Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế Chuyên đề dạy học ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Bài 8, 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, môn Địa lí 12 – Ban cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế Chuyên đề dạy học ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Bài 8, 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, môn Địa lí 12 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế Chuyên đề dạy học ôn thi THPT Quốc gia theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Bài 8, 9 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, môn Địa lí 12 – Ban cơ bản
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Trong dạy và học hiện nay, việc đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, kĩ thuật dạy học là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ. Vì vậy, giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả, chất lượng dạy và học chưa cao. Trong năm 2018 – 2019 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên địa lí các trường trong toàn tỉnh tham dự về phương pháp cũng như cách thức thiết kế giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức viết, thiết kế, báo cáo chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm phục vụ học tập và ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Các hoạt động này nhận được sự đánh giá, nhất trí, ủng hộ cao của nhiều giáo viên, thuộc các môn học khác nhau, trong đó có giáo viên Địa lí. 1 mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, sử dụng kỹ thuật dạy học mới nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó, học sinh có thể vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề cuộc sống. Phương pháp dạy học đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thực khoa học, để học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời. Thiết kế, xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển học sinh phục vụ việc học và ôn tập THPT Quốc gia góp phần cụ thể hóa và thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông và Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. 7.1.2. Nội dung của giải pháp a. Định hướng chung Thiết kế, xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu, đối tượng học sinh, lựa chọn pháp dạy học tích cực cụ thể tổ chức các hoạt động của học sinh. Vì vậy. Khi thiết kế chuyên đề dạy học cần tuân thủ quan điểm định hướng chung như sau: - Giáo viên tạo tình huống học tập giúp học sinh có hứng thú học tập, hiểu được mục tiêu của bài học rõ ràng. Tình huống học tập cần huy động được kiến thức, kinh nghiệp của bản thân, đồng thời hình thành những tư duy mới, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết. - Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong nội dung học tập; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết. - Hoạt động tìm tòi, tư duy, động não, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết các tình huống hoặc những đề học tập. 3 - Các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực. Từ đó, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh. * Xác định và mô tả mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao ở cả dạng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để xây dựng bộ câu hỏi và bài tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh trong dạy học. * Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập sử dụng trong chuyên đề: Bộ câu hỏi theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học theo chuyên đề đã xây dựng. * Thiết kế tiến trình dạy học: Chuyên đề được thiết kế theo các hoạt động dạy học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Trong quá trình thiết kế chú trọng đến hình thành phương pháp và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. c. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học - Tên chuyên đề. - Cơ sở xây dựng chuyên đề. - Mục tiêu của chuyên đề. - Bảng mô tả mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề. - Các câu hỏi và bài tập tương ứng với mỗi loại mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh. - Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn. d. Thiết kế chuyên đề và vận dụng trong giảng dạy I. TÊN CHUYÊN ĐỀ THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ 1. Lí do xây dựng chuyên đề. - Nội dung chuyên đề phù hợp với cấu trúc chương trình ôn thi THPT Quốc gia. - Nội dung chuyên đề có tính lí luận, tính thực tiễn cao và có tính phân hóa nhận thức học sinh. 5 III. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Sau khi học xong chuyên đề, học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được các biểu hiện cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa. - Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên. - Hiểu được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật. - Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng - Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu, biểu đồ thuỷ chế sông ngòi. - Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu. - Có kĩ năng liên hệ được với thực tế để thấy các mặt thuận lợi và khó khăn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất và đời sống của nước ta. - Biết khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và Atlat địa lí Việt Nam. 3. Thái độ - HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hợp tác. - Có ý thức hơn trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên, môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê,... 7 chính, các loại thảm thức vật chính ở nước ta. - Phân tích được - Liên hệ 3. Ảnh ảnh hưởng của thực tế để hưởng của thiên nhiên thấy được thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió các mặt nhiệt đới ẩm mùa đến các thuận lợi và gió mùa đến mặt hoạt động trở ngại của sản xuất và sản xuất và đời khí hậu đối đời sống sống. với sản xuất của nước ta. V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. TỰ LUẬN 1.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Câu 2. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và nêu ảnh hưởng của gió mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực? Câu 3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần đất, sinh vật như thế nào? Câu 4: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sông ngòi nước ta như thế nào? 1.2. Bài tập thông hiểu Câu 5. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Câu 6. Hãy giải thích đặc điểm sông ngòi nước ta. Vì sao chế độ nước của sông ngòi nước ta thất thường? Câu 7. Gió mùa mùa đông có những thuận lợi và khó khăn gì đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc nước ta? Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Kể tên các nhóm và các loại đất chính ở nước ta. b. Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến sử dụng đất trong trồng trọt? 9 Câu 15: Cho bảng số liệu: Sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ nhiệt tuyệt đối từ Bắc vào Nam ở một số địa phương (Đơn vị: 0C) Biên độ nhiệt độ Biên độ nhiệt độ Địa điểm trung bình năm tuyệt đối Lạng Sơn (vĩ độ 21051’B) 13,7 41,9 Hà Nội (vĩ độ 21001’B) 12,5 40,1 Huế (vĩ độ 16024’B) 9,7 32,5 TP. Hồ Chí Minh (vĩ độ 10049’B) 3,2 26,2 Hãy giải thích nguyên nhân của sự thay đổi biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối từ Bắc vào Nam. 2. TRẮC NGHIỆM 2.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu nước ta là A. khí hậu ôn đới hải dương. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. khí hậu cận xích đạo gió mùa. Câu 2: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta là A. 1500 – 2000mm. B. 2000 – 2500mm. C. 2500 – 3000mm. D. 1000 – 1500mm. Câu 3: Độ ẩm không khí của nước ta là A. trên 65%. B. trên 70%. C. trên 75%. D. trên 80%. Câu 4: Ở sườn núi đón gió biển và các khối núi đá cao, lượng mưa trung bình năm có thể đạt A. 3500 – 4000mm. B. 2500 – 3000mm. C. 3000 – 3500mm. D. 2000 – 2500mm. Câu 5: Số lượng những con sông có chiều dài hơn 10 km ở lãnh thổ nước ta là A. 2360 sông. B. 3260 sông. C. 3620 sông. D. 2300 sông. Câu 6: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng có khí hậu A. ôn hòa. B. nóng ẩm. C. khô, lạnh. D. khô, nóng. 11 Câu 15: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra A. gió Mậu dịch Bắc bán cầu. B. gió Mậu dịch Nam bán cầu. C. gió mùa Tây Nam. D. gió phơn Tây Nam. Câu 16: Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông. C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng sông ở hạ lưu sông vào mùa hạ. D. gây cản trở cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp Câu 17: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là A. xâm thực – bồi tụ. B. xâm thực. C. bồi tụ. D. bồi tụ - xâm thực. Câu 18: Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là A. đồng bằng. B. trung du. C. miền núi. D. ven biển. Câu 19: Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở: A. hiện tượng xâm thực. B. thành tạo địa hình cacxtơ. C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất. D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc. Câu 20: Chế độ nước sông ngòi ở nước ta theo mùa, là do A. trong năm có hai mùa khô và mưa. B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều. C. mưa nhiều, địa hình bị đồi núi chiếm diện tích lớn. D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều. Câu 21: Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa là do A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn. C. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau. D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều. Câu 22: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp. B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi. D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_thiet_ke_chuyen_de_day_hoc.doc