Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế - Xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế - Xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế - Xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biểu đồ là cấu trúc đồ hoạ dùng để biểu hiện một cách trực quan số liệu thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian giữa các hiện tượng. Trong sách giáo khoa Địa lí kinh tế xã hội ở phổ thông trung học, biểu đồ thường được sử dụng với các hình thức phong phú tạo điều kiện để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ các kiến thức địa lí và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng. Tuy nhiên, việc xây dựng và sử dụng biểu đồ của học sinh ở trường phổ thông nói chung và Trung tâm GDTX&DN nói riêng còn yếu, chưa được chú trọng nhiều. Biểu đồ phần lớn vẫn được coi là hình ảnh minh họa chưa được coi là nguồn tri thức để học sinh khai thác, khám phá. Do đó việc hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng các dạng biểu đồ trong môn địa lí ở nhà trường phổ thông đã và dang được nhiều giáo viên địa lí quan tâm. Đặc biệt đối với chương trình địa lí 12, việc rèn cho các em có các kĩ năng vẽ và khai thác tri thức từ biểu đồ càng có ý nghĩa quan trọng, tạo cho các em nền tảng kiến thức để hoàn thiện chương trình phổ thông và chuẩn bị thi đại học. Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp sử dung và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí Kinh tế - xã hội nhằm đề xuất một số biện pháp phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ có hiệu quả trong dạy học Địa lí Kinh tế - xã hội ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa hệ thống cơ sở lí luận của đề tài và các vấn đề liên quan. - Nghiên cứu, phân tích, khảo sát thực trạng sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo. 1 Quan sát thu thập dữ liệu từ thực tiễn xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Xây dựng các phiếu điều tra, bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng chuyên môn và một số đối tượng có liên quan. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục Tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội trong dạy học địa lí 12 của giáo viên giảng dạy. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thông qua phiếu điều tra à thực nghiệm sư phạm. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí KT - XH lớp 12 Chương 2: Thực trạng sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí KT- XH lớp 12 ở trung tâm GDTX&DN Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Phương pháp xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí KT - XH lớp 12. 3 trong biểu đồ. Đồng thời trong quá trình sử dụng ngoài việc học sinh dùng để khai thác kiến thức thì biểu đồ còn là phương tiện trực quan để HS rèn luyện kĩ năng: Xử lí và phân tích số liệu thống kê. - Biểu đồ là phương tiện để học sinh khai thác tri thức Trong quá trình giảng dạy địa lí kinh tế xã hội, nếu chỉ sử dụng các số liệu thống kê đơn thuần để minh họa thì bài học sẽ trở nên khô khan, khó nhớ, khó hiểu nhất là đối với bảng số liệu thống kê phức tạp. Chính vì vậy việc cụ thể hóa và trực quan hóa các số liệu thống kê thành các dạng biểu đồ rồi từ các biểu đồ giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích rồi rút ra các kiến thức địa lí. Do vậy biểu đồ đã trở thành nguồn tri thức, một phương tiện trực quan có tác dụng minh họa các hiện tượng địa lí về mặt số lượng. - Biểu đồ là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng Trong quá trình dạy học việc rèn luyện cho học sinh những kí năng, kĩ xảo là rất quan trọng. Việc hình thành và rèn luyên kĩ năng địa lí không tách rời mà gắn liền với việc hình thành kiến thức. Nếu học sinh tích cực tham gia vào làm việc với SGK, làm việc với các hình minh họa, các lược đồ, biểu đồ để từ đó khai thác các kiến thức khác nhau và như vậy các kĩ năng của học sinh được rèn luyện. Việc học sinh hoàn thiện các câu hỏi, bài tập ở nhà sẽ có tác dụng tốt để củng cố các kiến thức đã học trên lớp. Đồng thời có tác dụng tích cực củng cố, rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ của học sinh. 1.1.3. Các loại biểu đồ Trên thực tế có nhiều cách phân loại biểu đồ khác nhau như: phân loại theo bản chất, phân loại theo nội dung, hình thức,của các sự vật, hiện tượng địa lý. 1.1.3.1. Phân loại theo bản chất của sự vật, hiện tượng địa lý Phân loại theo kiểu này bao gồm: biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu, biểu đồ so sánh, biểu đồ mối quan hệ - Biểu đồ động thái Biểu đồ động thái là loại biểu đồ biểu hiện trực quan các số liệu thống kê về quá trình phát triển, tốc độ phát triển, sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng địa lý theo thời gian. Bao gồm các hình thức sau: 5 Ví dụ 3: Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1985 - 2005 + Biểu đồ kết hợp hình cột với đường: Ví dụ 4: Hình 1.4. Biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 1990 – 2006 Nghìn ha Triệu tấn 9000 45 8000 40 7000 35 6000 30 5000 25 4000 20 3000 15 2000 10 1000 5 0 0 1990 1995 2000 2005 2006 Năm Diện tích Sản lượng + Biểu đồ hình cột: 7 + Biểu đồ hình cột: Ví dụ 7: Hình 1.7. Biểu đồ thể hiện bình quân lương thực có hạt theo đầu người của cả nước,đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long kg/người 1200 1000 800 600 400 200 Năm 0 1995 2000 2005 Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long + Biểu đồ kết hợp hình cột với đường: + Biểu đồ miền: - Biểu đồ cơ cấu Biểu đồ cơ cấu dùng để biểu hiện kết cấu của hiện tượng, cụ thể là biểu hiện các thành phần trong tổng thể, do đó thường sử dụng các hình thức như: biểu đồ hình tròn, hình vuông, hình cột - Biểu đồ biểu hiện tỉ trọng của một thành phần trong tổng thể, có các dạng sau: + Biểu đồ hình tròn: Ví dụ 8: Hình 1.8. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo nhóm ngành năm 2005 9 Ví dụ 10: Hình 1.10. Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích tự nhiên và dân số nước ta năm 2001 + Biểu đồ hình cột chồng: Ví dụ 11: Hình 1.11. Biểu đồ tình trạng việc làm ở nước ta ở các khu vực thành thị và nông thôn năm 2001 40000 Ng×n ngêi 30000 20000 10000 0 C¶ níc N«ng th«n Thµnh thÞ Sè ngêi thiÕu viÖc lµm Sè ngêi thÊt nghiÖp Cã VLTX - Biểu đồ biểu hiện sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng theo thời gian trên một lãnh thổ nhất định, có các dạng sau: + Biểu đồ hình tròn: Ví dụ 12: Hình 1.12. Biểu đồ cơ cấu sử dụng tài nguyên đất nước ta giai đoạn 1989 - 2003 11 + Biểu đồ hình vuông: + Biểu đồ hình quạt: Ví dụ 14: Hình 1.14. Biểu đồ thể hiện cán cân xuất nhập khẩu ngành ngoại thương nước ta năm 1995 - 2001 + Biểu đồ cột đơn: Ví dụ: tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm của nước ta + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm: Ví dụ: Biểu đồ so sánh SL LT bình quân của ĐBSH, ĐBSCL và cả nước (VD 7) - Biểu đồ so sánh các hiện tượng ở các không gian khác nhau: + Biểu đồ cột đơn: 13 Phân loại theo kiểu bày có biểu đồ theo đường, biểu đồ hình cột, biểu đồ diện tích, biểu đồ thể tích, - Biểu đồ theo đường: được sử dụng để biểu hiện diễn biến về số lượng của hiện tượng theo thời gian nhằm trực quan hoá quá trình phát triển và tốc độ phát triển của sự vật, hiện tượng địa lý. - Biểu đồ hình cột: biểu hiện các đại lượng của hiện tượng bằng các cột hình chữ nhật (đứng hoặc nằm ngang), có chiều dài tương ứng với số liệu thống kê. - Biểu đồ diện tích: sử dụng diện tích các kí hiệu hình học phẳng (như diện tích các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,)để biểu thị đối tượng. - Biểu đồ thể tích: sử dụng thể tích các hình khối (hình lập phương, hình hộp chữ nhật,) để biểu hiện về lượng của các đối tượng. 1.1.3.3. Phân loại biểu đồ theo nội dung Theo cách phân loại này, thì biểu đồ được chia ra thành: - Biểu đồ về các hiện tượng tự nhiên: như biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm, biểu đồ khí áp, biểu đồ tốc độ gió, - Biểu đồ về các hiện tượng dân cư, kinh tế - xã hội: như biểu đồ về cơ cấu các ngành kinh tế của một quốc gia, biểu đồ về cơ cấu lao động, 15 - Địa lí dân cư - Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí các vùng kinh tế - Địa lí địa phương Mặc dù kiến thức ở trong hai chương trình địa lý này có nhiều điểm khác nhau nhưng với các kĩ năng địa lý về cơ bản vẫn tiếp tục rèn luyện các kĩ năng ở các lớp trước như phân tích số liệu thống kê, đọc và phân tích biểu đồ,Ở lớp này, HS bước đầu làm quen với tự lực nghiên cứu một vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội địa phương. 2.1.3. Hiện trạng của việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí KT - XH lớp 12 THPT - Việc sử dụng biểu đồ trong nhà trường phổ thông nói chung và trong chương trình địa lí lớp 12 nói riêng còn ít hiệu quả, chủ yếu là minh họa kiến thức chưa phát huy được hết tác dụng của biểu đồ. - Đối với các bài tập về biểu đồ hầu hết là cho học sinh tự tìm hiểu mà không có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Hình thức sử dụng biểu đồ của giáo viên còn đơn giản, chủ yếu là sử dụng biểu đồ trong SGK ở trên lớp, các hình thức khác: tự xây dựng biểu đồ từ các bảng số liệu, khai thác biểu đồ trong Atlat...còn nhiều hạn chế. - Việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ, xử lí số liệu ít được chú trọng dẫn đến học sinh lung túng khi vẽ và nhận xét biểu đồ. - Nguyên nhân: + Giáo viên chưa thực sự thấy hết được vai trò của biểu đồ trong dạy học chủ yếu coi là phương tiện trực quan đơn thuần, chưa coi biểu đồ là nguồn thông tin để khai thác kiến thức. + Trình độ nhận thức của giáo viên về xây dựng và sử dụng biểu đồ còn hạn chế. 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_va_xay_dung_cac_lo.doc