Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12

doc 34 trang sk12 15/12/2024 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
 Đề tài: Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
 A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt 
động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình 
thành cho học sinh tư duy độc lập, sáng tạo, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Trong quá trình dạy 
học, ngoài việc định hướng giúp học sinh lĩnh hội tri thức mới người giáo viên 
còn giúp học sinh phát triển các năng lực trong đó có năng lực nhận thức còn gọi 
là năng lực chuyên môn. Để phát triển được năng lực này thì việc rèn kĩ năng 
làm bài tập là một khâu rất quan trọng.
 Ngày 25/01/2017 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban 
hành Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT về Quy chế thi trung học phổ thông quốc 
gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông tư có nhiều điểm 
mới đáng lưu ý đối với các thí sinh, cụ thể: 
 - Về số lượng bài thi: tổng số bài thi (05 bài) gồm: 03 bài thi độc lập: 
Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn; 01 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN): các 
môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH): gồm 
các môn Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí.
 - Về xét công nhận tốt nghiệp: thí sinh phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài 
thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 
2 bài thi tổ hợp.
 - Về xét tuyển đại học, cao đẳng: thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi 
các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, 
phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy 
định của trường đại học, Cao đẳng.
 - Về hình thức thi: Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa 
học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; Riêng bài thi Ngữ văn thí 
sinh thi theo hình thức tự luận.
GV: Dương Thị Hồng Gấm Trang 1 Đề tài: Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
 C. NỘI DUNG
 I. TÌNH TRẠNG GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
 Cũng như các môn Vật lí và Hóa học, bộ môn Sinh học THPT đã được Bộ 
Giáo dục và Đào tạo triển khai và thực hiện thi theo hình thức trắc nghiệm từ 
khá lâu. Tuy nhiên, vào thời điểm trước năm 2015 kì thi cuối cấp của học sinh 
lớp 12 có hai loại đề thi: đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh Đại học, 
Cao đẳng. Hai đề thi này hoàn toàn khác nhau về mức độ nhận thức: đề thi tốt 
nghiệp chủ yếu tập trung kiểm tra kiến thức cơ bản dùng để xét tốt nghiệp còn 
đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng một phần nhỏ là kiến thức cơ bản còn phần 
lớn nội dung đề thi tập trung vào kiến thức nâng cao, vận dụng để sàng lọc thí 
sinh trong tuyển sinh vào các trường. Bắt đầu từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đã thực hiện gộp hai kì thi làm một nên không còn đề riêng cho từng loại 
hình trên mà học sinh chỉ phải thi một đề duy nhất. Do đó, đề thi phải đảm bảo 
vừa dùng để xét tốt nghiệp và vừa dùng được cho tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. 
Trước sự thay đổi đó, mỗi giáo viên khi giảng dạy cũng đã có sự điều chỉnh để 
giúp học sinh thích ứng với nội dung thi. Thực tế cho thấy, các giáo viên thường 
áp dụng một số biện pháp sau để rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học 
sinh lớp 12:
 - Sau khi giảng dạy xong một bài hoặc một chuyên đề, giáo viên giao 
nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo 
khoa và sách bài tập. Với cách này, sẽ có những ưu, nhược điểm sau:
 + Ưu điểm: giáo viên không phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi, học sinh nếu 
không tự làm có thể tham khảo câu trả lời có trong hướng dẫn cuối bài hoặc lấy 
đáp án trên mạng vì thông thường các trạng mạng chủ yếu tập trung giải các bài 
tập trong sách giáo khoa.
 + Nhược điểm: với cách này có nhiều hạn chế như do sách viết đã lâu 
hàng năm chỉ tái bản nên hệ thống câu hỏi không mới, có một số câu hỏi thuộc 
phần giảm tải, độ nhiễu của các đáp án không cao, câu hỏi trong sách chủ yếu 
tập trung kiểm tra kiến thức cơ bản mà không đề cập nhiều đến kiến thức nâng 
cao, vận dụng và có rất ít bài tập tính toán. Với yêu cầu đổi mới đề thi như hiện 
GV: Dương Thị Hồng Gấm Trang 3 Đề tài: Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
thức khác nhau, có thể là bài làm miệng, bài làm viết, bài tập ngắn hạn hay dài 
hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm hay tự luận. Bài tập có 
thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu 
hỏi. Bài tập có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
 - Theo lĩnh vực nôi dung chương trình.
 - Theo các bước dạy học- chức năng lí luận dạy học (nhập đề, lĩnh hội tri 
thức mới, củng cố, luyện tập, vận dụng, kiểm tra).
 - Theo con đường giải quyết vấn đề.
 - Theo dạng câu trả lời: bài tập trắc nghiệm, bài tập trả lời ngắn, bài tập 
trả lời dài (tự luận).
 - Theo các bậc của năng lực (tái hiện, vận dụng, giải quyết vấn đề).
 Theo chức năng lí luận dạy học, bài tập có thể là:
 - Bài tập để học: bao gồm các bài tập dùng trong lĩnh hội tri thức mới 
hoặc các bài tập luyện tập để củng cố, vận dụng tri thức đã học.
 - Bài tập để đánh giá: Kiểm tra ở lớp do giáo viên ra đề hay các đề tập 
trung như kiểm tra chất lượng, bài thi THPT Quốc gia...
 1.1.2. Yêu cầu của bài tập 
 Bài tập được sử dụng trong bất kì tình huống dạy học nào cũng phải đảm 
bảo các yêu cầu cơ bản sau:
 - Được trình bày rõ ràng.
 - Có ít nhất một lời giải.
 - Với dữ liệu cho trước, học sinh có thể tự lực giải.
 - Có mức độ khó khác nhau.
 - Mô tả tri thức và kĩ năng yêu cầu.
 - Định hướng theo kết quả.
 - Vận dụng thường xuyên kiến thức đã học ở trong bộ môn và liên môn 
(nếu có).
 - Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng.
 - Có nhiều con đường tiếp cận khác nhau và phải gắn với tình huống hay 
bối cảnh.
GV: Dương Thị Hồng Gấm Trang 5 Đề tài: Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán 
sau đây đúng?
 (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
 (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533.
 (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530.
 (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6.
 A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
 - Ví dụ 3 (Đề thi chọn học sinh giỏi thi Olimpic quốc tế năm 2015):
 Câu 21. (0.1 điểm . Cho các thông tin sau: 
 (1). Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
 (2) Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
 (3) Chất nhân chỉ chứa 1 phân tử ADN kép vòng, nhỏ nên các đột biến 
khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình.
 (4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
 (5) Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc và còn có 
khả năng truyền gen theo chiều ngang.
Các thông tin nào được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tấn số alen 
trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể 
sinh vật nhân thực lưỡng bội?
 A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 4. E. 3, 4, 5.
 - Ví dụ 4 (Đề thi Olimpic quốc tế IBO năm 2012 tại Canađa):
 Câu 25. Which statement about photosynthesis is FALSE? (Phát biểu 
nào về quang hợp là không đúng?)
 A. Light reactions take place in the thylakoid membrane. (Ánh sáng được 
màng tilacoit tiếp nhận)
 B. The light reaction produces ATP and NADPH. (Năng lượng ánh sáng 
được dùng để sản xuất ATP và NADPH)
 C. The Calvin cycle occurs in the stroma of chloroplasts. (Chu trình Canvin 
xảy ra trog chất nền Stroma của lục lạp) 
GV: Dương Thị Hồng Gấm Trang 7 Đề tài: Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
 2. Giải pháp 
 2.1. Hướng dẫn phân loại câu hỏi trắc nghiệm 
 Câu hỏi trắc nghiệm thường được thiết kế gồm hai phần: phần dẫn (cung 
cấp thông tin cho giải quyết vấn đề) và phần các phương án trả lời (chỉ có một 
đáp án trả lời đúng). Trong các đề kiểm tra, đề thi phần trả lời trắc nghiệm 
thường chỉ có 4 phương án lựa chọn.
 2.1.1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm xác định
 Đây là dạng câu hỏi phổ biến nhất, câu trắc nghiệm có 4 phương án trả lời 
trong đó chỉ một phương án đúng nhất. Chữ đúng trong câu trắc nghiệm được 
hiểu theo nghĩa vừa đúng theo yêu cầu của đề, vừa đúng về mặt kiến thức.
 * Cách giải quyết
 - Học sinh phải nắm bắt kiến thức cơ bản thật tốt và vững vàng để tránh bị 
phương án "gây nhiễu" tác động.
 - Đọc kĩ câu dẫn nhưng không nhìn vào các phương án trả lời, dùng kiến 
thức để suy nghĩ tìm đáp án đúng nhất cho câu trắc nghiệm.
 - Nhìn vào đáp án có sẵn để quyết định chọn phương án phù hợp nhất.
 Ví dụ 1. Hình bên là mô hình bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. 
Người mang bộ nhiễm sắc thể này
 A. mắc hội chứng Claiphentơ.
 B. mắc hội chứng Đao.
 C. mắc hội chứng Tớcnơ.
 D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
 Hướng dẫn trả lời: 
 - Nhìn vào hình vẽ ta thấy các NST từ số 1 đến 22 đều tồn tại thành cặp 
nên các NST này có số lượng bình thường, chỉ có NST giới tính có sự bất 
thường gồm 3 chiếc (thừa một NST) đồng thời NST giới tính có 2 NST X và 1 
NST Y nên người này bị hội chứng Claiphentơ => Đáp án A.
GV: Dương Thị Hồng Gấm Trang 9 Đề tài: Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh môn Sinh học lớp 12
 - Phương án C sai vì khí CO2 trở lại môi trường do nhiều nguồn khác 
nhau như hô hấp của thực vật, vi sinh vật, động vật và phần lớn do hoạt động 
sản xuất của con người (đốt nhiên liệu ....).
 - Phương án D đúng vì nhờ cây xanh thực hiện quang hợp mà khí CO 2 từ 
môi trường có thể tuần hoàn vào quần xã.
 => đáp án C. 
 2.1.3. Dạng câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
 Trong Sinh học có nhiều hiện tượng, cơ chế, định nghĩa... mà khi trình 
bày trong nội dung sẽ có những cụm từ quan trọng. Câu trắc nghiệm điền khuyết 
là loại câu hỏi mà người ra đề để ra những khoảng trống khi mô tả về một hiện 
tượng, cơ chế... nào đó, ở mỗi khoảng trống có các cụm từ cho trước và đưa ra 4 
phương án để học sinh lựa chọn các nội dung thích hợp. 
 * Cách giải quyết
 - Với dạng câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lướt toàn bộ nội 
dung của đề để hình dung được vấn đề mà câu trắc nghiệm đang đề cập, nhưng 
không quan tâm đến các phương án trả lời sẵn. Sau đó dùng bút đánh dấu các 
cụm từ có sẵn tương ứng với nội dung phù hợp, từ đó học sinh sẽ chọn được 
phương án trả lời đúng là tổ hợp của một số cụm từ tương ứng với khoảng trống.
 - Ví dụ 3. Chọn cụm từ thích hợp điền vào dấu .... để hoàn thành nội dung 
sau: "Nội dung chủ yếu của quy luật phân li theo di truyền học hiện đại là: Mỗi 
tính trạng do một cặp alenquy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc 
từ mẹ. Các alen trong tế bào tồn tại một cách .... (1. phụ thuộc; 2. riêng rẽ). Khi 
hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li......(3. độc lập; 4. đồng 
đều) về các giao tử , nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa 
alen kia.
 Thứ tự cụm từ cần điền vào dấu ... là:
 A. 1 và 3. B. 1 và 4. C. 2 và 3. D. 2 và 4. 
 Hướng dẫn trả lời:
 - Học sinh đọc lướt nội dung, dùng bút khoanh vào cụm từ thích hợp với 
nội dung yêu cầu là 2 và 4 => chọn được tổ hợp cụm từ đúng => đáp án D.
GV: Dương Thị Hồng Gấm Trang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_tap_trac_nghiem_ch.doc