Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn Địa lý lớp 12

pdf 70 trang sk12 15/04/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn Địa lý lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn Địa lý lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn Địa lý lớp 12
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài. 
 Địa lý vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngày 
theo sự phát triển của xã hội vì vậy kiến thức địa lý trở nên gần gũi và có vai trò quan 
trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng, một bộ phận không 
nhỏ học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn, nhiều phụ huynh coi nhẹ tầm quan 
trọng của môn địa lý. Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụ huynh có cái nhìn 
đúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Việc thay đổi sách giáo khoa 
theo hướng hiện đại, tích hợp liên môn thôi là chưa đủ mà điều quan trọng là cần phải 
đổi mới người thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khám 
phá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng 
dạy tích cực và hữu ích. 
 Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó 
chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận 
thức - người học. Việc tiếp nhận và hình thành kiến thức kỹ năng lại phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố chủ quan của người học như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết 
tâm... tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác 
động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của học sinh; quá 
trình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ thuộc vào tác động của người 
giáo viên đứng lớp. Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự 
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên 
phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến 
thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của 
khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em 
chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo 
dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học 
sinh sau mỗi tiết học. 
 Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan”. Một sự khởi đầu thú vị, hấp 
dẫn sẽ phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban đầu tạo hứng thú cho những hoạt động kế tiếp. 
Trong dạy học cũng vậy, một tiết học hạnh phúc trước hết phải có sự khởi đầu thú vị, 
điều này sẽ tạo ra không khí sôi nổi, tích cực, truyền cảm hứng và nguồn năng lượng 
tích cực cho học sinh trong suốt tiết học. Tạo nên sự hiểu biết thân thiện giữa giáo viên 
với học sinh, giữa các học sinh với nhau; thu hút học sinh vào việc học chủ động lĩnh 
hội kiến thức, muốn tìm tòi và muốn khám phá. 
 Mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" bắt 
đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộng 
trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp khi người đứng đầu ngành giáo dục phát 
động phong trào "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà 
giáo vì một môi trường hạnh phúc" (ngày 22/4/2019) nhằm lan tỏa những giá trị: Yêu 
thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường. Làm thế nào để học sinh được hạnh 
phúc là trăn trở của nhiều nhà quản lý giáo dục, chuyên gia tâm lý, các nhà giáo. Trên 
thực tế, với học sinh, hạnh phúc mỗi ngày đến trường đôi khi thật giản dị. 
 1 
 Phương pháp, kĩ thuật dạy học mà đề tài sử dụng sẽ tạo những tình huống có vấn 
đề, học sinh được trực tiếp tham gia, khám phá, kích thích các em tích cực và chủ động 
trong việc lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không miễn cưỡng, gò bó. 
 Mục đích hướng tới của đề tài là: Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ 
thuật dạy học tích cực trong những phút đầu của tiết học để kết nối cảm xúc, phá tảng 
băng ngăn cách Thầy- Trò. Học sinh được học tập, được vui chơi, được chia sẽ, được 
thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. 
 Tiết học hạnh phúc sẽ giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các 
trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi tiết học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học 
đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
+ Nghiên cứu các sách về phương pháp dạy học; nghiên cứu các văn bản, quy định, 
hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của 
học sinh. 
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở 
lý thuyết và nội dung của đề tài. 
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
+ Dùng phiếu điều tra, khảo sát; So sánh, phân tích thực trạng. 
+ Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp bổ trợ. 
+ Phương pháp toán thống kê toán học, xử lý số liệu. 
6. Những đóng góp của đề tài. 
- Về lý luận 
 Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học 
tích cực vào phần khởi động trong dạy học Địa lý THPT lớp 12 
- Về thực tiễn 
 Khảo sát, phân tích, đánh giá khái quát thực trạng về nhận thức của GV và HS về 
áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động để xây dựng 
tiết học hạnh phúc. 
 3 
 Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được 
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 
 Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội 
tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là học sinh trở thành trung tâm của 
quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động 
dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo 
của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, 
thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học 
không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả 
của việc dạy sẽ rất hạn chế. Do đó, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì việc 
dạy học theo những phương pháp dạy, kĩ thuật học tích cực là vấn đề thật cần thiết. Có 
nhiều phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong các giờ dạy học ở trường 
THPT như phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí 
tình huống, trò chơi, phương pháp dự án, phương pháp giải quyết vấn đềNgoài các 
phương pháp trên, đối với môn địa lí còn có các phương pháp đặc thù bộ môn như: 
phương pháp trực quan, phương pháp thực địa, phương pháp hình thành biểu tượng địa 
lí, phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả... 
1.2.2. Phương pháp trò chơi. 
 Là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu 
về một vấn đề nào đó thông qua chơi trò chơi. Và phương pháp này thuộc danh 
sách các phương pháp dạy học mới giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề 
của học sinh. 
 Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ 
chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng 
cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. 
 Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương 
pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 
1.2.3. Phương pháp đóng vai. 
 Đóng vai là phương pháp trong đó HS đóng các vai khác nhau, thể hiện các sự 
vật hiện tượng địa lí trong quan hệ của chúng, từ đó nắm được kiến thức bài học. 
 Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập 
trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần 
chính của phương pháp này, mà quan trọng hơn là thảo luận sau phần diễn. 
1.2.4. Kỹ thuật dạy học tích cực. 
 Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và 
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình 
dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có 
những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy 
học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển 
 5 
1.2.4.5. Kĩ thuật KWL. 
 KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học 
hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết 
về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học 
sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề 
này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc 
hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin 
này sẽ được ghi nhận vào cột L. 
1.3. Khởi động trong tiết học. 
 Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút 
đối với bậc THPT. Trong đó bao gồm các hoạt động của Thầy và hoạt động của Trò 
một cách nhịp nhàng để hình thành được kiến thức, năng lực và phẩm chất cần thiết. 
Trước thực trạng đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục, người giáo viên trong 
quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có sự đổi mới trong phương pháp tổ chức 
hoạt động để kích thích sự sáng tạo, khơi dậy nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức của 
các em học sinh. Sự đổi mới đó không phải chỉ thể hiện trong đổi mới phương pháp 
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bài học mà còn thể hiện qua hoạt động khởi 
động để các em có được điểm xuất phát tốt nhất trước khi tìm hiểu kiến thức mới. 
 Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động 
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên 
quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm 
thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. 
 Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc 
hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, 
tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như 
thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của 
giáo viên. 
 Như vậy, có thể hiểu hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi 
trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi 
kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó. 
 7 
 - Năng lực Tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống 
tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông; Hiểu biết và ứng xử phù hợp 
chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. 
 - Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái 
chân, cái thiện, cái cao cả); Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện, sáng tạo 
và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ. 
 - Năng lực thể chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường; Nhận biết và có 
các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và hình thành các tố chất thể 
lực cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và tham gia hoạt động thể dục thể thao; 
2. Cơ sở thực tiễn. 
2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học Địa Lý hiện nay. 
2.1.1. Thực trạng về phía giáo viên. 
 Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học 
phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Quỳnh 
Lưu 3 nói chung và giáo viên Địa Lý nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp 
dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy 
nhiên, sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua 
loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về 
lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên 
còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến 
thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. 
 Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học 
sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong 
suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi (ở các năm học trước) 
và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới 
thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt 
động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo 
án do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu đi sự 
hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ 
giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em 
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học. 
 Một số giáo viên đã chú trọng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích 
cực vào phần khởi động. Tuy nhiên, số lượng chưa được nhiều, chưa thật thường 
xuyên, chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, dự giờ thăm lớp. Một số giáo viên cũng đã sử 
dụng các video, bài hát vào phần khởi động nhưng cũng chỉ mang tính chất minh họa, 
nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên khác cho rằng việc sử dụng các phương pháp 
như đóng vai, trò chơithì sẽ tốn nhiều thời gian, tâm lý sợ học sinh không làm được, 
lúng túng trong khâu tổ chức. Các kĩ thuật dạy học thì hầu như không sử dụng vào 
hoạt động khởi động. Giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, chưa hiểu hết tâm 
lý của học sinh nên hay gò bó, nguyên tắc. Đôi lúc bản thân thầy cô giáo chưa kiềm chế 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_phuong_phap_va_ki_thuat_da.pdf