Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học bài 21, 22, 23 môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản

docx 44 trang sk12 09/02/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học bài 21, 22, 23 môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học bài 21, 22, 23 môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học bài 21, 22, 23 môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản
 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
 -----------------------------
 ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG ÂM NHẠC, PHIM TƯ LIỆU NHẰM TẠO HỨNG THÚ 
VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC 
 BÀI 21, 22, 23 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN CƠ BẢN
 Lĩnh vực: Lịch sử
 Tác giả: Đặng Thị Kim Hoa 
 Số điện thoại: 0986650349.
 . I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Môn Lich sử có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước, 
niềm tự hào dân tộc, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần hình thành, phát triển nhân cách 
của học sinh.
 Thế nhưng hiện nay, đa số học sinh không hứng thú, thậm chí một số em còn 
chán và ghét môn Lịch sử. Vì vậy kết quả học tập không cao.
 Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, nhiều giáo viên tâm 
huyết với nghề đã luôn trăn trở, tìm tòi, đổi mới phương pháp day học như: Tổ 
chức các trò chơi, khai thác kênh hình, sử dụng phim tư liệu lịch sửTuy nhiên 
việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa được tiến hành thường 
xuyên mà mới chỉ dừng lại ở những giờ thao giảng, thanh tra hoặc các kỳ thi 
giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, một số giáo viên vẫn còn tiến 
hành dạy học theo lối truyền thống: thầy đọc - trò ghi, không sử dụng kênh 
hình, không sử dụng phim tư liệu, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử. Vì thế, giáo 
viên chưa tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
 Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, với mong muốn 
góp phần tạo hứng thú, nâng cao kết quả học tập cho học sinh, tôi đã mạnh dạn 
đổi mới phương pháp dạy học bằng hình thức: Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu 
nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học các 
bài21, 22, 23 môn Lịch sửlớp 12 - Ban cơ bản.
 Đề tài được nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng tương đương: lớp thực nghiệm 
(12A2) và lớp đối chứng (12A3). Hai lớp tương đương nhau về số lượng học 
sinh, giới tính, khả năng tiếp thu, cùng lựa chọn thi ban KHTN, điều kiện kinh tế
- xã hội, có cùng một giáo viên dạy môn Lịch sử. Lớp thực nghiệm được thực 
hiện giải pháp thay thế ở các bài 21, 22, 23 ( tiết 37, 38, 40, 41, 46) lớp 12- 
phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975.
II.GIỚI THIỆU.
2.1. Hiện trạng
 Hiện nay một thực trạng đáng buồn đang xẩy ra đó là đa số học sinh không 
thích học môn lịch sử thậm chí một số em còn chán và ghét môn học này. Các 
em học lịch sử là để đối phó với thầy, cô, thi cử chứ không phải học để hiểu biết, 
để khám phá, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì thế hiểu biết của các em về luận nhóm, học tập ở các di tích lịch sử, văn hóa, sử dụng âm nhạc,phim tư 
liệu...
 Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu vào giảng dạy bộ môn lịch sử là một trong 
những hình thức đem lại hiệu quả rất cao. Bởi âm nhạc là món ăn tinh thần 
không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người. Ngoài khả năng đem lại niềm 
vui, sự sảng khoái, nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống, âm nhạc còn 
có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức 
mạnh cảm hóa của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh giúp con người vươn tới một 
nhân cách toàn diện. Mỗi con người cảm nhận âm nhạc thông qua những cung 
bậc cảm xúc của tâm hồn mình chứ không phải bằng sự áp đặt của người khác. 
Vì thế khi kết hợp âm nhạc vào giảng dạy lịch sử, giáo viên không những đã 
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri 
thức mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh.
 Phim tư liệu là một nguồn tài liệu quí giá, mang tính chân thực, không hư 
cấu, không dàn dựng, khách quan, khoa học, hiện thực cuộc sống được phán ánh 
một cách trung thực nhất như nó vốn có. Vì vậy, sử dụng phim tư liệu phù hợp 
trong bài giảng không những cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn góp phần 
tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả bài học. Thông qua những thước phim, người 
học được sống lại trong khung cảnh của lịch sử, đựợc quan sát những sự kiện 
lịch sử, những nhân vật lịch sử thông qua lăng kính của bản thân chứ không chỉ 
bằng lời giảng, bằng sự áp đặt 1 chiều của giáo viên. Không những thế, xem 
phim còn rèn luyện cho người học kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá các sự 
kiện, các nhân vật lịch sử và góp phần tạo hứng thú cho học sinh, làm cho giờ 
hoc lịch sử trở nên hấp dẫn, sinh động
- Như vậy, việc sử dụng âm nhạc, phim tư liệu có ảnh hưởng lớn đến việc tạo 
hứng thú học môn lịch sử cho học sinh. Tuy nhiên việc khai thác âm nhạc, phim 
tư liệu, lại chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ được tiến hành ở một số 
giờ thao giảng, thanh tra hoặc các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường... Khai thác 
âm nhạc vào giờ học lịch sử còn là vấn đề mới bởi một số giáo viên cho rằng 
dạy học lịch sử không cần đến âm nhạc, mặt khác lượng kiến thức trong một giờ 
học rất nhiều nên giáo viên không đủ thời gian để tiến hành khai thác.
- Mặt khác việc khai thác âm nhạc, phim tư liệu vào việc giảng dạy môn Lịch sử 
ở các trường phổ thông hiện nay chủ yếu giáo viên dùng để minh họa chứ chưa 
hướng tới việc hướng dẫn học sinh khai thác. Nhiều giáo viên chưa nắm vững 
qui trình sử dụng phim, âm nhạc như thế nào? Vì thế hiệu quả chưa cao. + Hình thức khai thác: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, củng cố, 
tìm tòi hoặc vận dụng. Âm nhạc, phim tư liệu dùng để khái thác nội dung bài 
học hoặc minh họa
+ Thời điểm khai thác: Đầu mục, giữa mục, cuối mục của bài học.
+ Thời gian khai thác.
+Cách thức tiến hành.
2.3.3. Quá trình thực hiện.
 Việc sử dụng âm nhạc, phim tư liệu được tiến hành trong 5 tiết ở các bài: 
21, 22, 23 lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 - Lớp 12 - ban cơ bản.
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ 
và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam(1954-1965).
Tiết 37. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giownevơ
- Chuẩn bị tư liệu
+ Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh sưu tầm, chọn lựa những ca khúc hay 
viết về thời điểm cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ.
+ Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị ca khúc: Câu hò bên bến Hiền Lương của 
nhạc sỹ Hoàng Hiệp.
- Hình thức khai thác: Hoạt động khởi động.
- Mục đích khai thác:
 Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn dắt các em vào hoạt động kiến thức 
mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, giảm bớt những áp lực tâm lí do tiết học 
trước gây ra.
- Thời điểm khai thác: Đầu mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam 
sau 1954.
- Thời gian khai thác: 5 phút
- Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả sưu tầm, lựa chọn bài hát phù hợp mà 
giáo viên đã giao nhiệm vụ cho các em ở giờ học trước sau đó sẽ chốt lại ca 
khúc: Câu hò bên bến Hiền Lương.
+ Giáo viên cho học sinh có khả năng âm nhạc trình bày bài hát, nếu học sinh 
không trình bày được thì giáo viên sẽ cho các em nghe bài hát do ca sĩ thể hiện. 
Sau khi học sinh nghe ca khúc, giáo viên nêu 1 số câu hỏi gợi mở:
1?Ca khúc trên nói về địa danh nào?
2?Địa danh đó gắn liền với sự kiện lịch sử nào? + Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh tìm hiểu những thước phim tư liệu về 
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
+ Giáo viên chọn bộ phim Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân năm 
1968 phát trên VTV1.
- Thời điểm khai thác: đầu mục 3. Tổng tiến công nổi dậy xuân 1968.
- Mục đích: Giúp học hiểu được cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 là 
một trong những sự kiện lịch sử quan trọng có tác động rất lớn đến kết quả cuộc 
kháng chiến chóng Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Đồng thời qua đó rèn luyện 
cho các em kỹ năng quan sát, phán đoán, đánh giá, nêu kết luận và đưa nhận xét 
của bản thân. Với hình thứckhai thác này giáo viên không những phát huy năng 
lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mà còn làm 
cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
- Thời gian khai thác: 5 phút
- Cách thức tiến hành
+ Giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 
Xuân Mậu Thân 1968 phát trên VTV1.
+ Sau khi xem phim, giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt vấn đề:
1? Cuộc Tổng tiến công diễn ra chủ yếu trên địa bàn nào? Mục đích của ta khi 
mở cuộc Tổng tiến công năm 1968?
2? Từ những dữ liệu đã xem trên phim và thực tế cách mạng miền Nam, theo em 
mục tiêu nào ta đã đạt được, chưa đạt được? Từ kết quả đó rút ra bài học gì?
3? Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công
Tiết 41. Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông 
Dương hóa chiến tranh (1969-1973)
Giáo viên sử dụng 2 hình thức: khai thác phim tư liệu và âm nhạc.
a. Khai thác phim tư liệu
* Phim cuộc tống tiến công chiến lược năm 1972
- Thời điểm khai thác: Giữa mục 3. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
- Mục đích: Giúp học sinh hiểu được cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trịlà một 
trong những chiến trường khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tinh thần 
chiến đấu, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh để bảo 
vệ độc lập của tổ quốc, qua đó góp phần giáo dục cho các em lòng yêu nước, 
niềm tự hào, sự tri ân đối với những người đã ngã xuống.
- Thời gian khai thác: 5 phút
- Cách thức tiến hành: GV cho học sinh xem phim tư liệu sau đó nêu câu hỏi: - Thời điểm khai thác: Mục 2
- Thời gian khai thác: 10 đến 12 phút 
 Cách thức tiến hành:
*Chiến dịch Tây Nguyên
GV cho học sinh xem phim từ đầu mục sau đó nêu 1 số câu hỏi để giải quyết 
vấn đề:
1?Tại sao Bộ chính trị lại chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu cho cuộc Tổng 
tiến công nổi dậy năm 1975?
2? Khi mở chiến dịch Tây Nguyên, quân ta đã sử dụng lối đánh như thế nào? 
Chọn địa điểm nào để mở đầu cho chiến dịch?
3? Địch đã đối phó như thế nào? 
4? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch?
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- Thời gian khai thác: 3 phút
- Thời điểm khai thác cuối mục b.
*Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Thời điểm khai thác cuối mục c
- Thời gian khai thác: 5 phút
- Cách thức tiến hành
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh, phương châm, diễn biến 
trên lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh sau đó cho HS xem phim.
+ Mục đích: Giúp học biết, hiểu về cuộc tiến công nổi dậy Xuân 1975 nói chung 
và chiến dịch Hồ Chí Minh nói riêng một cách chân thực, sinh động nhất. Qua 
đó góp phần rèn luyện cho các em kĩ năng lắng nghe, quan sát, phân tích, đánh 
giá sự kiện lịch sử.
b. Khai thác âm nhạc
- Chuẩn bị tư liệu
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm, chọn lựa 2 ca khúc hay nhất 
liên quan đến thời điểm đất nước thống nhất năm 1975.
+ Giáo viên chuẩn bị 2 ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà 
và “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Thời điểm khai thác:
+ Bài hát “Đất nước trọn niềm vui” khai thác vào cuối mục IV Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm.
 Các nhóm tham gia nghiên cứu Học sinh các nhóm
 Sĩ số Nam Nữ
 Lớp 12A2 40 27 13
 Lớp 12A3 41 21 20
4.2. Thiết kế.
Chúng tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương 
đương.
Bảng 2
 Lớp Kiểm tra trước tác Tác động Kiểm tra sau tác
 động động
 12A2 Khảo sát về hứng thứ Dạy học có sử - Khảo sát về 
Nhóm thực của HS để xác định hai dụng âm nhạc, hứng thú
nghiệm nhóm tương đương phim tư liệu. - Kiểm tra kiến
 nhau. thức của HS
 12A3 Kết quả học tập đã Dạy học bình - Khảo sát về 
Nhóm đối chứng được xác định là tương thường hứng thú
 đương nhau, nên không - Kiểm tra kiến
 kiểm tra trước tác động thức của HS
4.3. Quy trình nghiên cứu.
a. Chuẩn bị của giáo viên
Sưu tầm, chọn lựa, xử lý các tư liệu âm nhạc, phim tư liệu tại các web bài giảng 
điện tử, thư viện tư liệu, đài truyền hình
b. Khảo sát hứng thú của học sinh trước khi tác động
- Xây dựng thang đo hứng thú: khi xây dựng thang đo, chúng tôi đã lấy ý kiến 
của GV trong bộ môn và góp ý của một số chuyên gia trong giáo dục.
- Khảo sát hứng thú của học sinh ở 2 lớp để xác định sự tương đương về hứng 
thú của các nhóm tham gia nghiên cứu.
c. Tiến hành tác động (dạy thực nghiệm)
Sử dụng giải pháp mới trong việc dạy học tại lớp thực nghiệm đồng thời dạy học 
theo phương pháp dạy bình thường tại lớp đối chứng.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_am_nhac_phim_tu_lieu_nham_tao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng âm nhạc, phim tư liệu nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập ch.pdf