Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Địa lí là một môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế- xã hội. Trong đó, phần Địa lí tự nhiên có nhiều nội dung khó, trừu tượng, khô khan. Hiện nay, việc giảng dạy Địa lí tự nhiên ở nhiều trường THPT còn mang nhiều tính lý thuyết, chưa chú ý đến việc liên hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn khiến cho HS cảm thấy khó hiểu, khó học và không có hứng thú. Điều đó làm giảm sút chất lượng và hiệu quả giảng dạy của GV. Để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và chất lượng, hiệu quả giảng dạy, GV cần phải nắm vững kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, nội dung cho HS ghi ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ dễ hiểu, đổi mới cách kiểm tra đánh giá Trong đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một vấn đề rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, ca dao, tục ngữ là một thể loại văn học dân gian Việt Nam được ông cha ta đã đúc kết từ thực tiễn đời sống, trong lao động sản xuất và cả việc theo dõi các diễn biến của các hiện tượng tự nhiên, vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình để truyền lại cho thế hệ sau.Trong nội dung của ca dao, tục ngữ có rất nhiều nội dung liên quan, phản ánh các hiện tượng địa lí một cách chính xác, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ. Vì vậy để một tiết học Địa lí được sinh động, gần gũi hơn với thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho HS. Đồng thời bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Tôi nghĩ GV khi giảng dạy Địa lí có thể dùng những câu ca dao, tục ngữ hoặc thơ văn, bài hát để minh hoạ cho các nội dung kiến thức có liên quan trong bài dạy của mình. Vì vậy, tôi chọn SK: “Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10,12” nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của các em HS lớp10, 12. 2. Tên sáng kiến: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10,12. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Hoàng Thị Qúy 1 nghĩ đây là một câu hỏi, một nỗi trăn trở lớn không chỉ của riêng tôi mà còn của rất nhiều GV dạy Địa lí khác. Theo tôi, câu trả lời ở đây chính là GV cần phải đổi mới phương pháp dạy học của mình. Trước hết, GV cần tích cực sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới hiện nay như hoạt động nhóm, động não, khăn trải bàn, các mảnh ghép, dạy học theo dự ánĐồng thời cũng phải chú trọng đến một số phương pháp, kĩ năng mang tính đặc trưng của môn học như đọc atlat, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê. Qua những năm trực tiếp tham gia giảng dạy Địa lí 10, 12 tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép các bài hát, câu tục ngữ, ca dao để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên. Nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với HS và nguyên tắc đảm bảo tính tự lực, phát triển tư duy cho HS nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút HS với những kiến thức mới. 7.2. Thực trạng học Địa lí tại một số trường THPT - HS không thích học, lười học, không biết nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, video còn rất lúng túng. Kiểm tra bài thường không học thuộc bài, một số vẫn còn thái độ sai: nhìn bài, trao đổi.... - Những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít HS phát biểu chỉ một vài HS có học lực khá xung phong trả lời bài. Tâm lý HS là một môn học khô khan, môn phụ, HS học lệch là những trở ngại lớn. - Nhiều GV rất tâm huyết tuy nhiên còn một số ít GV chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn do nhiều nguyên nhân. * Bảng phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về sự hứng thú trong học tập Địa Lí là cần thiết hay không cần thiết (%) Ý kiến % Có 98,4 Không 1,6 Tổng 100,0 3 Có nhiều phương tiện để GV sử dụng nhằm gây hứng thú học tập cho HS như: dùng đồ trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chương trình ngoại khoá, tổ chức trò chơi Địa lí Tuy nhiên ngoài những cách trên còn có một cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng các bài hát, tục ngữ, ca dao sao cho phù hợp với bài học để tạo hứng thú cho HS. Sử dụng hợp lý các bài hát, tục ngữ, ca dao trong bài học Địa lí là một cách làm đa dạng hoá các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng HS bị nhàm chán với cách thức tổ chức lớp học, góp phần đa dạng hoá các kênh thông tin, làm bài học trở nên gần gũi với cuộc sống, HS nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ thuộc bài hơn. 7.3.2. Một số các bài hát, tục ngữ, ca dao có thể sử dụng vào bài giảng Địa lí 10,12 . Phương pháp dạy học hiện đại với xu thế lấy HS làm trung tâm là phương pháp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức. Các bài hát, tục ngữ, ca dao là những kho tàng kiến thức của nhân loại, được đúc kết và truyền miệng qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10,12 là một phương pháp dạy học cụ thể chứ không đơn giản là một ví dụ minh hoạ cho bài học. Vậy trong quá trình dạy học, ta phải biết cách dùng nó một cách linh động, hiệu quả. Đây là một phương pháp dạy học nhanh và hiệu quả, đồng thời tạo cho HS hứng thú hăng say học tập và ngày càng thích thú với bộ môn Địa lí. Bằng vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình cùng với việc thực nghiệm tại các lớp giảng dạy trong những năm qua. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những ví dụ cụ thể các bài hát, tục ngữ, ca dao có thể áp dụng được trong các bài học như sau: A: ĐỊA LÍ 10 Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất Để khắc sâu kiến thức phần II. Các mùa trong năm. GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức mới học để giải thích câu ca dao, tục ngữ sau: “ Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra” Giải thích ý nghĩa: 5 Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến nam và vuông góc tại bề mặt tiếp tuyến 23 027’N(chí tuyến Nam) thì ở bán cầu nam lúc này ngày dài đêm ngắn và ở bán cầu bắc (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn, đêm dài Ví dụ 3: Khi dạy bài 13 : Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa GV có thể sử dụng câu ca dao: “Én bay thấp mưa ngập bờ ao Én bay cao mưa rào lại tạnh” Giải thích ý nghĩa: Trong số các loài sinh vật như chim én (hay các loài côn trùng như : chuồn chuồn, các loại mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường thì vào cuối xuân đầu hạ, quan sát ơ ngoài đồng, nếu thấy chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa Nguyên nhân trước lúc trở trời, trong không khí chứa nhiều hơi nước, đọng vào những cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là mặt đất Ngoài ra vì áp thấp ngột ngạt, nên nhiều loại sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa. Hoặc người nông dân cũng đúc rút kinh nghiệm về thay đổi của thời tiết qua độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn bằng câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng Bay vừa thì râm” Dựa vào những kiến thức đã học học sinh sẽ giải thích được độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “ mưa nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm. Ví dụ 4: Cũng trong bài 13. GV sử dụng câu tục ngữ sau: “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão” Giải thích ý nghĩa: 7 Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta đang đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan đến nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió càng mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sẽ có mưa gió. Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và quầng, sau quầng các đám mây dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to gió lớn. Nhưng không có nghĩa hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Ví dụ 6: Trong phần này GV có thể dùng câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thuỷ” Giải thích ý nghĩa: Chỉ cần quan sát sự xuất hiện của những đàn kiến di chuyển từ dưới đất lên cao thì sẽ có mưa bão lớn Vào tháng 7, mùa hè của nửa cầu bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình Dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ví dụ 7.Khi dạy bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. GV sử dụng câu ca dao sau: “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi Cơn đằng bắc đổ thóc ra phơi” Giải thích ý nghĩa: Vào tháng 7, mùa hạ ở bán cầu bắc(Việt Nam) nhiệt độ không khí ở lục địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình Dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.Nên trong dân gian mới có câu như vậy 9 Những con đường trải dài bóng mát Những mảnh vườn trái ngọt cây xanh Ôi đẹp làm sao tình cây và đất Đem đến môi sinh sự sống cho đời..” Giải thích ý nghĩa: Đoạn hát trên nói lên mối quan hệ quan trọng giữa đất và cây (sinh vật). Nhất là 2 câu hát: “Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở. Cây thiếu đất cây sống, sống với ai !”. Từ đó, GV nói lên ý sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.Trong đó thực vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất tạo nên độ phì cao trong đất, ngược lại đất tốt lại giúp cây xanh phát triển và cho những “ trái ngọt” cho đời. Ví dụ 11. Khi dạy bài 35: Vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. Trong phần II: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. GV sử dụng câu ca dao sau: “Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ tổ, tháng ba mùng mười” Giải thích ý nghĩa: Câu ca dao trên dùng để nói đến truyền thống văn hoá, phong tục tập quán “ giỗ tổ tháng ba mùng mười” ở Phú Thọ ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. Ví dụ 12. Khi dạy bài 36: Vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải. GV có thể sử dụng bài hát “ Tàu anh qua núi” của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa. Trong đó có đoạn hát: “Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi Nhớ khi xưa qua đèo qua suối Mà lòng ta mơ, tàu qua núi cao Ngày hôm nay thênh thang con đường lớn Tàu anh đi trong yêu thương chào đón..:” 11 Ngày nay để phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội đất nước, cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nước ta đã thiết kế xây dựng đường hầm Hải Vân. Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Khi dạy phần ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu Việt Nam, làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hoà hơn, lượng mưa và độ ẩm lớn, giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Chúng ta có thể lồng ghép một số câu ca dao, tục ngữ như: “ Mùa nực gió đông thì đồng đầy nước” Giải thích ý nghĩa: “ Mùa nực” tức là nói đến mùa nóng- mùa hè, có gió Đông, Đông Nam mang hơi nước từ biển thổi vào dễ gây ra mưa, nên có hiện tượng “đồng đầy nước” Hay : “ Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy. Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi” Giải thích ý nghĩa: Về mùa hè, ở một số vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, dông ở phía Đông thường đến đia phương vì có gió thổi theo hướng Đông và Đông Nam từ biển vào gậy mưa to, gió lớn nên phải “ vừa trông vừa chạy”. Còn dông ở phía Nam đối với nhiều địa phương ở miền Bắc thường ít khi kéo đến vì mùa hè thường gió thịnh hành là Đông, Đông Nam, còn mùa đông là gió hướng Đông Bắc nên “ Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi”. Khi nói đến kiến thức Biển Đông còn ảnh hưởng đến địa hình vùng ven biển khiến cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: các vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, bãi cát phẳng, đầm phá, cồn cát, vịnh nước sông, đảo ven bờ, vịnh san hô GV có thể dẫn câu ca dao: “ Thương anh em cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” Giải thích ý nghĩa: “Truông” – Địa hình đồi cỏ, cằn cỗi ở Bắc Trung Bộ ( Hà Tĩnh) rất phổ biến. “Phá Tam Giang”- Vùng nước biển ăn sâu vào lục địa thông với cửa biển hẹp (cửa Thuận An, cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được 3 con sông đổ nước ngọt vào: sông Ô Lâu, sông Bồ, Sông Hương tạo vùng nước lợ với quần 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_bai_hat_tuc_ngu_ca_dao_tro.doc
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12.doc