Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Chuyên đề thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1973
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Chuyên đề thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1973", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Chuyên đề thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1973
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: SỬ DỤNG CÁCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO CHUYÊN ĐỀ THẮNG LỢI QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954-1973 Tác giả sáng kiến: Lương Thị Cúc Mã sáng kiến: 12.57. Vĩnh Phúc tháng 2 năm 2020 và nhớ sự kiện lịch sử như nguyên nhân diễn biến, ngày tháng, số liệu cụ thểcâu hỏi sẽ tập trung vào khả năng hiểu biết lịch sử của học sinh và thông qua những hiểu biết đó yêu cầu học sinh phát hiện những mối quan hệ của sự kiện lịch sử này với sự kiện lịch sử khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử đã học. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã tạo ra sự đột phá trong cách dạy của giáo viên, giáo viên sẽ xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp các em cũng có sự đột phá trong nhận thức. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới thi cử và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục tôi mạnh dạn chọn chuyên đề “Các chiến lược chiến tranh leo thang của đế quốc Mĩ ở Miền Nam Việt Nam (1954-1973) và những thắng lợi quân sự của ta làm phá sản các chiến lược chiến tranh đó.” II. Phạm vi và đối tượng của chuyên đề. Trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ nghiên cứu áp dụng cho việc dạy ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực học sinh thuộc giới hạn một chuyên đề phần lịch sử Việt Nam từ 1954-1973, trong năm học 2017-2018. III. Mục đích chuyên đề. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch Sử, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết, và những kỹ năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu về một chuyên đề lịch sử, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh trong học lịch sử. IV. Điểm mới trong chuyên đề. Đây là chuyên đề thường xuyên được chọn để thi THPT Quốc Gia (Đại học, cao đẳng cũ )cũng là mảng kiến thức quan trọng , trọng tâm về giai đoạn lịch sử kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, vì vậy chọn chuyên đề này nhằm nâng cao chất lượng học tập hướng các em vào vấn đề lịch sử trọng tâm, đáp ứng yêu cầu của các cuộc thi. V. Phương pháp dạy học sử dụng trong chuyên đề. - Lấy học sinh làm trung tâm,định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tự học, tự nghiên cứu. VI. Cấu trúc của chuyên đề. Gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, và Phần Kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ. I. Hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa sử dụng cho chuyên đề. 1. Chiến lược chiến tranh đơn Phương (1954-1960). 2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965 ) 3. Chiến lược chiến tranh Cục bộ (1965-1968). 4. Chiến lược chiến tranh Việt Nam hóa và Đông Dương hóa (1969-1973). II. Xây dựng bảng mô tả chung ma trận các yêu cầu cần đạt được ở bốn chiến lược chiến tranh và việc biên soạn câu hỏi, bài tập về kiểm tra, đánh giá,cũng như một số phương pháp để giải các dạng bài tập trong chuyên đề. 1. Bảng mô tả chung ma trận các mức yêu cầu cần đạt cho 4 chiến lược chiến tranh trong chuyên đề. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ( Vận dụng cao Nội dung ( mô tả yêu cầu ( mô tả yêu cầu mô tả yêu cầu ( mô tả yêu cầu cần đạt) cần đạt) cần đạt) cần đạt) 2 (1969- 1973 ) của chiến lược dân Miền Nam điểm của các Việt Nam hóa làm thất bại chiến chiến thắng của chiến tranh- lược đó.Chính quân và dân ta Đông dương hóa phủ cách mạng làm phá sản chiến tranh lâm thời Cộng chiến lược Việt - Nêu được hòa Miền Nam Nam hóa chiến những thắng lợi Việt Nam được tranh và Đông của quân dân ta thành lập,một số dương hóa chiến thắng lợi tiêu tranh của Mĩ. làm phá sản chiến biểu.. lược Việt nam hóa chiến tranh- đông dương hóa chiến tranh. 2. Các dạng câu hỏi bài tập đặc trưng của chuyên đề Giáo viên nêu ra các câu hỏi và bài tập vận dụng theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng để giúp học sinh củng cố và nắm chắc các kiến thức đã học. Sau mỗi câu hỏi và bài tập giáo viên nêu ra học sinh suy nghĩ lập dàn ý các ý cơ bản cần trình bày và đại diện trình bày. Giáo viên nhận xét và gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi bài tập. a. Câu hỏi ở mức độ nhận biết( 5 câu). Câu 1. Hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược chiến tranh đơn phương? Câu 2. Trình bày phong trào đấu tranh chống Mĩ- Diệm gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1960) ? Câu 3. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả- ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (Bến Tre) ? Câu 4. Nêu hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược chiến tranh đặc biệt ( 1961- 1965 ) ? Câu 5. Nêu những thắng lợi quân sự của ta ở miền nam là phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt ?( Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.) b. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu( 5 câu ) Câu 1: Tại sao nói Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) là hội nghị chuyển hướng sách lược đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai? Câu 2. Trong thời gian từ 1959- 1960 phong trào đấu tranh nào của quân dân miền Nam đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Tại sao khẳng định như vậy? Câu 3. Thắng lợi đầu tiên nào của cách mạng miền Nam ( 1954- 1960 ) chứng tỏ ý Đảng lòng dân gặp nhau? Câu 4. Trình bày 1 phong trào đấu tranh của quân dân miền nam chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ, mở ra thời kì khủng hoảng triền miên? Câu 5. Thắng lợi nào của quân dân miền nam đã buộc Mĩ phải chuyển từ hình thức thực dân mới sang chế độ xâm lược thực dân mới? c. Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp Câu 1. Dựa vào các chiến lược chiến tranh của Mĩ anh (chị) tìm những điểm chung giống nhau giữa các chiến lược đó? Tại sao lại giống nhau? ( Những điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam từ 1961-1973?) 4 - Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Tháng 7 - 1954, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. * Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam *Diễn biến - Mở đầu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tháng 8 - 1954 với những cuộc mít tinh, hội họp và đưa ra yêu cầu đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. - Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng tới các thành phố khác và các vùng nông thôn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành nên mặt trận chống Mĩ - Diệm. - Phong trào từ đấu tranh chính trị hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. * Kết quả, ý nghĩa: cách mạng miền Nam tuy gặp tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được duy trì 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) * Hoàn cảnh lịch sử - Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật (5 – 1957), ra Luật 10/59 Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. - Cách mạng miền Nam tuy gặp phải khó khăn, tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. - Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. * Diễn biến: - Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương như ở Vĩnh Thạch (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. - Ngày 17 - 1 - 1960, cuộc “Đồng khởi” diễn ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó, nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền địch - Từ giữa năm 1960, “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số vùng miền Trung Trung Bộ. 6 Phương pháp ôn tập sẽ giúp học sinh sẽ làm quen với những cách hỏi về một phần kiến thức như trong đề thi Đại học. Phương pháp sẽ hướng dẫn học sinh cách thức trả lời một câu hỏi khi thi. a. Cách thức tiến hành - Trước hết yêu cầu học sinh tìm hiểu những dạng câu hỏi về phần lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 từ nguồn sách giáo khoa (bao gồm sách cơ bản và nâng cao), đề thi Đại học - Cao đẳng các năm, các tài liệu tham khảo, các đề thi thử trên mạng Internet - Giáo viên tập hợp, hệ thống lại các câu hỏi và đưa ra các dạng câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu rồi đến vận dụng thấp,cao. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh tìm nội dung kiến thức đã học để trả lời cho câu hỏi và hướng dẫn cách trả lời cụ thể. - Ví dụ: Với dạng câu hỏi nhận biết GV có thể đưa ra một hệ thống theo cấu trúc bài học như Câu 1. Hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược chiến tranh đơn phương? Câu 2. Trình bày phong trào đấu tranh chống Mĩ- Diệm gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1960) ? Câu 3. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả- ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (Bến Tre) ? Câu 4. Nêu hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược chiến tranh đặc biệt ( 1961- 1965 ) ? Câu 5. Nêu những thắng lợi quân sự của ta ở miền nam là phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt ?( Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.) Câu 6. Nêu hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ ( 1965- 1968 ) ? Sau đó giáo yêu cầu học sinh tìm nội dung kiến thức đã học để trả lời cho câu hỏi và hướng dẫn cách trả lời cụ thể một vài câu làm mẫu cho các em Hướng dẫn trả lời Câu 1. Hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược chiến tranh đơn phương? a/Hoàn cảnh: Sau khi Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Mùng 7/11/1954, Mĩ cứ tưởng Cô Lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tấn công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á. Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài gia đình trị ở Miền Nam và ra sức chống phá cách mạng ở miền Nam. Giữa năm 1954, Diệm lập ra Đảng cần lao nhân vị làm Đảng cầm quyền. Cuối năm 1954, thành lập “ Phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu “ Chống cộng, đả thực, bài phong”. b/ Âm mưu: “Tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam” biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tấn công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng Cách Mạng XHCN ở Đông Nam Á. c/ Thủ đoạn: Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/ 1959 ra đạo luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam giết hại nhiều người vô tội. - Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điều khu trù mật để kìm kẹp nhân dân tách nhân dân ra khỏi cách mạng. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cach_day_hoc_theo_dinh_huong_p.doc