Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị Luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

doc 39 trang sk12 24/11/2024 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị Luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị Luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị Luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 I. LỜI GIỚI THIỆU
 Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực 
học tập, rèn luyện bản thân để đáp ứng nhu cầu đó. Để đào tạo ra những con 
người hiện đại, hoàn thiện về mọi mặt thì giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất, 
góp phần đào tạo ra những “con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có 
năng lực giải quyết các vấn đề thực tế”. Hay nói cách khác, thời đại ngày nay 
đòi hỏi giáo dục luôn luôn thay đổi để phù hợp với thực tế phát triển của thế 
giới.
 Hiện nay, trong lí luận dạy học nói nhiều đến vấn đề đổi mới toàn diện và 
đồng bộ giáo dục, đổi mới từ khâu thiết kế bài học đến kiểm tra, đánh giá. Ngày 
01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 
1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc Hướng dẫn tổ chức thi Trung học phổ 
thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: 
đọc hiểu và làm văn" (trong phần làm văn thì có một câu là nghị luận xã hội và một 
câu là nghị luận văn học). Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở Giáo dục và đào tạo các 
tỉnh, các trường THPT trong cả nước lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm 
tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia thực 
hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể 
là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ 
năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ 
lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Như vậy, có thể thấy, kỹ năng 
viết văn bản là một phần quan trọng trong việc giảng dạy cũng như đánh giá 
chất lượng học tập môn Ngữ văn. Vì vậy, rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận văn 
học là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 
 Chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, làm văn nghị luận luôn là phần 
khó bởi đặc trưng là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo văn bản 
 1 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0979188136 
 - Email: loannguyen.dgtxtinh@gmail.vinhphuc.edu.vn
 IV. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Nguyễn Thị Loan
 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Công tác giảng dạy và những 
kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học cho học 
sinh Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 10/09/2018
 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 VII.1. Về nội dung của sáng kiến
 CHƯƠNG I:
 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lí luận
 Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện 
nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả 
các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo 
dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học 
để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị 
luận văn học vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu 
hướng giáo dục trên. 
 Nghị luận văn học là phương pháp nghị luận lấy vấn đề từ văn học như 
tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,.... làm nội dung bàn bạc, đưa ra một cách 
hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản 
thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực 
trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THPT, 
các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và 
 3 học 2017- 2018 đề thi THPT Quốc gia bao gồm cả chương trình Ngữ văn 11 thì 
năm học này Bộ GD $ ĐT đã chủ trương kiến thức chủ yếu nằm ở chương trình 
Ngữ văn 12. Những vấn đề nghị luận văn học được đưa ra cho học sinh bàn bạc 
đều rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của văn học. Với 
các dạng đề như nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm, 
một đoạn trích văn xuôi; Nghị luận về tình huống truyện; Nghị luận về so sánh, 
đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết,...
 Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện 
kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong phân phối chương trình THPT theo qui 
định của Bộ Giáo dục là quá ít ỏi. Chỉ tính riêng lớp 12 chỉ có 3 tiết lí thuyết về 
cách làm bài nghị luận văn học: một tiết nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; một 
tiết nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; một tiết nghị luận về một tác phẩm, 
một đoạn trích văn xuôi. Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn 
luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không 
cao. 
 Về học sinh: Là một người trực tiếp giảng dạy ở một Trung tâm GDTX, 
các em học sinh có nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau nên khả năng nắm bắt 
kiến thức, đặc biệt là kiến thức về nghị luận văn học, cũng như kỹ năng xử lý đề 
chậm, kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn của học sinh rất yếu, các em 
không có thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài, nên khi bắt tay tay 
vào viết rất lúng túng, viết không đúng yêu cầu của đề bài và lạc đề. Thông 
thường học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX khi viết bài văn 
nghị luận văn học thường mắc các lỗi cơ bản sau:
 2.1. Học sinh không xác định được dạng bài, không xác định được luận 
điểm, luận cứ của bài văn nghị luận văn học
 Học sinh viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy không cần biết có đúng yêu 
cầu hay không. Có những bài văn, khi chấm giáo viên đọc mà không hiểu được 
học sinh của mình viết gì, muốn nói điều gì.
 5 2.2. Học sinh chưa biết phân tích làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận
 Qua một số dạng đề nghị luận thì học sinh thường mắc các lỗi sau: 
 * Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Học sinh chủ yếu diễn xuôi đoạn 
thơ.
 Ví dụ:
 Đề bài: 
 Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau:
 "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm,
 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
 ( Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)
 Học sinh viết: "Đoàn quân Tây Tiến của Quang Dũng có hình dáng kì lạ, 
bị sốt rét rụng hết tóc, da xanh như tàu lá chuối nhưng vẫn sáng ngời một vẻ 
đẹp như dáng dữ dằn của những con hổ trong rừng sâu khiến kẻ thù phải khiếp 
sợ. Mặc dù gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời vẫn mơ màng gửi giấc mơ 
về Hà Nội, mơ về những cô gái đẹp ở Hà Nội. Mặc dù cái chết luôn đe dọa,rình 
rập, những nấm mồ vô danh nơi biên giới xa xôi cũng không làm những người 
lính Tây Tiến chùn bước. Họ vẫn đi không tiếc tuổi xuân,vẫn coi cái chết nhẹ 
như lông hồng......"
 (Bài viết của học sinh Nguyễn Văn Quý lớp 12A- Năm học 2018 - 2019)
 7 dung luợng bài viết không cho phép nên tôi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm 
rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.
 Từ cơ sở lí luận và thực trạng viết bài văn nghị luận văn học của học sinh, với 
mong muốn trang bị cho các em những kiến thức cũng như kỹ năng về phần này 
một cách hệ thống, bài bản giúp các em đạt kết quả tốt, tôi mạnh dạn đưa ra sáng 
kiến “Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT Quốc 
gia tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc”.
 CHƯƠNG II:
 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 1. Quan niệm về nghị luận văn học trong dạy học môn Ngữ văn
 Nghị luận văn học lấy tác phẩm văn học, nhà văn, đời sống văn học làm 
đối tượng. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức công cụ nhằm bồi dưỡng năng 
lực chung về cảm nhận và tạo lập văn bản, nghị luận văn học còn giúp học sinh 
biết cách bộc lộ, bày tỏ được những cảm nhận của mình về các phương diện 
khác nhau của tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm văn học thường có rất nhiều đề 
khác nhau, có thể quy về một số dạng đề như: Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ; 
Phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi; Nghị luận về tình huống truyện; 
Phân tích, cảm nhận nhân vật trong tác phẩm; Đề so sánh, đối chiếu hai nhân 
vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ; Đề bình 
luận một ý kiến bàn về văn học; Đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học; Dạng 
đề tích hợp nghị luận xã hội: Phân tích, cảm nhận về tác phẩm, sau đó liên hệ 
thực tế. Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn 
học. 
 Từ kỳ thi THPT Quốc gia 2017, Bộ đã có những đổi mới về cấu trúc và 
nội dung của đề thi môn Ngữ văn, đặc biệt ở phần Nghị luận văn học (câu 2 
phần làm văn). Đề thi đã bao gồm cả kiến thức trong chương trình Ngữ văn 11. 
Nhưng đến kì thi THPT Quốc gia năm 2018 theo cấu trúc đề minh họa môn Ngữ 
văn thì kiến thức chủ yếu tập trung trong chương trình lớp 12. 
 9 tượng nghệ thuật → đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả → đọc hiểu để 
thưởng thức văn học. 
 - Bên cạnh việc tìm đọc các tác phẩm văn học để tích lũy kiến thức, tôi 
khuyến khích học sinh khi đọc phải có thói quen ghi chép. 
 Ví dụ: Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, học sinh có thể ghi chép:
 + Tóm tắt tác phẩm.
 + Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc.
 + Những câu văn, thơ hay; những hình ảnh đẹp
 + Có những nhận xét,đánh giá ban đầu về tác phẩm văn học đó.
 2.3. Các bước rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học:
 * Bước 1: Rèn kỹ năng tìm hiểu đề
 Đây là thao tác được thực hiện đầu tiên khi làm bài văn nghị luận. Để thực 
hiện tốt được thao tác này học sinh cần đọc kỹ đề, tìm và gạch chân các cụm từ quan 
trọng (cụm từ chứa thông tin căn bản của vấn đề: vấn đề cần nghị luận, thao tác nghị 
luận,...). Học sinh phải xác định đầy đủ, chính xác các yêu cầu sau :
 - Yêu cầu về hình thức: Thuộc kiểu bài nào? Nghị luận về một bài thơ, 
đoạn thơ; hay nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ?.....
 - Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì?
 - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng từ những tác phẩm 
văn học nào?
 Ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A 
Phủ” của Tô Hoài?
 Với đề bài này hướng dẫn học sinh thực hiện các bước xác định đề như 
sau:
 11 nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một 
đoạn trích văn xuôi; Dạng đề phân tích, cảm nhận nhân vật trong tác phẩm; 
Dạng đề so sánh, đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, 
hai hay nhiều bài thơ....
 Để lập được dàn ý yêu cầu học sinh:
 - Nắm vững cách làm bài của từng dạng đề.
 - Xác định được các luận điểm, luận cứ. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ 
theo một trật tự lôgic, chặt chẽ. 
 2.3.1. Dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
 2.3.1.1. Các dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: 
 Đối với dạng đề này thường có các kiểu đề ra như: 
 - Phân tích toàn bộ bài thơ.
 - Phân tích một đoạn thơ.
 - Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ.
 - Phân tích một hình ảnh, một chi tiết trong bài thơ.
 - So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.
 - Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ.
 2.3.1.2. Cách làm dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: 
 Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, học sinh cần lập dàn ý cho đề. 
Bước lập dàn ý rất quan trọng đối với việc làm bài. Đây là một dàn ý chi tiết cho 
dạng đề này: 
 a. Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về tác giả.
 - Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ).
 - Trích dẫn đoạn thơ.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_va.doc