Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ văn lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ văn lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN TRONG CÁC TIẾT DẠY TỰ CHỌN NGỮ VĂN LỚP 12 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: NGỮ VĂN - Lĩnh vực khác ..................................................... Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011- 2012 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dạy và học, chương trình mới của môn Ngữ Văn THPT được chính thức áp dụng từ năm học 2006-2007, trong đó có việc thực hiện chương trình dạy học tự chọn. Dạy học tự chọn nhằm mục đích bổ sung một số kiến thức cần thiết trên cơ sở hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề nhất định, đồng thời cung cấp thêm những tri thức, tư liệu bổ trợ cho học sinh. Dạy học tự chọn nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học, phát huy tư duy sáng tạo, tinh thần tự học của học sinh. Ngoài ra, học sinh còn biết vận dụng kiến thức vào giao tiếp trong cuộc sống. Trong trường THPT hiện nay, do yêu cầu đổi mới, khi học môn Ngữ Văn học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức trên cơ sở định hướng của giáo viên mà còn phải trang bị rất nhiều kĩ năng để phát triển toàn diện về năng lực Ngữ Văn. Trong thực tế, do khối lượng kiến thức lớn và bị áp lực về thời gian nên giáo viên rất khó để rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh (bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học). Trong khi đó, cấu trúc của đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ môn Ngữ văn do Bộ GD & ĐT công bố thì đây là phần bắt buộc chung cho các thí sinh học chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Nhằm mục đích nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh trong các tiết dạy tự chọn để bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, trong phạm vi của đề tài, tôi xin trao đổi về “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ Văn 12”(theo chương trình chuẩn). II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Một đòi hỏi bức thiết mà Báo cáo nêu ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong nhiều phương diện đổi mới có “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng việc dạy năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kĩ năng thực hành () nhằm “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo” tránh lối truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức” (Phan Sĩ Anh – “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”). Như vậy kĩ năng thực hành rất được chú trọng. Căn cứ vào công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 28/8/ 2011 của Bộ GDĐT và công văn số 1366/SGDĐT- GDTrH ban hành ngày 29/8/2011 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2011-2012 có hướng dẫn về việc thực hiện tốt việc dạy học tự chọn, cụ thể: - Môn học tự chọn nâng cao của ban Cơ bản sử dụng sách giáo khoa nâng cao. Giáo viên có thể tùy vào trình độ học sinh từng lớp mà vận dụng phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm tăng khả năng diễn đạt, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học của học sinh. STT Chủ đề Theo Tuần dạy tự chọn PPCT 01 Kĩ năng lập dàn ý trong văn nghị luận. Tuần 1 02 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Tuần 1 Tuần 2 - 5 03 Nghị luận về một hiện tượng đời sống Tuần 5 Tuần 6 - 9 04 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Tuần 6 Tuần 10 - 15 05 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác Tuần 15 Tuần 16 - 21 lập luận 06 Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Tuần 17 Tuần 22 - 23 07 Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích Tuần 23 Tuần 24 – 31 văn xuôi. 08 Mở bài, kết bài trong văn nghị luận Tuần 28 Tuần 32 – 33 09 Diễn đạt trong văn nghị luận Tuần 30 Tuần 34 – 37 2.2. 3. Thực hiện các chủ đề: * Chủ đề 1: Kĩ năng lập dàn ý trong văn nghị luận. Mục tiêu: giúp học sinh định ra dàn ý thích hợp cho mỗi đề văn. Phương thức thực hiện: đây là thao tác thực hiện đầu tiên khi làm bài văn nghị luận. Trong tiết tự chọn, giáo viên chủ yếu đưa các dạng đề để học sinh biết cách phân tích đề bài để định ra dàn ý thích hợp. Để học sinh thực hiện tốt thao tác này giáo viên lưu ý các em đọc kĩ đề bài để xác định: - Yêu cầu về nội dung: đề bài chỉ rõ vấn đề cần nghị luận (điều này giúp xác định phương hướng lập ý). - Yêu cầu về hình thức: chỉ dẫn về kiểu bài trong đề bài. - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng. * Ví dụ: -Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: “Tình thương là hạnh phúc của con người”. - Đề 2: Về một vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. Đề bài Đề bài đòi Vấn đề cần Chỉ dẫn về Phạm vi dẫn chứng Ý nghĩa của câu nói: tình thương làm cho con người luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Con người sẽ hạnh phúc khi làm được một điều gì đó có ích cho người khác. - Biểu hiện của tình thương: trong phạm vi gia đình, xã hội (cần nêu những tấm gương điển hình). - Bình luận: + Tình thương là hạnh phúc của con người, đó cũng là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, không biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác - Liên hệ bản thân: rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương. - Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình. * Kết bài: - Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới. * Chủ đề 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Mục tiêu: giúp học sinh rèn kĩ năng lập dàn ý, biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí. Biết huy động kiến thức, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Phương thức thực hiện: giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt được nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Tư tưởng, đạo lí gồm: lí tưởng (lẽ sống), cách sống, hoạt động sống, mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người... - Trước khi tìm hiểu đề cần đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ quan trọng, ngăn vế (nếu có). - Giáo viên chọn một số đề bài thực hành, sử dụng phương pháp đàm thoại phân tích đề. Học sinh tự chọn một trong những đề bài đã cho lập dàn ý cá nhân. Ở đây chỉ nêu vài ví dụ cụ thể, tùy tình hình thực tế giáo viên linh động chọn đề phù hợp với khả năng của học sinh. - Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đức hi sinh (khoảng 1 trang giấy thi). - Đề 2: Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. - Đề 3: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau: “Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”. - Nêu thực trạng vấn đề đang diễn ra như thế nào ? Có ảnh hưởng đến đời sống con người ra sao ? (Hậu quả như thế nào? Hoặc vấn đề có ý nghĩa như thế nào trong đời sống xã hội). Có thể liên hệ tình hình địa phương để làm nổi bật tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề. - Nêu nguyên nhân vấn đề: Các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan (Nếu là một hiện tượng tốt thì lược đi phần nguyên nhân và nêu vai trò tích cực của hiện tượng). - Đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt và lâu dài (việc cần làm, cách thức thực hiện, sự phối hợp giữa các lực lượng, đoàn thể.). - Có thể liên hệ bản thân trong việc tham gia thực hiện giải pháp. * Kết bài: Nêu suy nghĩ về vấn đề đang nghị luận và rút bài học cho bản thân. Giáo viên cho một số đề bài để học sinh luyện tập ở nhà. Vào các tiết tự chọn tiếp theo, một số học sinh sẽ trình bày để tập thể cùng nhận xét. Cuối cùng giáo viên đánh giá chung và có thể cung cấp dàn bài gợi ý cho học sinh. - Đề 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng học để đối phó với thi cử ở một số học sinh hiện nay (khoảng 1 trang giấy thi). Gợi ý: - Học để đối phó với kiểm tra, thi cử là học tập mà không có hứng thú, say mê, không chủ động tìm hiểu, không động não; học cho qua các kì thi, học chỉ để có điểm cao, - Đây là tình trạng phổ biến trong học sinh hiện nay. Biểu hiện: chép sách giải khi giáo viên giao bài tập, học vẹt, học tủ, hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao, - Hậu quả: + Học để đối phó khiến học sinh mất căn bản; thụ động trong học tập; ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, + Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời. Về lâu dài, học đối phó làm suy thoái nền giáo dục nước nhà - Nguyên nhân: + Hiện tượng này có thể do chương trình học nặng; do bị ép buộc, áp đặt từ gia đình + Do học sinh không có ý thức, không xác định rõ mục đích của việc học - Giải pháp: + Nhà trường, gia đình không nên tạo quá nhiều áp lực học tập cho HS. + HS có phương pháp học tập khoa học, hiệu quả (chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức, tránh học lệch, học vẹt, học tủ,). - Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) về việc hiện nay nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi (khoảng 1 trang giấy thi). + Đề 1: Phân tích tâm trạng của Quang Dũng khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! ...Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (trích “Tây Tiến”) + Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ...Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (trích “Tây Tiến” – Quang Dũng) + Đề 3: Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. + Đề 4: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. + Đề 5: Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. Giáo viên lưu ý học sinh khi phân tích một bài thơ (đoạn thơ) cần nắm được: - Đặc điểm sáng tác hoặc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Tư tưởng chủ đạo của bài thơ hoăc vị trí đoạn thơ, ý khái quát của đoạn thơ. - Bám sát vào văn bản thơ, chia đoạn và tìm ý chính của mỗi đoạn, biến ý chính của mỗi đoạn thành các luận điểm (đối với từng khổ vẫn có thể chia tách ra thành các ý nhỏ được). - Giảng giải, cắt nghĩa ý câu thơ kết hợp với dẫn chứng nhằm minh họa cho lí lẽ. Phân tích các yếu tố nghệ thuật: hình ảnh, nhạc điệu, cấu trúc câu, các phương thức chuyển nghĩa phải lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu vì tất cả những yếu tố đó nhằm biểu đạt một nội dung, một ý tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm (nếu tách rời phương diện nội dung thì sự phân tích nghệ thuật sẽ trở nên vô nghĩa). - Phân tích mối liên hệ giữa các ý thơ. - Trong quá trình phân tích luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát về luận điểm của toàn bài thơ. - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật cùa bài thơ (đoạn thơ). - Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của nhà thơ, trong tâm trí của người đọc. Có thể mở rộng liên hệ, so sánh để thấy nét độc đáo và đóng góp của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam. * Lưu ý: tránh diễn nôm các câu thơ ra thành văn xuôi, người viết phải biết lướt qua những chỗ thứ yếu hoặc đã hiển nhiên để tập trung vào những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và luôn hướng về ý khái quát. Có thể tiến hành cho học sinh tự chọn đề viết thành bài văn hoàn chỉnh vào tiết tự chọn tuần sau. Sau đó giáo viên tiến hành chấm và nhận xét tình hình bài làm của học sinh vào tiết tự chọn kế tiếp.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_van_nghi_luan_t.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận trong các tiết dạy tự chọn Ngữ văn lớp 12.pdf