Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học Địa lí lớp 12 ở trường THPT Thị xã Mường Lay

pdf 26 trang sk12 15/04/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học Địa lí lớp 12 ở trường THPT Thị xã Mường Lay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học Địa lí lớp 12 ở trường THPT Thị xã Mường Lay

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học Địa lí lớp 12 ở trường THPT Thị xã Mường Lay
 MỤC LỤC 
A. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến .................................................... 2 
 I. Sự cần thiết ........................................................................................................... 2 
 II. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 
B. Phạm vi triển khai thực hiện: .............................................................................................. 3 
C. Nội dung..................................................................................................................................... 3 
 I. Thực trạng dạy học môn địa lí lớp 12 ở trường THPT thị xã Mường Lay. .... 3 
 II. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học địa lí lớp 12 ở trường THPT thị xã 
 Mường Lay. ............................................................................................................ 5 
 III. Khả năng áp dụng ............................................................................................ 7 
 Bước 1. Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn. ................ 7 
 Bước 2. Dạy học sinh các bước thành lập bản đồ tư duy ............................. 10 
 Bước 3. Xây dựng, sử dụng bản đồ tư duy. .................................................... 17 
 Bước 4. Giao bài tập vẽ bản đồ tư duy cá nhân học sinh sau mỗi bài học. .. 22 
 IV. Hiệu quả, lợi ích thu được ............................................................................. 23 
 V. Phạm vi ảnh hưởng ......................................................................................... 24 
 IV. Kiến nghị, đề xuất. ......................................................................................... 25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................26 
 1 có hứng thú trong học tập. Một trong những phương pháp dạy học tích cực được 
ngành giáo dục đưa vào triển khai đó là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy. 
Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy 
sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó 
đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác, sử dụng bản đồ tư duy còn giúp học 
sinh rèn luyện phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực 
sáng tạo của học sinh không chỉ trong môn Địa lí mà còn trong các môn học 
khác cũng như các vấn đề trong cuộc sống. 
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Sử dụng bản đồ tư duy trong 
dạy, học địa lí lớp 12 ở trường THPT thị xã Mường Lay. 
 II. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng giảng dạy môn Địa lí Việt Nam lớp 12, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững 
kiến thức, phát triển kĩ năng địa lí để thi tốt nghiệp THPT, cao đẳng đại học đạt 
kết quả cao. 
 B. Phạm vi triển khai thực hiện: 
 Học sinh lớp 12C1 Trường THPT Thị xã Mường Lay. 
 C. Nội dung 
 I. Thực trạng dạy học môn địa lí lớp 12 ở trường THPT thị xã Mường Lay. 
 Chương trình Địa lí 12 là Địa lí Việt Nam, bao gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa 
lí kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chương trình là tiếp tục hoàn thiện kiến thức của 
học sinh về địa lí Việt Nam. Học xong chương trình, học sinh cần nắm được các 
đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang 
được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, 
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của cả 
nước cũng như các vùng lãnh thổ địa phương nơi học sinh sinh sống. Về kĩ 
năng, tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư 
duy địa lí cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ 
thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Qua đó làm giàu thêm tình yêu 
 3 trong quá trình học tập. Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức đã học, đặc 
biệt là mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. Thế nên việc hướng dẫn học sinh vẽ 
bản đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy là rất khó. 
 Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kĩ 
năng vận dụng tốt bản đồ tư duy vào dạy học địa lí, góp phần nâng cao chất 
lượng bộ môn. 
 II. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học địa lí lớp 12 ở trường 
THPT thị xã Mường Lay. 
 Cùng với xu thế phát triển của thời đại, việc nâng cao dân trí, đào tạo bồi 
dưỡng nhân tài ngày càng đóng vai trò cao. Do vậy, giáo dục luôn là vấn đề 
được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, vì thế trách nhiệm của người giáo 
viên càng phải nâng cao."Dạy học là một nghệ thuật" nên giáo viên phải có kĩ 
năng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Tùy theo 
nội dung của từng tiết học mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc 
trưng của từng bộ môn và từng đối tượng học sinh. Không những thế, giáo viên 
còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, 
tổng hợp... 
 Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều do kĩ năng vận dụng 
tốt các phương pháp giúp học sinh hiểu bài, nắm bài và rèn luyện các kĩ năng. 
Chính vì vậy sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học địa lí 12 có ý nghĩa lớn, góp 
phần nâng cao chất lượng môn Địa lí. 
 Từ Nghị quyết của TW và qua thực tế giảng dạy Địa lí 12, đã đề cập đến 
việc đổi mới phương pháp dạy học và đề cao vai trò đánh giá kết quả học tập 
thật sự của học sinh. Vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên hệ thống kiến thức bằng 
bản đồ tư duy có ý nghĩa rất quan trọng giúp học sinh phát huy được tính tích 
cực, chủ động nhận thức, rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, atlat Địa lí Việt 
Nam và biết hệ thống hóa kiến thức...là điều rất cần thiết. 
 5 Đê góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh tôi 
xin trao đổi một số kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy địa lí lớp 12. 
 Tôi thực hiện 4 bước: 
 Bước 1. Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn. 
 Bước 2. Dạy học sinh các bước thành lập bản đồ tư duy (vào giờ học 
bám sát và các giờ học chính khóa) 
 Bước 3. Xây dựng bản đồ tư duy, tùy theo nội dung của từng bài mà giáo 
viên lựa chọn : 
 a. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ. Vẽ bản đồ tư 
duy với chủ đề đặc điểm chung của địa hình nước ta. 
 b. Sử dụng bản đồ tư duy vào trong việc củng cố, ôn tập kiến thức. (Giáo 
án minh họa) 
 Bước 4. Giao bài tập vẽ bản đồ tư duy cá nhân học sinh sau mỗi bài học 
(học sinh vẽ minh chứng). 
 III. Khả năng áp dụng 
 Để sử dụng bản đồ tư duy có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng môn 
Địa lí lớp 12, tôi thể hiện các bước như sau. 
 Bước 1. Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn. 
 Đây chính là bước đầu tiên tôi chuẩn bị cho một tiết học, đó là việc lựa 
chọn kiến thức cơ bản thể hiện trên bản đồ tư duy. Từ đó sử dụng phần mềm 
iMindMap 4 để xây dựng một bản đồ tư duy. 
 Ví dụ ở bài: BÀI 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiết 
1) gồm những nội dung kiến thức cơ bản được đưa lên xây dựng thành bản đồ tư 
 duy như (hình 1) 
 I. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: 
 a. Tính chất nhiệt đới: 
 - Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. 
 - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C 
 - Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm. 
 b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: 
 7 - Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông 
thôn. 
 Là lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước. 
 Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao. 
 2. Cơ cấu lao động 
 a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế 
 Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực I, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực II, 
III. 
thay đổi trên nhờ vào cuộc CMKHKT và quá trình Đổi mới. 
 b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 
 Giai đoạn 2000-2005, lao động ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, Nhà nước 
chiếm 9,5% và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, chiếm 1,6%. 
 c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn 
 Lao động thành thị ngày càng tăng, ở nông thôn giảm. 
 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết 
 - Mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng 
việc làm vẫn còn gay gắt. 
 - Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 
8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở 
nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%. 
 * Hướng giải quyết 
 - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động . 
 - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. 
 - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. 
 - Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất 
hàng XK. 
 - Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. 
 - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 
 Từ việc xác định nội dung kiến thức của bài 9, bài 17 Tôi đã xây dựng 
bản đồ tư duy theo hình 1 và hình 2. 
 9 Thành lập bản đồ tư duy gồm 4 bước cơ bản Tôi đã thực hiện thông qua 
giáo án minh họa và dạy trong thời gian 2 tiết vào giờ bám sát. 
 Bài soạn: CÁC BƯỚC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỊA LÍ 
 I. Mục tiêu bài học 
 Sau bài học này học sinh có khả năng: 
 1. Về kiến thức 
 - Nhớ khái niệm về bản đồ tư duy. 
 - Có thể so sánh được giữa học thuộc truyền thống và học thuộc thông qua 
thành lập bản đồ tư duy phương pháp nào hiệu quả hơn. 
 2. Về kỹ năng 
 - Có thể thành lập được bản đồ tư duy theo yêu cầu của giáo viên. 
 - Từ đây cũng có thể thành lập bản đồ tư duy cho các bộ môn học khác như: 
Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học 
 3. Về thái độ 
 - Tích cực tham gia học tập và hăng hái xây dựng bài. 
 - Yêu thích công việc vẽ bản đồ tư duy. 
 4. Định hướng phát triển năng lực. 
 - Giải quyết vấn đề 
 - Giao tiếp 
 - Hợp tác 
 - Sử dụng ngôn ngữ 
 - Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
 - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ 
 - Sử dụng số liệu thống kê 
 - Sử dụng bản đồ 
 II. Phương pháp dạy học tích cực 
 - Thuyết trình, thảo luận nhóm, động não, hoạt động cá nhân 
 III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 1. Giáo viên: Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức, nắm chắc các bước thành lập 
bản đồ tư duy, máy tính có chứa phần mền iMindMap 4, máy chiếu 
 11 824B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 
10209Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, điểm cực Đông 
nằm ở kinh độ 10924Đ tại xã Vạn Thạn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh 
HòaNhư vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với 
Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105 Đ chạy qua 
nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ thứ 7. 
 - Hs: Thực hiện. 
 + Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm 
Đông Nam Á. 
 + Hệ tọa độ: cực Bắc 
 Cực Nam 
 Cực Tây 
 Cực Đông 
 + Nằm trong múi giờ thứ 7 
 Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng 1 tờ giấy trắng đặt nằm ngang và vẽ 
chủ đề ở chính giữa tờ giấy, giống như giáo viên đang thực hiện trên màn chiếu. 
 - Học sinh thực hiện. 
 - Giáo viên: Chủ đề ở trung tâm có thể là hình hoặc chữ, nếu kết hợp được 
cả hai thì càng tốt. 
 Hình 3: Chủ đề ở trung tâm tờ giấy 
 13 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_di.pdf