Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần Địa lý địa phương môn Địa lý lớp 12 – THPT

pdf 39 trang sk12 11/04/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần Địa lý địa phương môn Địa lý lớp 12 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần Địa lý địa phương môn Địa lý lớp 12 – THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần Địa lý địa phương môn Địa lý lớp 12 – THPT
 cv 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 
 -------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
 PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG 
 LỰC CỦA NGƢỜI HỌC QUA PHẦN ĐỊA LÝ ĐỊA PHƢƠNG 
 MÔN ĐỊA LÝ 12 - THPT 
 Họ và tên: Hoàng Thị Xinh 
 Chuyên môn: Địa Lý. 
 Số điện thoại: 0912131435 
 Năm thực hiện: 2020 - 2021 
 4. Phương pháp soạn giáo án phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của 8 
 người học qua phần Địa Lý địa phương. 
III. Kiểm tra và thực nghiệm đề tài 24 
 1. Hoạt động kiểm tra 24 
 2. Kết quả kiểm tra 31 
IV. Khả năng ứng dụng và hướng phát triển của đề tài 32 
 1. Khả năng ứng dụng 32 
 2. Hướng phát triển của đề tài 32 
Phần III. KẾT LUẬN 33 
I. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 33 
II. Đề xuất ý kiến 33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
I. Lý do chọn đề tài. 
 Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã đề cập đến việc 
đổi mới căn bản toàn diện GD – ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế 
khẳng định “ đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện 
đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “ phát triển nhanh nguồn 
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn 
bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. 
 Mục tiêu đổi mới được nghị quyết số 88/2014/QH13 của quốc hội quy định 
“ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến 
căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, 
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo duc nặng về 
truyền thu kiến thức sang giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng 
lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. 
 Từ những định hướng chung đó cho ta vận vào thực tiễn trong quá trình dạy 
học ở bậc THPT và từng môn học cụ thể.Trong quá trình dạy học, tôi thấy không 
phải chỉ có môn giáo dục công dân mới hình thành đạo đức, nhân cách cho học 
sinh; môn lịch sử mới vun đắp tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ; môn hướng 
nghiệp mới định hướng nghề nghiệp cho học sinh,. Mà môn Địa Lý cũng có thể 
hình thành cho học sinh( HS) các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung 
thực, trách nhiệm và các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và 
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa 
học, 
 Địa lý địa phương là một phần của môn Địa Lý. Nó trang bị cho HS những 
hiểu biết về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội và 
môi trường của địa phương mà học sinh đang sinh sống. Phần kiến thức này sẽ bồi 
dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, trách nhiệm của bản thân đối với môi 
trường tự nhiên; vận dụng tổ hợp những kiến thức đã học để phân tích những điểm 
mạnh, điểm yếu, đề ra được giải pháp cho một vấn đề, Tôi thiêt nghĩ học sinh 
lớp 12 đang đứng trước một quyết định lớn đầu tiên của cuộc đời là học lên tiếp, 
học nghề hay tham gia vào cuộc sống lao động, Vậy nên cho học sinh nghiên 
cứu về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương sẽ trang bị thêm những kiến thức, 
từ đó HS sẽ có cơ sở định hướng được nghề nghiệp của mình trong tương lại tốt 
hơn. 
 Khi thông tư 32 ra đời thì giáo viên cũng đã thay đổi cách soạn giáo án. 
Trong cấu trúc của giáo án đã đưa phần năng lực vào nhưng đang ở dạng chung 
chung. Còn phần phẩm chất thì chưa đề cập trong giáo án. Để thực hiện đổi mới 
giáo dục thì phải bước đầu đổi mới ở khâu soạn giáo án của giáo viên. Soạn giáo 
án giáo viên phải chỉ rõ chi tiết các năng lực và phẩm chất cần hình hành cho học 
 1 
 2. Đối tƣợng nghiên cứu. 
 Đề tài này trong chương trình lớp 12 chỉ áp dụng được ở bài 44 và bài 45 ở 
chương trình cơ bản và tôi thực hiện áp dụng ở một số lớp: 12C1 năm học (2018 – 
2019), 12C3 năm học (2018 – 2019), 12C2 năm học (2019 – 2020), 12B2 năm học 
(2019 – 2020). 
 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
 Đề tài này tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
 3.1. Phương pháp giáo dục chung. 
 - Tích cực hóa các hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên là người tổ 
chức, hướng dẫn, khuyến khích tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; 
học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự học. 
 - Tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học lý thuyết với 
thực tiễn địa phương; vận dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của môi trường, 
kinh tế - xã hội tại địa phương từ đó phát triển nhận thức, năng lực đặc thù và năng 
lực chung. 
 - Đa dạng hóa phương pháp dạy học, kết hợp linh hoạt các phương pháp 
dạy học tiên tiến, các phương pháp đặc thù của môn học như: sử dụng bản đồ, sơ 
đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, thực địa,; cải tiến và sử dụng theo 
hướng phát huy tính tích cực các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết 
trình, vấn đáp, 
 - Thực hiện các hình thức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt, kết hợp 
các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, cả lớp, trên lớp, dạy học ngoài 
trời, thực địa , khảo sát địa phương. 
 - Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá và chiếm 
lĩnh tri thức từ các phương tiện dạy học địa lý như: dụng bản đồ, sơ đồ, bảng số 
liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, rèn luyện cho học sinh kỷ năng xử lý và trình 
bày thông tin địa lý. 
 3.2. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực 
chung. 
 - Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: thông qua 
việc tổ chức các hoạt động học tập, môn địa lý giáo dục thế giới quan khoa học, 
lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu thương người lao động, thái độ 
tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau; ý thức, niềm tin, trách nhiệm và hành 
động cụ thể trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi 
trường; rèn luyện cho học sinh các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và 
trong nghiên cứu khoa học. 
 - Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung: môn Địa Lý có 
nhiều ưu thế hình thành và phát triển năng lực chung được quy định trong chương 
trình tổng thể: 
 + Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các 
hoạt động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lý; khảo sát, điều 
tra thực tế địa phương, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. 
 3 
 Thứ ba, trong chương trình giáo dục ở bài địa lý địa phương yêu cầu giáo 
viên và học sinh tìm hiểu “địa lý tỉnh và thành phố” thì nó cũng có những ưu điểm, 
song cũng có những hạn chế. Ví như: 
 Ưu điểm: HS sẽ biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và lao động, đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự 
phát triển một số ngành kinh tế của tỉnh mà học sinh cư trú. Như vậy, học sinh sẽ 
có được sự khái quát tổng thể trong quá trình học ở bậc phổ thông về tự nhiên, 
kinh tế, xã hội ở phạm vi thế giới khu vực quốc gia tỉnh. 
 Nhược điểm: khi học sinh nghiên cứu địa lý địa phương ở phạm vi tỉnh thì 
có những đơn vị kiến thức mà HS ở các huyện khác nhau khi tìm hiểu về nó cũng 
chỉ biết và hiểu đến nó giống như mình đang học ở quốc gia và khu vực vậy. 
 Vì thế, tôi mạnh dạn khi đạy địa lý địa phương thì HS tìm hiểu: vị trí, 
phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và 
lao động, đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự phát triển một số ngành kinh tế ở nơi mà 
HS sinh sống. Địa bàn mà tôi làm việc là huyện Nghi Lộc - đó là địa bàn sinh 
sống của HS tôi. Làm cách này thì những kiến thức tìm hiểu trên sẽ rất gần gũi với 
học sinh; các em sẽ biết được những thế mạnh, những hạn chế về tự nhiên; hướng 
phát triển về kinh tế của huyện mình sinh sống. Từ đó sẽ hình thành các phẩm chất 
và năng lực cần thiết cho học sinh. 
 5 
 Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 rất cần có kiến thức để phục vụ 
các kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp THPT, đại học, nếu kiến thức tiếp nhận 
máy móc từ giáo viên thì sẽ rất dễ quên. Nhưng nếu giáo viên hình thành cho học 
sinh năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác giao tiếp,..học sinh tự 
lĩnh hội kiến thức qua hướng dẫn của giáo viên. Những kiến thức đó sẽ được khắc 
sâu trong tâm trí học sinh và dễ dàng vận dụng trong các tình huống cần thiết. 
 Song song với năng lực tự tìm kiếm kiến thức và vận dụng nó trong các tình 
huống học tập và trong cuộc sống thì việc hình thành các phẩm chất cần thiết cho 
học sinh cũng không kém phần quan trọng. Vì thế mà ở các trường từ bậc tiểu học 
đến THPT đều có câu khẩu hiệu “ tiên học lễ, hậu học văn” trước tiên đối với con 
người phải là vấn đề đạo đức, sau đó mới học kiến thức. Hay sinh thời Bác Hồ đã 
từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì 
làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con 
người . Đức là yêu nước thể hiện: tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên 
nhiên, thực hiện các quy định của pháp luật; yêu quý mọi người biểu hiện: quan 
tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác; chăm học, chăm làm , thật 
thà... Tài là năng lực của con người về các hoạt động trong công việc và trong đời 
sống; là tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sống để con 
người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong 
những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. 
 Với cơ sở lý luận nêu trên đòi hỏi GV cần có phương pháp thiết kế giáo án 
theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao hiệu quả 
dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh; mặt khác góp phần tạo ra thế hệ trẻ 
đáp ứng được yêu cầu của thời đại và phù hợp với quá trình phát triển của đất nước 
 2. Thực trạng hứng thú học tập của học sinh trong giờ học 
 Đặc thù của môn Địa Lý địa phương là không những tìm hiểu đặc điểm về 
tự nhiên, kinh tế - dân cư và xã hội mà còn lý giải được nguyên nhân làm xuất 
hiện nó. Vì thế nếu dạy học theo lối giáo viên cứ cung cấp thông tin kiến thức cho 
học sinh thì sẽ làm cho người học thụ động, ghi nhớ một cách máy móc, không 
phát huy được tính tự học, tính sáng tạo; không hình thành được những năng lực 
cơ bản và phẩm chất cần thiết cho người học. 
 Nếu chúng ta cho học sinh tự tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông 
ngòi, tài nguyên khoáng sản, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nơi địa phương 
mình sinh sống thì sẽ khơi dậy được niềm hứng khởi, tình yêu quê hương, hình 
thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tự thấy bản thân mình phải có 
trách nhiệm với quê hương đất nước. Đồng thời đây cũng là một cơ hội tốt để 
người học vận dụng kiến thức của các môn học và từ lý thuyết môn Địa Lý vào 
thực tiễn cuộc. 
 Với cách dạy này đã tạo được một không khí học tập sôi nổi, hứng thú trong 
học tập và tạo được niềm đam mê đối với môn học kể cả lớp không phải là lớp 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_phat_trien_toan_dien_pham.pdf