu quan niệm cá nhân xuất phát từ bản 
thân VBVH được đọc- hiểu. Cụ thể là giáo viên sẽ thiết kế và sử dụng những 
câu hỏi để học sinh được bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các yếu tố thuộc 
nội dung và hình thức nghệ thuật của VBVH được đọc- hiểu. Dạng câu hỏi 
này có thể được sử dụng thường xuyên trong giờ đọc- hiểu, với hầu hết các 
VBVH khác nhau.
 - Ví dụ: Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ “Những đường Việt 
Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung/ Quân đi điệp diệp trùng 
trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan/ dân công đó đuộc từng đoàn/ 
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” (Việt Bắc- Tố Hữu).
 - Cảm nhận của em về hình tượng Cây xà nu dưới ngòi bút miêu tả 
của nhà văn Nguyễn Trung Thành?
 - Ấn tượng sâu sắc nhất của em nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu”?
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nêu quan điểm cá nhân xuất phát từ 
những ý kiến thuận chiều hoặc ngược chiều về VBVH được đọc- hiểu. 
VBVH có tính đa nghĩa. Việc tiếp nhận VBVH phụ thuộc vào rất nhiều yếu 
tố như tuổi tác, giới tính, vốn văn hóa, kinh nghiệm sống, trình độ học vấn, 
tầm đón nhận của người đọc, Điều đó giải thích vì sao cùng một câu thơ, 
cùng một VBVH nhưng có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau, 
thậm chí trái ngược nhau. Chính vì thế, khi tổ chức giờ đọc- hiểu cho học 
sinh, người giáo viên không thể không yêu cầu học sinh nêu quan điểm cá 
nhân xuất phát từ những ý kiến thuận chiều hoặc ngược chiều về VBVH 
được đọc- hiểu. Việc làm này có tác dụng mở rộng, khắc sâu kiến thức cho 
học sinh hoặc định hướng để học sinh hiểu và tiếp nhận VBVH một cách 
phù hợp. Để thiết kế và đưa vào sử dụng những câu hỏi này, giáo viên Văn 
phải tích cực nghiên cứu về VBVH được đọc- hiểu; tìm hiểu các nguồn tài Tương tự như thế, chúng ta có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề cho hoàn cảnh ra 
đời của văn bản văn học Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân để học 
sinh hiểu sâu thêm cảm hứng ca ngợi con người lao động trong tác phẩm 
này; đặt CHNVĐ cho hoàn cảnh ra đời của Chiếc thuyền ngoài xa để củng 
cố thêm kiến thức về đặc điểm lịch sử, xu hướng nghệ thuật chung của văn 
học sau 1975 và bước đầu định hướng về sự đổi mới của ngòi bút Nguyễn 
Minh Châu,
 - Ví dụ: “Tây Tiến” được viết vào cuối năm 1948. Mốc thời gian đó 
gợi nhắc cho em điều gì về bối cảnh lịch sử- xã hội của nước ta? Theo em, 
bối cảnh đó có ảnh hưởng như thế nào đến cảm hứng bài thơ?
 Dự kiến trả lời: Bài thơ được viết trong giai đoạn đầu của cuộc kháng 
chiến chống Pháp đầy gian khổ, hào hùng mà tinh thần chung của tuổi trẻ là 
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Bối cảnh đó góp phần tạo nên cảm hứng 
lãng mạn bi tráng cho bài thơ
 - “Đất nước” được trích từ phần đầu chương V trong trường ca “Mặt 
đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Theo em, vì sao đoạn trích này 
lại được chọn học?
 Dự kiến trả lời: Đây là đoạn thơ hay về đề tài Đất nước trong thơ Việt 
Nam hiên đại. Với quan niệm đất nước của nhân dân, “Đất nước là máu 
xương của mình, phải biết gắn bó và chia sẻ, phải biết hóa thân cho dáng 
hình xứ sở, làm nên đất nước muôn đời”, đoạn trích đã làm nổi bật, làm sâu 
sắc thêm giá trị tư tưởng của trường ca: sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng 
tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, 
xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống Mĩ.
 - “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào thời điểm nào? Nó thể hiện 
xu hướng nào của Văn học Việt Nam sau 1975? Nó giúp em biết thêm điều 
gì về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
 Dự kiến trả lời: Chiếc thuyền ngoài xa được hoàn thành năm 1983, là 
một trong những tác phẩm thể hiện xu hướng nghệ thuật của văn học thời kỳ 
đổi mới: Hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con 
người đời thường. Đồng thời cho thấy Nguyễn Minh Châu là một trong 
những ngòi bút có nhiều đổi mới, tìm tòi trong cách khám phá và thể hiện 
cuộc sống thời hậu chiến.
 b) Sử dụng CHNVĐ cho phần tìm hiểu về bố cục VBVH
 Trong SGK Ngữ Văn lớp 12, ngoài một số VBVH được phân chia bố 
cục sẵn bởi tác giả hoặc người biên soạn (Tây Tiến, Đất Nước của Nguyễn 
Khoa Điềm, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Rừng xà nu, Những đứa con trong 
gia đình,... ) vẫn có những VB mà người học phải phân chia bố cục phù hợp 
dựa trên những hiểu biết cơ bản về tác phẩm (Việt Bắc, Sóng, Đàn ghita của 
Lor-ca, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,... ). Việc phân chia bố cục VBVH trong 
giờ đọc- hiểu là cần thiết vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình tìm hiểu 
nội dung, nghệ thuật của VBVH. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua bước 
này. Câu hỏi sử dụng cho phần tìm hiểu về bố cục VBVH được đọc- hiểu

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cau_hoi_neu_van_de_trong_gio_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học, chương trình.pdf