Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12

doc 36 trang sk12 05/06/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
 Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Dạy văn nói chung, dạy phân môn giảng văn (phần truyện) nói riêng ở trường 
THPT là dạy cho các em học sinh biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ 
thuật. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân 
văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn. Lep- 
Tôn-xTôi nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được 
quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì 
thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy tác phẩm truyện là làm sao hướng cho học 
sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm. Thực trạng trong những năm gần đây, 
học sinh khi cảm thụ về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy 
móc. Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay 
do chính bản thân các em cảm nhận. 
 Trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, tác phẩm truyện ngắn chiếm 
một số lượng khá lớn. Điều này phản ánh đúng mối tương quan của thành tựu truyện 
ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta. 
 Kiến thức tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn THPT. được đưa vào 
giảng dạy một cách có hệ thống. Những tác phẩm truyện đặc sắc, có giá trị được chọn 
lọc đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn THPT đem lại hứng thú cho giáo 
viên và học sinh, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao nhận thức thực tiễn, giúp học sinh 
có thêm kiến thức, hiểu biết thêm về đời sống xã hội và con người. 
 Một trong những vấn đề gây khó khăn không nhỏ cho thầy và trò của chương 
trình Ngữ văn ở trường phổ thông là tiếp nhận, cảm thụ các tác phẩm truyện. Do đặc 
trưng của thể loại truyện khác với các văn bản thơ trữ tình nên khi cảm thụ, đọc – hiểu 
văn bản truyện học sinh thường tỏ ra lúng túng. Tiếp nhận tác phẩm truyện đòi hỏi 
không chỉ có khả năng tư duy lo gich mà cả khả năng tư duy trừu tượng. Vì vậy cảm 
thụ các tác phẩm truyện quả là khó khăn và đầy thách thức đối với cả giáo viên lẫn học 
sinh. Về phía học sinh, các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá tác 
phẩm, trong khi một số tác phẩm truyện trong SGK Ngữ văn THPT chỉ là đoạn trích mà 
muốn đọc – hiểu và cảm thụ hiệu quả buộc phải đặt trong hệ thống toàn văn bản.
 Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đã 
từng bước tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở các 
cấp học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. Trong xu hướng chung ấy, tại hội nghị 
chuyên môn Ngữ văn được tổ chức hàng năm, chúng ta đã trao đổi, bàn luận, rút kinh 
nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học 
sinh. 
 Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với quý 
đồng nghiệp về vấn đề hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm truyện trong chương trình 
Ngữ văn THPT. Vấn đề là cần có những phương pháp đọc – hiểu phù hợp khắc phục 
được những khó khăn, hạn chế trước mắt để tiết học đạt hiệu quả giáo dục cao. Trên cơ 
sở đó, xin đưa ra một số ý kiến để chúng ta cùng bàn bạc, trao đổi tìm ra phương hướng 
giải quyết vấn đề. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ tác phẩm truyện 
trong chương trình Ngữ văn THPT., chúng tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp về 
phương pháp tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ Đọc văn (phần truyện), từng bước 
 1 Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
tế cho học sinh. Với quan niệm như trên về cảm thụ, chúng tôi nhận thấy việc xác lập 
các biện pháp rèn luyện cách cảm thụ cho học sinh khi dạy tác phẩm truyện ở trường 
phổ thông có ý nghĩa quan trọng. Theo chúng tôi, cảm thụ tác phẩm truyện là cơ sở để 
xác lập các biện pháp bộc lộ và thúc đẩy sự đồng sáng tạo của người đọc. Do đó, phần 
đề xuất các biện pháp của chúng tôi khác về nội dung của từng biện pháp. Cũng không 
là tiến trình của một tiết dạy trên lớp
2. Cơ sở thực tiễn:
 Luận ngữ viết: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không 
bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng 
sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với vai trò tổ chức, 
hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều 
biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây niềm hứng thú 
say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi GV.
 Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng trong thời kì đất nước đang chuyển mình 
hội nhập, bên cạnh rất nhiều mặt tích cực thì cũng nảy sinh không ít những khó khăn 
thách thức. Theo đó, hiện nay đa số phụ huynh chỉ định hướng cho con em mình lựa 
chọn các môn học tự nhiên. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến tâm lí HS, làm 
giảm niềm yêu thích hứng thú của các em với môn Ngữ văn. Càng học lên lớp trên, các 
em càng chán học môn Ngữ văn. Đứng trước bối cảnh đó, bên cạnh việc trau dồi nâng 
cao năng lực chuyên môn vững vàng, Người GV dạy Ngữ văn cần thiết phải có nghệ 
thuật đứng lớp cao hơn, linh hoạt hơn mới có thể tạo được niềm hứng thú cho HS.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT không hứng thú trong giờ 
học Đọc văn (phần truyện), theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:
 - Về chương trình có một số điều bất cập. Thiết kế chương trình chưa thật hợp 
lý. Có nhiều tác phẩm lượng kiến thức cần khai thác rất lớn như Hạnh phúc một tang 
gia - Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo - Nam Cao, hay các tác phẩm văn xuôi (phần truyện) 
trong chương trình Ngữ văn lớp 12 thời lượng phân phối lại rất ít (2 tiết/bài), GV chỉ lo 
dạy không kịp bài thì làm sao tạo được hứng thú cho HS.
 - Về phía GV: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới 
phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các GV dạy Ngữ văn còn gặp khá 
nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa đạt được 
kết quả mong muốn. Do vậy, ngoài các tiết dự thi, thao giảng, dạy tốt, thanh tra, đa 
phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phương pháp cũ là thuyết giảng. 
Chính điều đó đã làm giảm rất nhiều sự hào hứng, sáng tạo của HS. Một nguyên nhân 
nữa xuất phát từ trình độ chuyên môn của GV, nhất là đa số những GV mới ra trường, 
mỗi khi lên lớp chưa thật làm chủ kiên thức, chỉ lo làm sao truyền thụ hết những gì đã 
soạn từ giáo án đã thấy khó, nói chi đến việc mở rộng, nâng cao, kích thích sự hứng thú 
của HS.
 - Về phía HS: Môn Ngữ văn là một môn học khó, mang tính đặc thù. Trong mỗi 
giờ học Đọc văn (phần truyện), HS phải phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, năng lực 
cảm thụ thì mới có thể hiểu được những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm - Yêu cầu này, 
đâu phải HS nào cũng có đủ khả năng. Hơn nữa, đa phần HS hiện nay đã quen với lối 
học thụ động, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, bởi các em có tâm lí nếu làm khác đi 
chưa chắc gì thầy đã cho điểm cao, do vậy cũng chẳng muốn bộc lộ suy nghĩ cảm thụ 
riêng của bản thân làm gì.
 Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng nêu trên, nhưng theo chúng 
tôi, làm thế nào để nâng cao cảm thụ tác phẩm truyện cho học sinh trong giờ 
 3 Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
 Khi dẫn nhập trong dạy học, nếu giáo viên vận dụng đúng mức phương pháp 
trích dẫn danh ngôn, sẽ khiến ngôn ngữ có sức mạnh hơn hẳn những lời nói tản mản, 
vụn vặt. Có một số tục ngữ, thành ngữ có thể phát huy được những khả năng không 
ngờ, kích thích trí tưởng tượng của học sinh – và như thế người dạy vừa truyền đạt 
được kiến thức, vừa rèn luyện khả năng tiếp thu ở các em. Dẫn nhập như thế sẽ thu hút 
sự chú ý của các em ngay từ đầu tiết học, hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, sôi nổi.
3.2 Kết hợp thực tế
 Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp giữa thực tế học tập – cuộc sống – xã hội. 
Kết hợp thực tế sẽ giúp cho hoạt động dạy học thiết thực hơn, gần gũi hơn. Vừa làm 
phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực ở học sinh và tính chỉ dẫn của 
người dạy.
 Ví dụ:
 Bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu [trang 69, Ngữ Văn 12- tập 2]
- GV: Nền kinh tế càng phát triển sẽ kéo theo nhiều sự đổi thay trong cuộc sống. Và 
một trong những vấn đề đó là sự suy đồi về đạo đức, xuống cấp trầm trọng của các mối 
quan hệ vợ - chồng, cha – con, anh – em, Vậy, trong đời thường, đã bao giờ các em 
chứng kiến cảnh một người chống vũ phu đánh vợ? Một đứa con bất chấp đạo lí đánh 
lại cha không? Đúng vậy. Thực trạng đau lòng đó đã được Nguyễn Minh Châu khám 
phá trong bình diện của nền văn học mới – bình diện đạo đức thế sự thông qua tác phẩm 
Chiếc thuyền ngoài xa.
 Do yêu cầu về mặt thời gian của phương pháp dẫn nhập phải ngắn gọn, giản dị 
dễ hiểu nhưng phải đầy đủ mang tính thuyết phục cao, tránh dài dòng làm phân tán sự 
chú ý của học sinh. Mẫu dạy này hết sức hiệu quả. Chỉ trong thời gian ngắn, giáo viên 
đã đặt học sinh vào tình thế “phán – xử”, vừa là người thách thức, vừa lấy chính mình 
để đi tìm câu trả lời. 
3.3 Nêu câu hỏi (Nêu ra nghi vấn)
 Nội dung câu hỏi có thể nêu ra từ những mặt khác nhau, góc độ khác nhau 
nhưng chỉ cần phù hợp với nội dung bài học là được. Đây là phương pháp dẫn nhập đơn 
giản được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giảng dạy.
 Tuy nhiên, khi giáo viên nêu câu hỏi cần lưu ý đó là những kiến thức quen thuộc 
với học sinh, đáp án đưa ra là duy nhất. Có như thế khi giải đáp thắc mắc sẽ có tính nhất 
quán và mục đích dẫn tới bài học sẽ hoàn hảo.
3.4 Sử dụng tranh ảnh minh họa
 Sử dụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khi 
tiếp cận văn bản. Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng dạy 
nói chung. Biện pháp này có thể thay cho lời dẫn để tạo cảm giác chân thực, tăng thêm 
tính rõ ràng, tính sinh động khi thuyết giảng.
 Ví dụ:
 Bài tùy bút: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân [trang 185, Ngữ Văn 12- tập 
 1]
 - GV: (cho học sinh xem hình ảnh của con sông Đà – chú ý chọn hình ảnh con 
sông vừa hung bạo vừa trữ tình). Sau đó, để học sinh tự phát hiện vẻ đẹp của con sông 
rồi giáo viên dẫn vào bài mới.
 - GV: Nếu như sông Hương được ví như người con gái của Huế, đẹp cổ kính 
trầm mặc thì sông Đà lại mang một vẻ đẹp “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc 
Bắc lưu”. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học để thấy được vẻ đẹp của con 
sông vừa hung bạo vừa trữ tình.
 5 Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
thêm sự thu hút mạnh mẽ ở học sinh. Có thể tạo cho học sinh một ấn tượng tổng thể, 
khắc sâu hơn nhận thức của học sinh.
 3.6 Thảo luận có chủ đề
 Phương pháp dẫn nhập thảo luận có chủ đề là lúc giáo viên vừa bước vào lớp, 
đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp chưa ổn định, chưa 
chú ý thì lúc này giáo viên có thể áp dụng.
 Ví dụ:
 Bài Vợ nhặt - Kim Lân [trang 23, Ngữ Văn 12 - tập 2]
- GV: Vợ nhặt là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân sau CM.T.Tám. Vậy nhan đề 
Vợ nhặt cho chúng ta liên tưởng đến những ý nghĩa nào? Chúng ta có thể hiểu như thế 
nào?
- HS trả lời: Vợ nhặt có nghĩa là người ta nhặt được ở ngoài đường hơặc ở đâu đó như 
một vật vô chủ... có nghĩa là bất kì ai cũng có thể nhặt được. Người vợ mất hết cả giá trị 
đáng quí = người theo không....giá trị con người bị rẻ rúng như rơm rác, có thể nhặt 
được ở bất kì đâu,....
- GV: Đó đều là những ý kiến làm cơ sở để chúng ta xây dựng nội dung bài học này. Vợ 
nhặt có ý nghĩa gì – chúng ta cùng phân tích bài học. 
 Cách dẫn nhập ở trên, học sinh thông qua thảo luận bước đầu vạch ra được tư 
tưởng của tác giả muốn truyền đạt, giúp học sinh nhìn thấy được “đốt sống” của tác 
phẩm văn học. Điều này cung cấp tiền đề và trải đệm cho việc giảng dạy được thuận lợi 
hơn. 
4. Hiệu quả mang lại
 Khi xác định được trọng tâm dạy – học như vậy, kết hợp với việc áp dụng 6 biện 
pháp dẫn nhập như trên. Bước đầu, cả người dạy và người học khi bắt đầu một tiết học 
đã phá bỏ được sự nhàm chán, uể oải khi tiếp cận văn bản. Giáo viên truyền được niềm 
đam mê và hứng thú học tập cho HS. Đây được xem như một bước khởi sắc của việc 
dạy học Ngữ Văn.
II. Đọc diễn cảm và tóm tắt tác phẩm:
1. Đọc diễn cảm:
 Cùng quan điểm với GS Trần Đình Sử, cố GS Hoàng Ngọc Hiến 
nhấn mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng 
giọng điệu của tác phẩm. Theo ông, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm 
đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn là năng lực bắt được 
trúng cái giọng của văn bản mình. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh 
cảm nhận được cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài 
tình của giáo viên”
 Năng lực văn nhất thiết phải bao hàm năng lực đọc diễn cảm, không 
tìm được ngữ điệu thích đáng trong giảng bài, đó là sự bất lực của người dạy 
văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy 
chán, buồn ngủ, bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa tìm 
được ngữ điệu, giọng điệu thích đáng cho mình. Như vậy, người dạy văn 
giỏi, ngoài kiến thức cần phải có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có 
như vậy tác phẩm mới tác động sâu vào cảm nhận của học sinh. Và đây là 
một phần quan trọng để phát huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của 
học sinh. 
 Ngữ điệu và giọng điệu trong dạy học môn văn trước hết được thể 
hiện ở khả năng đọc diễn cảm và ngữ điệu giảng bài của giáo viên. Vậy đọc 
diễn cảm là gì? Ngoài việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_van_nghi_luan_ve_tac_p.doc