Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12

pdf 86 trang sk12 18/03/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12
 BM 01-Bia SKKN 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI 
 TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 
 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LIÊN 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục  
 - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  
 (Ghi rõ tên bộ môn) 
 - Lĩnh vực khác: .......................................................  
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 
 Năm học: 2012 – 2013 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong các môn học ở trường THPT thì Hóa học là môn học mà nhiều học 
sinh vẫn còn yếu đặc biệt là ở các trường mà mặt bằng về nhận thức của học sinh 
còn thấp như trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai. 
 Hóa học là một môn học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm. Học sinh phải nắm 
vững lý thuyết thì mới có khả năng vận dụng lý thuyết ấy vào các bài tập cụ thể. 
Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn chưa biết hệ thống kiến thức và chưa có nhiều kỹ 
năng giải các bài tập trắc nghiệm trong đó có những phương pháp giải nhanh. 
 Trong các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì hình 
thức trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm. Qua đó, học sinh được kiểm tra 
nhiều kiến thức, kỹ năng hơn hình thức tự luận, đồng thời cho kết quả nhanh. Việc 
nắm vững các kỹ năng làm bài trắc nghiệm sẽ giúp học sinh đạt dược kết quả cao 
trong các bài kiểm tra, bài thi học kì và kể cả thi tốt nghiệp. 
 Với những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tại này nhằm giúp học sinh 12 làm 
tốt các bài trắc nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học. Qua đề tài, tôi cũng muốn 
trao đổi các kinh nghiệm trong công tác giảng dạy với các thầy cô giáo đồng 
nghiệp để tôi có thể nâng cao năng lực về chuyên môn. 
 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 1. Cơ sở lý luận 
 a. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan 
 Việc kiểm tra - đánh giá nói riêng và thi cử nói chung đang là vấn đề thời sự 
hiện nay được cả nước quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX 
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “ Trong những năm trước mắt, giải quyết 
dứt điểm những vấn đề bức xúc; sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về 
nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cải tiến chế độ thi 
cử”. 
 Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là một trong những phương pháp kiểm tra - 
đánh giá có nhiều ưu điểm, đặc biệt là tính khách quan trong kiểm tra - đánh giá. 
Nếu kết hợp chặt chẽ giữa TNKQ, trắc nghiệm tự luận, vấn đáp và quan sát sẽ 
cho phép giáo viên đánh giá khách quan, công bằng và chính xác kết quả học tập 
của học sinh. 
 Từ năm học 2006-2007 cả nước thực hiện chương trình và sách giáo khoa 
mới bậc THPT. Một trong những yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình và sách 
giáo khoa là tăng cường sử dụng TNKQ vào việc đánh giá kết quả học tập của học 
sinh. 
 * Ưu điểm 
 - Trong một thời gian ngắn, kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào 
những khía cạnh khác nhau của một kiến thức. 
 - Nội dung kiến thức kiểm tra "rộng" có tác dụng chống lại khuynh hướng 
học tủ, học lệch. 
 - Số lượng câu hỏi nhiều, đủ độ tin cậy và đủ cơ sở để đánh giá chính xác 
trình độ của học sinh thông qua kiểm tra. 
 - Đọc kỹ đề bài và biết kết hợp các lựa chọn vào đề bài. 
 - Bình tĩnh, tự tin. 
 b. Kinh nghiệm 
 *Muốn nắm vững lý thuyết cần: 
 - Luôn chuẩn bị bài trước khi học bài mới. 
 - Luôn tập trung, chú ý trong giờ học, biết ghi chép những nội dung quan trong 
 và những nội dung giáo viên lưu ý. 
 - Trả lời các câu hỏi lý thuyết và làm các bài tập vận dụng sau mỗi bài học. 
 - Đọc thêm các sách tham khảo. 
 - Tóm tắt nội dung mỗi bài học hoặc cả chương, tìm ra mối liên hệ giữa các bài 
 học và các chất với nhau 
 Ví dụ: Tóm tắt lý thuyết Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ 
 Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ 
Gồm các nguyên Li, Na, K, Rb, Cs Be, Mg, Ca, Sr, Ba 
tố 
Vị trí trong bảng Nhóm IA Nhóm IIA 
tuần hoàn 
Đặc điểm cấu tạo -Lớp ngoài cùng: ns1 -Lớp ngoài cùng: ns2 
nguyên tử và cấu -Bán kính nguyên tử lớn nhất -Bán kính nguyên tử lớn chỉ 
tạo tinh thể. so với các nguyên tử cùng nhỏ hơn kim loại kiềm. 
 chu kì. -Có cấu trúc mạng tinh thể 
 -Có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau. 
 lập phương tâm khối. 
Tính chất vật lý -Là các kim loại nhẹ, mềm, -Tương tự như kim loại 
 trắng như bạc; nhiệt độ nóng kiềm. 
 chảy và nhiệt độ sôi thấp. -Các tính chất vật lý biến đổi 
 -các tính chất vật lý biến đổi không theo quy luật. 
 theo quy luật. 
Tính chất hóa học Tính khử mạnh Tính khử mạnh (yếu hơn 
 M M+ + 1e kim loại kiềm) 
 -Tác dụng với oxi tạo oxit và M M2+ + 2e 
 peoxit. -Tác dụng với oxi tạo oxit. 
 -Tác dụng với phi kim khác -Tác dụng với phi kim khác 
 tạo muối. tạo muối. 
 -Tác dụng với axit -Tác dụng với axit 
 +Với HCl và H2SO4 loãng: +Với HCl và H2SO4 loãng: 
 tạo muối và H2 tạo muối và H2 
 +Với HNO3 và H2SO4 đặc: +Với HNO3 và H2SO4 đặc: 
 phản ứng mãnh liệt. khử được N+5 và S+6 xuống 
 -Tác dụng với nước ở nhiệt mức thấp nhất. 
 độ thường tạo dung dịch kiềm -Tác dụng với nước ở nhiệt 
 và giải phóng khí hiđro. độ thường (trừ Be và Mg) 
 M + H2O MOH + ½ H2 tạo dung dịch kiềm và giải 
 phóng khí hiđro. 
 M + 2H2O M(OH)2 + H2 
 Lưu ý: hiệu suất của phản ứng đượng tính theo công thức 
 luong ly thuyet
H .100% 
 luong thuc te
Ví dụ: (phụ lục) 
Câu 29: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) 
đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của 
phản ứng este hóa là (Cho H = 1; C = 12; O = 16). 
 A. 50% B. 62,5% C. 55% D. 75% 
Huớng dẫn giải: 
 H SO( d ), t0
Ta có ptpư: CH3COOH + C2H5OH  2 4 CH3COOC2H5 + H2O 
 12
nCH COOH 0,2( mol )
 3 60
 13,8
n 0,3( mol )
 C2 H 5 OH 46
 n n 0, 2( mol )
 este() LT CH3 COOH
 11
Suy ra n 0,125( mol ) 
 este() TT 88
 0,125
 H .100% 62,5%
 0, 2
Chọn phương án B 
 Phương pháp 4: Lập CTPT của chất hữu cơ. 
 Có 3 cách cơ bản lập CTPT của chất hữu cơ 
 -Dựa vào khối lượng hoặc phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong chất 
 hữu cơ. 
 -Dựa vào CTĐGN. 
 -Dựa vào khối lượng sản phẩm của phản ứng đốt cháy. 
 Ngoài ra, đối với các hợp chất hữu cơ đã xác định được CTTQ, thì cần xác định 
 khối lượng mol để tìm ẩn n trong CTTQ. 
Ví dụ: (phụ lục) 
Câu 30: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn 
chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là 
 A. etyl axetat. B. propyl fomiat. C. metyl axetat. D. metyl fomat. 
Hướng dẫn giải: 
Gọi CTPT của este là CnH2nO2 (n 2) 
PTPƯ: RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH 
neste n NaOH 0,1.1 0,1( mol )
 6
Suy ra: M 60( g / mol ) 
 este 0,1
14n 32 60 n 2
Vậy CTPT của este là C2H4O2 
CTCT của este là: HCOOCH3 
Tên este: Metyl fomat 
Chọn phương án D 
 Phương pháp 5: Bài tập lập CT trung bình. 
 Câu 41: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO 
(ở đktc). Khối lượng sắt thu được là: 
 A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam. 
Hướng dẫn giải: 
Ta có các ptpư: 
FeO + CO Fe + CO2 
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 
Fe + CO: không phản ứng 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 
m m m m
 Fe X CO CO2
 2, 24
nCO n CO 0,1( mol ) 
 2 22,4
mFe 17,6 0,1.28 0,1.44 16( g )
Chọn phương án C 
 * Một số công thức tính toán thường dùng: 
 m
 Công thức tính số mol:n 
 M
 V() l
 Công thức tính số mol khí ở đktc: n 
 22, 4
 PV.
 Công thức tính số mol khí không ở đktc: n 
 RT.
 mct n
 Công thức tính nồng độ dung dịch: C% .100(%) ;CM 
 mdd Vdd () l
 M A
 Công thức tính tỉ khối: d AB/ 
 M B
 m
 Công thức tính khối lượng riêng: D 
 V
 Công thức tính khối lượng mol phân tử của hỗn hợp: 
 nAABB.. M n M
 M hh 
 nAB n
 %.%.n M n M
 M AABB
 hh 100
 VMVMAABB.. 
 M hh 
 VVAB 
 %.%.VMVM 
 M AABB
 hh 100
 c. Áp dụng thực hành trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo từng chương (phụ 
 lục) 
 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
1. Một số đề kiểm tra một tiết đã thực hiện trong năm học 2012-2013 
Đề kiểm tra lần 1: 
 Nội dung đề: 001 
 A. (C17H31COO)3C3H5 B. (C17H35COO)3C3H5 
 C. (C17H33COO)3C3H5 D. (C15H31COO)3C3H5 
16. Số đồng phân có cùng CTPT C3H6O2 là: 
 A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
17. Thủy phân metyl axetat trong môi trường axit thu được 3,2 gam ancol metylic. 
Biết H = 80%. Khối lương metyl axetat là: 
 A. 11 gam B. 5,92 gam C. 9,25 gam D. 7,4 gam 
18. Ứng dụng nào dưới đây không là ứng dụng của glucozơ? 
 A. Tráng gương, tráng phích B. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic 
 C. Nguyên liệu sản xuất PVC D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng 
 lực. 
19. Thủy phân 324 g tinh bột, hiệu suất phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu 
được là 
 A. 270 g B. 360 g C. 300 g D. 250 g 
20. Cho sơ đồ chuyển hóa sau 
 Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là 
 A. C2H5OH và CH3CHO B. C2H5OH và C2H4 
 C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO D. CH3CHO và C2H5OH 
21. Để phân biệt 2 dd: glucozơ và saccarozơ ta dùng thuốc thử nào dưới đây 
 A. dd Na2CO3 B. dd AgNO3/NH3 C. dd HCl D. dd NaOH 
22. Dùng 341 kg xenlulozơ và 420 kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao 
nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat ( biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%). 
 A. 0,5 tấn B. 0,75 tấn C. 0,85 tấn D. 0,6 tấn 
23. Thủy tinh hữu cơ được tạo ra từ este nào sau đây? 
 A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. C2H5COOCH=CH2 
 C. CH3COOCH=CH2 D. CH2=CHCOOCH3 
24. Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 0
 A. Dd glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở t cao tạo ra 
 phức đồng [Cu(C6H11O6)2]. 
 B. Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun 
 nóng cho kết tủa Cu2O. 
 C. Dẫn khí hiđro vào dd glucozơ đun nóng có Ni làm chất xúc tác sinh ra 
 sorbitol. 
 D. Dd AgNO3/NH3 oxi hóa glucozơ thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim 
 loại. 
25. Đun 7,4 gam X có CTPT C3H6O2 với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản 
ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và 1 lượng muối Z. CTCT X và khối 
lượng m của Z là: 
 A. HCOOC2H5, m= 4,6 gam B. HCOOC2H5, m= 6,8 gam 
 C. CH3COOCH3, m= 6,0 gam D. CH3COOCH3, m= 8,2 gam 
26. Phản ứng có thể chuyển glucozơ và fructozơ thành sản phẩm giống nhau là 
phản ứng với : 
 A. H2 ( Ni, tº) B. Cu(OH)2 C. Na D. AgNO3/ NH3 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lam_bai_trac_nghiem.pdf