Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 Lĩnh vực/Môn : Ngữ văn Cấp học : THPT Tên tác giả : Nguyễn Đức Điệp Đơn vị công tác : Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ : Bí thư Đoàn trường NĂM HỌC: 2018 – 2019 Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Mỗi sáng tác nghệ thuật đều là một phát hiện sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ, họ gửi vào đó những cảm nhận, trăn trở và thông điệp về cuộc đời. Văn học cũng là một đứa con tinh thần của nhà văn song phải cùng với bạn đọc thì các từ, ngữ, câu, chữ chết cứng mới thực sự được cựa, quậy, có linh hồn và đi vào cuộc sống. Nhà thơ Mosac từng quan niệm: “Tác phẩm thực ra chỉ được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bản thân nó chưa có giá trị gì, nếu có cũng chỉ là đôi chút. Cái quan trọng là vai trò của người đọc. Chính bạn đọc sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm”; Ông cũng khẳng định: “không có bạn đọc thì không chỉ có sách của chúng ta mà cả những tác phẩm của Hôme, Đăngtơ, Puskin, Đôxtôiepxki tất cả chỉ là đống giấy chết”. Bởi vậy nhân tố độc giả có những đặc điểm riêng và có vai trò đặc biệt trong đời sống văn học. Tuy nhiên, trong trường THPT, độc giả ở đây là các em học sinh, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế. Cho nên, trong việc giảng dạy thì việc rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học nói chung, cảm thụ tác phẩm văn xuôi nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của từng giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn. Kĩ năng này, giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc, chủ động, tự tin trước các vấn đề đã được đặt ra từ yêu cầu về việc khai thác các giá trị của tác phẩm. 2. Trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 12, số lượng các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại được đưa vào giảng dạy với số lượng cao. Có 15/18 tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại ( chiếm 83% ). 3. Hiện nay, ở học sinh, việc cảm thụ tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế do học sinh chưa biết cách khai thác tác phẩm, chưa tìm đường đi vào thế giới nghệ thuật bí ẩn trong từng tác phẩm. Do vậy thông thường cảm nhận của học sinh mang tính trực cảm, cảm tính, thiếu kỹ năng tạo nên chuỗi logic của hệ thống kiến thức trong tác phẩm, học sinh chưa hình thành kỹ năng cảm thụ. Với những lí do thiết yếu nêu trên cùng với thực tiễn trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn đề xuất “Rèn kĩ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bồi dưỡng cách nghĩ, cách cảm nhận trong sáng cho học sinh thông qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua đó nhằm giúp các em khơi dạy niềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ văn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT. 2/20 Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sơ lý luận Theo đại từ điển tiếng Việt “cảm thụ là nhận biết một cách tinh tế bằng cảm tính”. Tác giả Mạnh Hưởng cho rằng : Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất. Cảm thụ văn học có nghĩa là không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, đồng thời phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả với bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác. Người có năng lực cảm thụ văn học là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hay liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, và hiểu ra lắm điều thú vị. Phương thức chiếm lĩnh đối tượng văn học chủ yếu là tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực quan, bằng sự tham gia của yếu tố vô thức ... Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của độc giả. Đấy là một bước quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để quá trình tiếp nhận văn học diễn ra. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: chúng ta có thể gọi hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật (còn gọi là hiển ngôn), còn cảm thụ là việc hiểu sâu sắc với những xúc động, trước những gì mà ngôn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn). 2. Cơ sở thực tiễn Trong guồng quay phát triển đến chóng mặt của xã hội, con người như sống vội hơn, ít có những khoảng lặng cho tâm hồn. Chính lối sống, lối suy nghĩ hiện đại ngày nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc dạy và học môn Ngữ văn. Đặc biệt, sự phân luồng các trường Đại học, sự phân hóa các ngành nghề trong xã hội đã khiến cho việc lựa chọn học môn Ngữ văn của các em học sinh chỉ là môn thứ yếu. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cảm thụ các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm văn xuôi nói riêng. Chính vì thế tâm thế của học sinh với môn học ngay từ đầu đã không mấy hứng thú. Với mục đích chỉ cần nắm nội dung cơ bản và cấu trúc bài làm để phục vụ các kì thi. Cho nên các em thụ động trong học tập, không khí giờ học nhàm chán. Về phía giáo viên: hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong giảng dạy, các thầy cô đã phát huy tính tích cực, 4/20 Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Bên cạnh đó là thói quen “định hướng cảm thụ” của giáo viên khiến trò ỷ lại, dựa dẫm trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm văn học đều là những văn bản tiêu biểu về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Lâu nay, trong quá trình dạy học, thay vì giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nhận từ góc nhìn của chính các em, phân tích các giá trị theo cảm thức của chính trái tim các em thì giáo viên thường “nói hộ”, “cảm thụ hộ” cho học sinh. Lâu dần thành quen, dẫn đến tình trạng tiếp thu một chiều mà không có thói quen phản biện. Chính vì vậy, có quá nhiều cách cảm thụ theo “lối mòn” cho những tác phẩm văn học từ thế hệ này sang thế hệ khác khiến học sinh chán ngán. 2. Về phía học sinh Khi được điều tra khảo sát về hứng thú học tập môn Ngữ văn nói chung và các tác phẩm văn xuôi nói riêng, các em tỏ vẻ không mấy yêu thích. Phần vì xu thế xã hội trong việc chọn ngành nghề. Phần vì không có thời gian để đọc những tác phẩm dài như vậy. Sau khi dạy bài “Rừng xà nu” xong, tôi không khỏi trăn trở vì tiết dạy của mình, vì hứng thú học và cách tiếp cận của học sinh. Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu về mức độ hứng thú học tập và bài kiểm tra về sự cảm nhận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ở 2 lớp 12A1 (sĩ số: 41 học sinh) và 12A7 (sĩ số 32 học sinh). Kết quả cụ thể như sau: Hứng thú học tập: (Bảng 1) Có hứng thú Bình thường Không có hứng thú Tổng số học sinh Số lượng % Số lượng % Số lượng % 73 14 19,18 19 26,03 40 54,79 Kết quả kiểm tra khảo sát (Mức độ đề phù hợp với đối tượng học sinh trung bình, đề bài: Em hãy cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) (Bảng 2) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 3 7,31 8 19,51 20 48,78 8 19,51 2 4,79 12A7 0 0 5 15,63 15 46,88 9 28,12 3 9,37 Nhìn vào kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy: Tỷ lệ học sinh hứng thú với môn Ngữ văn còn thấp, chỉ chiếm 19,18%, kết quả bài kiểm tra khảo sát không cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi ít, học sinh có điểm yếu kém còn nhiều. Nhiều bài làm máy móc theo bài giảng của giáo viên, còn nặng về kể lại tác phẩm. Viết bài văn nghị luận cảm thụ nhưng thiên về dạng văn tự sự hơn. 6/20 Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Nhờ đọc diễn cảm, chúng ta thấy một không gian yên ả, thanh bình, tĩnh lặng vừa cổ kính, hoang sơ, vừa tươi mới đầy sự sống: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô, nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)... Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của người đọc. Hình ảnh sông Đà hiện nên hoang dại mà trữ tình hơn nhờ đọc diễn cảm. Nói cách khác người đọc chỉ trông thấy nó bằng “con mắt thứ ba”. Đi qua “cây cầu đọc diễn cảm”, người đọc bước vào thế giới diệu kì vừa quen vừa lạ của văn chương. Theo tâm lí học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ở người đọc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lí cần có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà người ta quen gọi là “nhập thân”. 1.2. Các yêu cầu của việc đọc diễn cảm 1.2.1. Đọc đúng Đọc đúng kí tự ngôn ngữ, ngữ điệu, nhịp điệu, giọng điệu trong tác phẩm. Ngữ điệu, nhịp điệu phải có sự thay đổi phù hợp với mạch tâm trạng và diễn biến tâm tư của nhân vật. 1.2.2. Đọc hay Đọc diễn cảm đòi hỏi người nghe, người đọc - học sinh phải tích cực, sáng tạo, phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ. Đọc diễn cảm không đơn thuần là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, đọc sáng rõ, mạch lạc, đọc trôi chảy một văn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là kết hợp giữa khả năng diễn cảm, truyền cảm trong giọng đọc với việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để làm bật ra ý nghĩa của câu chữ. Bàn về đọc diễn cảm của học sinh trong giờ học văn, các nhà khoa học ngữ văn Liên Xô cũng đã lưu ý: “Khi một học sinh đọc trước lớp, học sinh đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng: mình đọc để truyền đạt cho người nghe những ý nghĩ, những rung động và tình cảm tác giả đã đem vào tác phẩm, cũng như để thể hiện thái độ của mình đối với tác phẩm”. Đọc diễn cảm là truyền đến người nghe cái tình điệu của nhà văn trong tác phẩm và thái độ, tình cảm của người đọc về cái văn bản ngôn từ ấy. Muốn vậy, giáo viên đôi khi phải là người định hướng giọng điệu cho học sinh, thậm chí còn đọc diễn cảm một số đoạn văn mẫu để học sinh được đắm mình trong không gian của tác phẩm. Rèn được kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh đã góp phần không nhỏ trong việc cảm thụ tác phẩm. 2. Kĩ năng tìm hiểu về tác giả Phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa có vai trò như cánh của khép mở ban đầu để dẫn bạn đọc đi vào thế giới nghệ thuật mà ở đó có biết bao sự kí mã của 8/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_cam_thu_van_xuoi_viet_nam.doc