Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ
MỤC LỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..................................................................................2 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SKKN..............................3 PHẦN 1: NỘI DUNG...........................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ...................................................4 1. Các khái niệm liên quan....................................................................................4 2. Các hình thức trình bày đoạn văn......................................................................4 3. Các thao tác lập luận..........................................................................................4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI...5 1. Một số yêu cầu khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ................................5 1.1 Dàn ý dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý............................................6 1.2 Dàn ý dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.....................................6 1.3 Dàn ý dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện.........8 2. Thực trạng vấn đề.............................................................................................8 3. Các giải pháp thực hiện.....................................................................................9 3.1 Giải pháp 1: Phần chuẩn bị..............................................................................9 3.2 Giải pháp 2: Phần hướng dẫn học sinh tìm ý cho đoạn văn..........................10 3.3 Giải pháp 3: Các hoạt động cụ thể.................................................................10 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan...”. Theo tinh thần trên, đổi mới hình thức đánh giá kiểm tra chất lượng học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực là cần thiết. Phương án thi THPTQG năm 2018 được Bộ giáo dục quyết định học sinh thi 3 bài độc lập: Toán, Văn, Ngoại ngữ và tự chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (Hóa, Sinh, Lý) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, GDCD). Trong đó môn Văn vẫn theo hình thức tự luận nhưng đã có sự thay đổi như sau: Về hình thức là đoạn văn (không phải bài văn). Thời gian thi đã giảm xuống từ 180 phút còn 120 phút. Bởi vậy các phần trong đề thi đã có sự điều chỉnh, đặc biệt phần nghị luận xã hội từ viết bài văn 600 chữ đã chuyển thành viết đoạn văn 200 chữ được triển khai ý từ phần Đọc hiểu. Về điểm số cũng có sự biến động từ 3,0 điểm trước đó thành 2,0 điểm. Yêu cầu về nội dung, đề thi phát huy tối đa việc phát biểu chủ kiến của học sinh về một quan điểm, hiện tượng, vấn đề được trích dẫn hoặc được gợi ra từ văn bản đọc hiểu ở phần trên. Ở bậc THPT trong phân môn Làm văn học sinh tiếp tục được luyện tập viết đoạn văn nhưng chủ yếu là rèn viết đoạn văn nghị luận văn học. Chương trình THPT hiện hành, nhất là chương trình lớp 12 chủ yếu rèn kĩ năng lập dàn ý và tạo lập văn bản mà chưa chú ý đến việc rèn viết đoạn văn nghị luận 200 từ cho học sinh. Sắp tới Bộ giáo dục có kế hoạch thay đổi Sách giáo khoa mới. Đây là thời điểm giao thời giữa cũ và mới, giữa hình thức thi đã thay đổi còn chương trình chưa đáp ứng kịp thời. Với sáng kiến “Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn 3 a. Khái niệm về đoạn văn Đoạn văn: Là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống nhất. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. b. Các hình thức trình bày đoạn văn. Ngoài hai hình thức trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích và song hành (ít dùng), khi dựng đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận xã hội nói riêng thường sử dụng 3 hình thức trình bày đoạn văn phổ biến như sau: + Diễn dịch: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn. Các câu còn lại triển khai ý tưởng đã được nêu ra ở câu chủ đề. + Quy nạp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở cuối đoạn. Các câu phía trên làm nhiệm vụ dẫn dắt, lí giải để có thể đi đến kết luận ở câu chủ đề. + Tổng phân hợp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn, mở ra vấn đề cho các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể. Câu kết đoạn chốt lại vấn đề và nâng cao ý. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh, chúng tôi chú ý tới hình thức tổng - phân - hợp. 3. Các thao tác lập luận 3.1 Thao tác lập luận giải thích - Làm cho người nghe hiểu rõ tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu, chỉ ra mặt có lợi, có hại, nguyên nhân hậu quả và cách phòng tránh - Yêu cầu: mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. 3.2 Thao tác lập luận phân tích - Mục đích: Làm rõ đặc điểm về nội dung và hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Một số yêu cầu khái quát khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ - Hình thức: Đoạn văn (không phải bài văn) không xuống dòng. - Dung lượng: 200 từ, tương đương 17-20 dòng trên tờ giấy thi. - Nội dung: Cần đưa vấn đề về các dạng nghị luận đã học. Đoạn văn đáp ứng được yêu cầu của đề, các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau. - Cấu trúc đoạn văn: Nếu đề không yêu cầu cụ thể thì hình thức đoạn văn nên sử dụng hình thức là tổng - phân - hợp. 2. Một số yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ 2.1 Cách làm dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bước 1: Tìm hiểu đề. Thông thường phần tìm hiểu đề, GV gọi HS trả lời nhanh bằng miệng, xác định vấn đề cốt lõi mà đề yêu cầu, nhất là với những dạng đề kín từ đó định hướng cách dẫn dắt vấn đề. Người viết cần xác định được ba yêu cầu cơ bản sau: - Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (vấn đề nhận thức, vấn đề đạo đức, các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, ứng xử) Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? - Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? (giải thích, chứng minh, bình luận). - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Trong văn học, trong đời sống thực tiễn (khuyến khích lấy dẫn chứng trong đời sống thực tiễn). Bước 2: Lập dàn ý *) Đề yêu cầu bàn về một vấn đề mang tính khái quát, dàn ý cơ bản như sau: - Giới thiệu trực tiếp vào vấn đề Mở đoạn Nêu tư tưởng, đạo lí cần bàn cần bàn luận từ 1 đến 3 câu. Thân đoạn Giải thích (Là gì?) - Giải thích ngắn gọn nội dung 7 về chính tả, cách dùng từ hay thiếu chữ mà trong quá trình vừa tư duy vừa viết đôi khi các em dễ phạm phải. *) Ví dụ minh họa: Viết một đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau “Tình người là sống tử tế với nhau”. Nhân loại đã sản sinh ra nhiều giá trị, Nêu tư tưởng, đạo chuẩn mực với mục đích làm cho xã hội trở Mở đoạn lí cần bàn nên văn minh hơn, trong đó có lối sống tử tế. - Tử trong tử tế có nghĩa là nhỏ nhất; tế trong tử tế có nghĩa là cẩn trọng. Giải thích (Là gì?) - Tử tế trong ứng xử nghĩa là từ những điều nhỏ nhất cũng phải cẩn trọng, ý tứ. - Không tuân thủ những nguyên tắc đó ta sẽ trở nên dễ dãi, không chú ý đến hành vi, cử chỉ của mình; không hiểu thói quen, tập quán, sở thích của người khác sẽ dẫn đến Phân tích, chứng thất bại trong giao tiếp.. Thân đoạn minh (Tại sao? - Sống tử tế tình người sẽ trở nên ấm áp, Như thế nào?) con người sẽ trở nên tin cậy lẫn nhau. - Con người sẽ tránh xa được sự đố kị, dối trá, oán ghét, hoài nghi, chỉ còn lại là sự chân thành, tôn trọng, đối đãi lịch thiệp với nhau - Tử tế không đồng nghĩa với hạ mình. Bàn luận, mở rộng - Phê phán những người cẩu thả, thô bạo vấn đề trong cách hành xử, thiếu quan tâm đến 9 - Nhất thiết phải có: Giải thích hiện tượng, rút ra bài học. - Thời gian và dung lượng tập trung vào yêu cầu của đề. Học sinh linh hoạt triển khai. *) Ví dụ minh họa: Viết đoạn văn nghị luận 200 từ bàn luận về hiện tượng “Like là làm”. Nêu hiện tượng Giới thiệu thẳng hiện tượng cần bàn luận Mở đoạn đời sống cần bàn. bằng một câu tổng quát. - “Like là làm” là hình thức câu like, người đăng bài viết ra yêu cầu nếu share hoặc like Giải thích (Là đủ số lần sẽ thực hiện một việc làm nào đó: gì?) châm xăng tự đốt; tự làm việc gì đó mà người khác không hình dung tới Biểu hiện, thực Nêu các biểu hiện cụ thể. trạng Phân tích nguyên Thân đoạn - Sự lệch lạc trong suy nghĩ, muốn chơi nhân/ tác hại ngông và muốn nhanh chóng nổi tiếng. hoặc tác dụng - Do đám đông vô cảm, hưởng ứng châm (nếu là hiện ngòi. tượng tốt) Biện pháp khắc phục/ biện pháp Giải pháp khắc phục/ thực hiện việc đó như nhân rộng hiện thế nào? tượng. Rút ra bài học - Nhận thức tác dung/tác hại Kết đoạn nhận thức và - Hành động. hành động 11 Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (THẢO NGUYÊN) Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên? Dàn ý Bước 1: Xác định vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện. (Quan niệm sống tích cực mà câu chuyện gợi ra: Sống phải có ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ). Bước 2: Đưa về dạng đề cơ bản (Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý) a) Giải thích: - Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ. - Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động... chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt. b) Bình luận: - Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. - Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. c) Bài học: 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_viet_doan_van_nghi_l.docx
- Bìa Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ.pdf