Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các hoạt động giáo dục di sản địa phương nhằm nâng cao hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các hoạt động giáo dục di sản địa phương nhằm nâng cao hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các hoạt động giáo dục di sản địa phương nhằm nâng cao hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc

UBND HUYỆN YÊN LẠC TRUNG TÂM GDNN-GDTX –––––––––––––––––– HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH NĂM 2022 Tên sáng kiến: SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DI SẢN ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC GIỜ SINH HOẠT LỚP Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX YÊN LẠC Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Ngọc Lan Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc Hồ sơ bao gồm: 1. Giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở; 2. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh; 3. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến; Năm 2022 UBND HUYỆN YÊN LẠC TRUNG TÂM GDNN-GDTX –––––––––––––––––– BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DI SẢN ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC GIỜ SINH HOẠT LỚP Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX YÊN LẠC Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Ngọc Lan Năm 2022 Danh mục các cụm từ viết tắt Từ viết tắt Ý nghĩa HS Học sinh GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiêp - giáo dục thường xuyên GD Giáo dục ĐT Đào tạo THPT Trung học phổ thông LSVH Lịch sử, văn hóa DSVH Di sản văn hóa VHTT Văn hóa thông tin VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch SHL Sinh hoạt lớp UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 2 Vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường thường chỉ chú trọng đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt. Phần lớn các em học sinh cũng không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú. Đối với các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp, giờ sinh hoạt là khoảng thời gian vô cùng quý báu để triển khai công việc, chấn chỉnh nền nếp, uốn nắn học sinh, khơi dậy trong các em sự thích thú, khả năng sáng tạo...và đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho các em một cách tập trung và hiệu quả. Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ sinh hoạt cuối tuần, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng các hoạt động giáo dục di sản địa phương nhằm nâng cao hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc”. 1.2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh - Số lượng: 90 - Số lớp thực hiện: 02 lớp (12A5 và 12A6) - Khối lớp: 12 1.3. Phương pháp thực hiện - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Nhằm hệ thống hóa các kiến thức có liên quan lĩnh vực nghiên cứu, là cơ sở định hướng cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. - Phương pháp khảo sát, điều tra: Nhằm biết được mức độ nhận thức, ý thức của HS về vấn đề nghiên cứu, sự hứng thú của HS về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, hỏi ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực nghiên cứu di sản nhằm trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu của đề tài một cách khoa học nhất. - Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là: GVCN và HS các lớp tại Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. - Phương pháp toán học thống kê: Nhằm mục đích tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn GV và HS làm thông tin nghiên cứu. 4 thế hệ tương lai cách bảo tồn di sản vì hạnh phúc trong cuộc sống của chính họ”. “Một kho tàng tri thức được chứa đựng trong các di tích, đền chùa, bảo tàng cũng như trong môi trường sống xung quanh chúng ta và trong bản thân mỗi người dân; di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô tận cho học tập suốt đời”. Di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.1. Phân loại di sản Căn cứ vào định nghĩa về DSVH thể hiện qua công ước 1972 và 2003 của UNESCO và Luật di sản văn hóa Việt Nam (công bố năm 2001, được chỉnh sửa năm 2009) và sử dụng cách phân loại dựa vào dạng thức tồn tại. Theo đó, DSVH bao gồm cả hai loại hình là DSVH vật thể và DSVH phi vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. 1.2. Ý nghĩa của di sản với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông DSVH Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Dù dưới hình thức vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Hơn nữa, DSVH là nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết, góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS, giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức của HS. Sử dụng di sản trong dạy học còn có ý nghĩa lớn với việc giáo dục nhân cách HS và góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 6 Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Bắc Cung vẫn vững vàng là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật, một di tích lịch sử - văn hoá hàng đầu của huyện. Đền đã được Bộ Văn hoá - Thông Tin (nay là Bộ Văn hóa thể thao - Du lịch) ra quyết định xếp hạng bảo vệ cấp Quốc gia. 2.2. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu - Thị trấn Yên Lạc Di tích khảo cổ học Đồng Đậu là một trong những điểm du lịch Vĩnh Phúc quan trọng, thu hút đông đảo du khách yêu thích lịch sử và khảo cổ. Di tích khảo cổ học Đồng Đậu có diện tích khoảng 8,5 ha. Nằm trên một gò đất cao hơn 6 m, xung quanh là vùng trũng. Tính đến nay, di tích khảo cổ này đã qua 6 lần khai quật với tổng diện tích 758 m2. Và đã phát hiện được nhiều di vật cổ, hàng nghìn tiêu bản hiện vật, đa dạng về chủng loại, chất liệu, kiểu dáng. (Một số hình ảnh về di tích khảo cổ học Đồng Đậu, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) 2.3. Chùa Biện Sơn 8 Giờ sinh hoạt lớp là một hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường, là hoạt động tập thể của học sinh sau một tuần học. Giờ sinh hoạt lớp ở các trường Trung tâm GDNN - GDTX có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh, nhằm định hướng những hoạt động các em cần thực hiện trong tuần và chủ điểm mới, giúp học sinh biến yêu cầu giáo dục của nhà trường thành nhiệm vụ của mình. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tinh thần tập thể, xây dựng mối quan hệ thân ái, đoàn kết, tôn trọng, hợp tác giữa học sinh với nhau, hình thành cho các em kĩ năng tự quản, tự tổ chức các hoạt động, tạo ra dư luận tập thể lành mạnh, biết đánh giá đúng mức những ưu điểm hay khuyết điểm của bạn và của bản thân. Giờ sinh hoạt lớp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tổ chức các hoạt động cụ thể về văn hóa, văn nghệ. Trong giờ học này, học sinh có thể tổ chức những hình thức hoạt động đa dạng như: văn nghệ, hái hoa dân chủ, đố vui, báo tường, các trò chơi giao lưu với khách mời, làm vệ sinh nơi công cộngSau những giờ học căng thẳng, giờ sinh hoạt giúp học sinh có thời gian “tĩnh” lại, thư giãn, vui vẻ, giao lưu với nhau. Từ đó, học sinh được hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, học tập có hiệu quả hơn, sống yêu thương và trách nhiệm hơn với mọi người xung quanh. Nội dung của các giờ sinh hoạt lớp rất phong phú, phù hợp với nhiệm vụ, nội dung giáo dục và đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Đó có thể là phổ biến nội quy, quy định của trường, của lớp; đánh giá việc thực hiện các công việc trong tuần của học sinh; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động theo chủ điểm và giáo dục các kỹ năng sống như: giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ,... Giờ sinh hoạt lớp đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức tổ chức sẽ thu hút được tập thể học sinh tham gia tích cực, chủ động với tinh thần trách nhiệm cao. 3.1. Giờ sinh hoạt lớp theo quan niệm truyền thống *Chi tiết giải pháp cũ: - Tình trạng của giải pháp đã biết trước đó: Hầu hết những giờ sinh hoạt chủ nhiệm đều bị học sinh đánh giá là khô khan, nhàm chán chỉ đơn thuần là nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy với trò thực sự thân thiện. Đối chiếu với chủ đề các năm học gần đây “... Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” thì từ Ban giám hiệu Nhà trường đến giáo viên chủ nhiệm 10 3.2. Giờ sinh hoạt lớp theo quan điểm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông cần rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực sau: + Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Sơ đồ 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được Đặc điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm chủ/ nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, nhưng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố định
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_hoat_dong_giao_duc_di_san.pdf