Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPT Lý Tự Trọng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPT Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPT Lý Tự Trọng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG --------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12, PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954) TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG. Tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ Giáo viên môn: Lịch sử Kèm theo đĩa CD NĂM HỌC 2013-2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12, PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954) TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh. đào tạo con người có bản sắc dân tộc,có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước ta”(1941) “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Tuy nhiên giai đoạn hiện nay thực trạng dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất lượng môn lịch sử của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn lịch sử đang có nguy cơ mất dần vị thế vốn có của nó,việc dạy học môn lịch sử gặp nhiều khó khăn Là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử hơn 10 năm nay, tôi băn khoăn và trăn trở về vấn đề này. Tại sao bộ môn lịch sử trong trường học mấy năm trở lại đây lại lại rơi vào tình trạng như vậy. Đó thực sự là những vấn đề đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau ... Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Không có phương pháp, mô hình nào là bất biến. Vấn đề học sinh chán học và “ngại” học bộ môn Lịch sử là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Vậy thì giáo viên phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho học sinh tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập, biến những số liệu, những Chỉ thị, Nghị quyết thành những nội dung sống động, lôgic Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPT Lý Tự Trọng”. Tuy nhiên, sử dụng âm nhạc vào dạy học lịch sử có thể áp dụng ở nhiều cấp học, nhiều bài học B.CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều diễn đàn, nhiều bài viết, nhiều ý kiến đưa ra về vệc đổi mới phương pháp dạy học nói chung môn lịch sử nói riêng. Chương trình giáo dục phổ thông bàn hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh" . Theo các nhà nghiên cứu dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò hướng dẫn để quá trình truyền thông đạt hiệu quả. Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.Nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. ngay cái khác biệt ấn tượng đó là tâm tư tình cảm của dân tộc Việt Nam, thứ mà các nơi đó không có. Và những bài hát còn mãi với thời gian này đã cho người nghe cảm nhận được cái tâm tư tình cảm đó. Chính nhờ cái tâm tư tình cảm dân tộc này mà dân tộc Việt đã chiến thắng quân đội Pháp, Mỹ. Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể sử dụng âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ để dạy học theo phương pháp mới phù hợp thời đại mới. Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hóa, khái quát hóa để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật. để làm được điều đó, ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật, văn tự cổ) thì việc sử dụng âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn trong việc học lịch sử. II. Thực trạng chung Dạy học lịch sử có vai trò hết sức quan trọng nhưng trên thực tế ở các trường phổ thông việc dạy và học bộ môn lịch sử gặp rất nhiều khó khăn.Khó khăn lớn nhất đó là học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về môn học, không đầu tư thời gian để học tập hoặc học một cách đối phó. Về phía phụ huynh học sinh và xã hội thì một số cho đây là môn phụ nên rất ít quan tâm đến môn học Ở các trường THPT số lượng học sinh đăng ký đại học khối C rất ít và kết quả thi đại học và cao đẵng của bộ môn lịch sử rất thấp. Hiện nay, trong một tiết học lượng kiến thức lịch sử khá lớn, sách giáo khoa khá nặng về kiến thức khô khan với nhiều sự kiện, ngày tháng năm, địa danh, nhân vật,sách chủ yếu là kênh chữ, ít kênh hình thuộc bài, nhớ chi tiết đã tạo nên áp lực cho học sinh. Giáo viên luôn tiếp cận với nhiều phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Nhìn chung, đa số giáo viên đều nhiệt tình, hăng say trong công việc giảng dạy, tận tụy với học sinh ứng dụng nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh nhằm làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn nhưng do lượng kiến thức nhiều, khô khan với những ngày tháng năm, địa danh, nhân vật...khó nhớ mà chỉ nằm trong khuôn khổ của một tiết học nên hầu hết các giáo viên đều dạy nhồi nhét, chạy đua với thời gian, mang tính áp đặt vì vây học sinh cảm thấy tiết học nặng nề và chán ghét khi học môn Lịch sử. Trước thực trạng hiện nay, một giờ học lịch sử mà khơi dậy được đam mê, khơi dậy hứng thú để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, giúp các em nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em – đó chính là một bài học hiệu quả. Năm học 2012-2013, khi nghe tin Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáu môn thi tốt nghiệp, trong đó không có môn Lịch sử, các học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Thành phố Hồ Chí Minh đã reo mừng và xé đề cương ôn thi .Học sinh ham thích học môn lịch sử là thành công lớn của người dạy lịch sử. Một khi học sinh đã ham mê học môn lịch sử thì tình hình đã nêu trên sẽ được cải thiện và chất lượng dạy và học bộ môn cũng được nâng cao. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử phải tìm hiểu những bài hát có giá trị ý nghĩa để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. Tại trường THPT Lý Tự Trọng- Nha Trang việc đưa âm nhạc vào bài giảng lịch sử, đối với chúng tôi rất thuận lợi vì trường ở thành phố, gia đình học sinh đa phần có điều kiện, có nhiều phương tiện để khai thác và sử dụng âm nhạc hỗ trợ bài học... Từ thực trạng trên, tôi thấy cần thiết khi chọn đề tài: “Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919 - 1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng” Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN là sử dụng âm nhạc vào việc dạy học lịch sử giúp các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, có mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Sử dụng âm nhạc trong môn học giúp học sinh có tính t1ich cực chủ động trong học tập vì các em phải huy động kiến thức đã học các môn khác để hiểu sâu sắc sự kiên lịch sử, giúp các em biết vận dụng thông minh trong học tập. Đề tài SKKN này còn nhằm trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được qua thực tiễn giảng dạy lịch sử và qua học hỏi đồng nghiệp đi trước. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự Trong 2.2. Thực trạng dạy môn lịch sử ở trường THPT Lý Tự Trong trước khi thực hiện đề tài (Phiếu khảo sát học sinh) Qua kết quả khảo sát ( phụ lục 1) tôi rút ra những nhận xét như sau: - Phần đông số học sinh không thích học bộ môn Lịch sử, số học sinh chọn khối C để thi đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. - Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ rất nhiều nên trong giờ lịch sử lén làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng. - Giáo viên tự độc diễn trên bảng (giảng, đọc, học trò chép). Giáo viên đặt câu hỏi học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời. tử”. Tất cả giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng với hoàn cảnh hiện nay họ gần như không có lựa chọn khác. Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên đó là: Giáo viên dạy lịch sử còn để giờ học quá khô khan, nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó để khắc phục hiện tượng này, theo tôi tùy từng địa phương để áp dụng việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.Một trong những phương pháp mới có thể thực hiện rộng rãi đó là đưa âm nhạc vào giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn. 2.4. Vấn đề đặt ra: Giáo viên phải cố gắng đầu tư,tìm các phương pháp thích hợp, phải biết cô đọng kiến thức. Phải làm sao cho môn học của mình có sức thu hút ( ít nhất là trong các giờ lên lớp), học sinh có ý thức được tầm quan trọng của môn học, thấy nó thú vị và không thể không học. Điều này quả không dễ dàng chút nào, nhưng tôi biết không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt. Giáo viên phải có những biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh hiểu được kiến thức cơ bản nhất, trong một thời gian ngắn nhất , vừa đáp ứng được hiệu quả bài học vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn bài học. 2.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Phạm vi nghiên cứu:Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954 ( chương trình lớp 12 cơ bản). Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 12 trong dạy học bộ môn Lịch sử của Trường THPT Lý Tự Trọng Thời gian thực hiện đề tài: Từ tuần 9 đến hết tuần 16 ( năm học 2013- 2014). 2.6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: Khảo sát thăm dò ý kiến, Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận. Sưu tầm, tham khảo các tài liệu trong dạy học lịch sử và các tài liệu liên quan đến bộ môn Lịch sử 12. Sưu tầm những bài ca đi cùng năm tháng Kiểm tra, đánh giá kết quả. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 3.1. Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào?
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_am_nhac_trong_day_hoc_mon_lich.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-.pdf