Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lý tự nhiên lớp 12

pdf 36 trang sk12 11/04/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lý tự nhiên lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lý tự nhiên lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lý tự nhiên lớp 12
 Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
 ÔN TẬP ĐỊA LÝ THPT 
 LỚP 12 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy địa 
 lý tự nhiên lớp 12 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
 Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học 
sinh mà còn cả với giáo viên THPT, 
 Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình 
Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh lớp 8, 
lớp 9 và lớp 12. 
 - Phần tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và 
động vật) và ba miền tự nhiên. 
 Các bản đồ trong bản Atlat Địa lí Việt Nam tỉ lệ chung cho các trang bản đồ 
chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1:9.000.000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ 
1:18.000.000 cho các bản đồ phụ,tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự 
nhiên đây là các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong 
giảng dạy và học tập địa lý tự nhiên lớp 12. 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
 Trong nhiều trường hợp, học sinh phải chồng xếp các trang bản đồ Atlat để 
trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể.Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lí để viết 
một báo cáo ngắn đánh giá điều kiện tự nhiên đối với của một vùng hoặc một 
tỉnh. Để làm được câu này, HS phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình 
thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự 
nhiên. 
 - Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh 
cần tái hiện vốn tri thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. 
Về đại thể, có thể dựa vào một số gợi ý sau đây: 
 + Vị trí địa lí, phạm vi của lãnh thổ (thường là vùng kinh tế, hoặc một đơn 
vị hành chính) 
 Vị trí của lãnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào. 
 Diện tích và phạm vi lãnh thổ. 
 Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát 
 triển kinh tế - xã hội. 
 + Địa chất 
 Sơ lược về lịch sử phát triển địa chất (những nét tổng quát về lịch sử 
 địa chất kiến tạo đã diễn ra trong lãnh thổ, từ cổ nhất đến trẻ nhất). 
 Đặc điểm và phân bố các loại đá (xét theo nguồn gốc phát sinh: mắc 
 ma, biến chất, trầm tích; tỉ lệ các loại đá: loại chủ yếu, loại thứ yếu; 
 tuổi của đá: Nguyên sinh (Pt), Cổ sinh (Pz), Trung sinh (Mz),Tân 
 sinh (Kz). 
 Đặc điểm về cấu trúc kiến tạo (các đới kiến tạo, các tần cấu tạo theo 
 niên đại ). 
 + Khoáng sản 
 Khoáng sản năng lượng (trữ lượng, chất lượng, phân bố). 
 Kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố). 
 Phi kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố). 
 + Địa hình 
 Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình 
 và sự phân bố của chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ 
 yếu của địa hình (đông, tây, nam, bắc),các bậc địa hình (chia theo độ 
 cao tuyệt đối),tính chất cơ bản của địa hình. 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
 + Thổ nhưỡng 
 Đặc điểm chung (các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng, 
 phân bố thổ nhưỡng) 
 Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật). 
 + Tài nguyên sinh vật 
 Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loại cây, về 
 cấu trúc thực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây), 
 tỉ lệ che phủ rừng, sự phân bố, đặc điểm các loại hình thực bì. 
 Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các 
 vườn quốc gia (khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh 
 quyển), mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ. 
 + Các miền tự nhiên 
 Vị trí địa lí 
 Đặc điểm tự nhiên (địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông 
 ngòi, đất, thực và động vật). 
 Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. 
 Khai thác lâm sản. 
 Bảo vệ rừng và trồng rừng. 
 + Du lịch 
 Tài nguyên du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, hang động, nước 
 khoáng, bãi biển, thắng cảnh). 
 Vị trí địa lí. 
 - Làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam,cũng cần chú ý đến việc phân tích các 
lát cắt, biểu đồ, số liệu Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ, 
hoặc bổ sung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ 
được. Thí dụ, các biểu đồ ở bản đồ du lịch bổ sung thêm nội dung tình hình phát 
triển và cơ cấu khách du lịch quốc tế của nước ta. Hoặc đối với bản đồ Các miền 
tự nhiên, các lát cắt địa hình trở thành minh chứng rất trực quan về hướng 
nghiêng và hình thái địa hình của từng miền. 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
* Xác định trên biểu đồ các nước có trung đường biên giới trên đất liền với 
nước ta. Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước ấy. 
 HỨƠNG DẪN KHAI THÁC 
 Các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta và các tỉnh có 
chung đường biên giới với mỗi nước: 
 Các nước Trung Quốc Lào Campuchia 
 tiếp giáp 
 Phía tiếp Bắc Tây Tây nam 
 giáp chủ 
 yếu 
 Điên Biên, Lai Điên Biên, Sơn La, Kon Tum,Gia Lai, 
 Các tỉnh Châu, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ Đăk lăk, Đăk 
 dọc đường Cao Bằng, Lạng An, Hà Tĩnh, Quảng Nông, Bình Phước, 
 biên giới Sơn, Quảng Ninh (6 Bình, Quảng trị, Tây Ninh, Long 
 tỉnh). Thừa Thiên Huế, An, Đồng Tháp, 
 Quảng Nam, Kon An Giang, Kiên 
 Tum (10 tỉnh). Giang (10 tỉnh). 
 * Xác định trên bản đồ các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào 
Nam. 
 HƯỚNG DẪN KHAI THÁC 
 Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là: 
 Quảng Ninh, Hải phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, 
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng 
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, 
Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc 
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (28 tỉnh). 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
 + Điểm cực Nam: tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ 
tuyến 8030’N, tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. 
 + Điểm cực Đông: tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa). Có thể chi tiết 
hơn là ở kinh tuyến 109024’Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn 
Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 
 + Điểm cực Tây: tại Apachải (tỉnh Điện Biên). Có thể chi tiết hơn là ở kinh 
tuyến 102010’Đ, trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện 
Biên. 
 2. Thuận lợi 
 a. Đối với tự nhiên 
 - Nằm ở vị trí rìa đông của bán đảo Đông Dương, trong khoảng vĩ độ từ 
23023’B đến 8034’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu 
Bắc, do đó thiên nhiên chúng ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới 
ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh 
tốt, khác hẳn với cảnh quan hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam 
Á và Châu Phi. 
 - Cũng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á, 
khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: 
mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. 
 - Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế 
giới là vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa 
Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các 
nguồn năng lượng và kim loại màu. Đây là cơ sở để phát triển một nền công 
nghiệp đa ngành, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn. 
 - Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồn động vật và thực 
vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta 
rất phong phú.Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự 
nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau của miền Bắc với miền Nam, giữa 
đồng bằng miền núi, ven biển và hải đảo. 
 b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. 
 * Về kinh tế 
 - Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút 
của tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao 
thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng Atlat trong giảng day địa lý tự nhiên lớp 12 
 Bài 4 + 5: 
 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ 
 (Trang 6,21,22,23,24.) 
 * Nêu đặc điểm của một số loại đá xuất hiện trong thang địa tầng nhất 
trên lãnh thổ nước ta. Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đó. 
Vị trí của chúng có mối quan hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã được 
học . 
 HƯỚNG DẪN 
 Từ bảng chú giải của bản đồ tỉ lệ 1:6000.000 có thể thấy các địa tầng trong 
bản chú giải được xếp theo trình tự : hình thành muộn hơn thì xếp ở trên, chính 
vì vậy ô kí hiệu địa tầng nằm dưới cùng có tuổi cổ nhất ở nước ta đó là địa tầng 
thuộc giới Ackêôzôi – thông Ocđôvic dưới . 
 - Đặc điểm của các loại đá có trong địa tầng này ( dựa vào nội dung bảng 
chú giải) : Các thàng tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa bao gồm các biến 
chất tướng granunit, đá phiến hai mica, đá phiến lục có tuổi biến chất Mêzôzôi 
sớm (245 triệu năm) của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh có thể có tuổi 
Ackêôzôi- Ocđôvic sớm . 
 - Các tầng có địa tầng thuộc giới Ackêôzôi- thống Ocđôvic dưới trên 
lãnh thổ nước ta là : 
 + Vùng dọc thung lũng trung lưu sông Hồng (hiện nay là các dãy Hoàng 
Liên Sơn và Con Voi); 
 + Vùng thượng nguồn sông chảy ; 
 + Vùng thượng và trung lưu sông Mã ; 
 + Vùng thung lũng sông Nậm Mô ( phía tây Nghệ An) 
 + Vùng núi Bạch Mã và phần phía tây ; 
 + Vùng Bắc Tây Nguyên . 
 - Sự liên hệ với các mảng nền cổ : Các vùng đó tương ứng với các mảng nền 
cổ Hoàng Liên Sơn , Việt Bắc, Sông Mã, Pu Hoạt và khối nền cổ Kom Tum. 
Nguyễn Đạt Thành _ Trường THPT Chu Văn An - 13 - 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_atlat_trong_giang_day_dia_ly_t.pdf