Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác những nội dung chủ yếu phần Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000 trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác những nội dung chủ yếu phần Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000 trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác những nội dung chủ yếu phần Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000 trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TRỊ AN ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN LỊCH SỬ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử Phương pháp giáo dục Các lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Các lĩnh vực khác NĂM HỌC 2011 – 2012 Trƣờng THPT Trị An MỤC LỤC I/ Lý do chọn đề tài II/ Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III/ Nội dung đề tài 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Nội dung chủ yếu cần khai thác trong bồi dưỡng HSG phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000 4. Kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra từ đề tài a. Kết quả đạt được b. Kinh nghiệm rút ra từ đề tài 5. Kết luận GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 2 Trƣờng THPT Trị An III. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Căn cứ vào nội dung chương trình của Bộ giáo dục ban hành cho việc giảng dạy lịch sử phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000. - Căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng dạy học lịch sử. - Căn cứ vào giới hạn nội dung kiến thức của Sở giáo dục cho kì thi HSG lớp 12 hằng năm. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng đội tuyển HSG lớp 12 môn lịch sử để tham dự kì thi HSG cấp tỉnh đạt hiệu quả cao. - Nhằm tránh việc bồi dưỡng dàn trải, không hiệu quả gây lãng phí thời gian và công sức của GV và HS. - Nhằm thúc đẩy lòng say mê học sử của HS, tâm lý phấn khởi, hết lòng vì bộ môn của GV. - Nhằm giúp GV bồi dưỡng định hướng đúng nội dung kiến thức, có kĩ năng đào sâu kiến thức với các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ, vận dụng các kiến thức lịch sử thế giới hiện đại. Từ đó biết cách bồi dưỡng xoáy vào các hướng của đề thi HSG để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. - Nhằm có một định hướng chung cho việc ôn tập, luyện thi HSG ở các trường phổ thông trong thời gian tới. Chuyên đề đề cập đến 2 phần: + Phần kiến thức cơ bản + Phần nội dung cần khai thác 3. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CẦN KHAI THÁC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN 2000 Bài 1: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II A. Kiến thức cơ bản: 1. Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị Ianta. 2. Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc, tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc (LHQ). 3. Sự hình thành 2 hệ thống xã hội đối lập. B. Những vấn đề cần khai thác: 1. Vì sao có thể gọi trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ II là trật tự hai cực Ianta? • Gợi ý: - Khi CTTG II bước vào giai đoạn cuối, từ 4 - 12/2/1945 đại biểu 3 cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã dự hội nghị tại Ianta. - Thực chất nội dung hội nghị là sự phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trận, có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau này. GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 4 Trƣờng THPT Trị An - Dưới tác động trực tiếp của các cuộc tấn công quân sự của Mỹ và Liên Xô các nước Đông Âu được giải phóng khỏi tay phát xít, lập nên các nhà nước DCND. Quan hệ hợp tác chặt chẽ về kinh tế - chính trị giữa Liên Xô và Đông Âu, hình thành hệ thống các nước DCND – XHCN ở khu vực này. Trong khi đó, được Mỹ giúp sức, các nước Tây Âu cũng nhanh chóng khôi phục và củng cố nền kinh tế và chính trị. Như vậy, dưới ảnh hưởng trực tiếp của Mỹ và Liên Xô, Châu Âu chia thành 2 phe phát triển theo 2 con đường khác nhau: Đông Âu XHCN và Tây Âu TBCN. b. Về kinh tế: - Liên Xô và các nước Đông Âu ký kết nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế, thiết lập các quan hệ hợp tác kinh tế. Tháng 1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, KHKT giữa Liên Xô và Đông Âu. - Trong khi đó Mỹ đề ra kế hoạch Macxan nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, tăng cường ảnh hưởng của Mỹ với khu vực này. - Như vậy, hình thành 1 giới tuyến đối lập về địa - chính trị và kinh tế giữa Đông và Tây Âu. Quan hệ đối đầu 2 khối đã lôi cuốn các quốc gia, khu vực khác trên thế giới vào một cuộc “chiến tranh lạnh” và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc chiến tranh đó. 4. CHXH trở thành một hệ thống thế giới có ý nghĩa như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ quốc tế? • Gợi ý: - Đến khoảng những năm 50, các nước Đông Âu bước vào thời kì xây dựng CNXH, cùng với Liên Xô, CNXH trở thành một hệ thống thế giới. Với thắng lợi của CM Việt Nam (1945), Trung Quốc (1949), Cuba (1959) đã mở rộng không gian, lớn mạnh của hệ thống các nước XHCN. - CNXH được lớn mạnh trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ quốc tế. Trong nhiều thập niên, hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị, quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh đỉnh cao của KHKT thế giới (Liên Xô), là chỗ dựa của cách mạng thế giới, của sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới. Trong cuộc đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống của nhân loại, Liên Xô và các nước XHCN luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Hội đồng hòa bình thế giới được thành lập 1950 ở Vacxava đã giữ vai trò tập hợp các lực lượng hòa bình thế giới, tổ chức các cuộc đấu tranh, những hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm bảo vệ hòa bình, chống việc chạy đua vũ trang, củng cố tình hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. 5. Quan hệ Mỹ và Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ II có gì khác nhau? Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu A. Kiến thức cơ bản: - Thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70, ý nghĩa. GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 6 Trƣờng THPT Trị An Bài 4: Các nước Đông Nam Á A. Kiến thức cơ bản - Tình hình các nước Đông Nam Á (ĐNA). - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1. Sự thành lập các quốc gia độc lập ĐNA năm 1945. 2. Biến đổi to lớn của ĐNA sau CTTG II. 3. Chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước sáng lập ASEAN (nội dung, mục tiêu, thành tựu, hạn chế), bài học cho VN. 4. Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ĐNA, thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Bài 5: Các nước châu Phi và khu vực Mỹ Latinh A. Kiến thức cơ bản - Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc . - Tình hình Cu Ba. B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1. Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của châu Phi từ sau CTTG II đến nay. 2. Khái quát quá trình giành độc lập dân tộc của khu vực Mỹ Latinh. 3. So sánh sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Phi và khu vực Mỹ Latinh theo các nội dung: Lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập. 4. So sánh sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Á và châu Phi theo các nội dung: lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập. Bài 6: Mỹ A. Kiến thức cơ bản - Tình hình kinh tế, KHKT từ 1945 – 1973 - Nguyên nhân phát triển - Chính sách đối ngoại B. Nội dung chủ yếu cần khai thác 1. Những nét chính về tình hình kinh tế của Mỹ từ 1945-1973. 2. Phân tích những nguyên nhân phát triển nền kinh tế của Mỹ, chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất và bài học cho Việt Nam trong phát triển kinh tế hiện nay. 3. Chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1945 đến nay. Hãy chỉ ra những thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ. GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 8 Trƣờng THPT Trị An - Hợp tác hiệu quả: Thành lập nghị viện châu Âu, hủy bỏ sự kiểm soát đi lại qua biên giới, sử dụng đồng EURO. -Chiếm ¼ GDP toàn thế giới. Bài 8: Nhật Bản Những nội dung cần khai thác 1. Sự phát triển kinh tế, KHKT sau chiến tranh thế giới thứ II. 2. Nguyên nhân của sự phát triển, nguyên nhân nào chung với Mỹ và Tây Âu, Việt Nam có thể học tập gì từ nền kinh tế Nhật Bản? 3. Quan hệ Mỹ - Nhật sau CTTG II và tác động của mối quan hệ này đối với Nhật 4. Phân tích những đặc điểm của CNTB sau CTTG II. Bài 9: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II Những nội dung cần khai thác 1. Khái quát quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 2000. 2. Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, diễn biến và kết quả của cuộc “chiến tranh lạnh”. 3. Phân tích những ảnh hưởng của “chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á. 4. Tại sao hai nước Xô – Mỹ lại chấm dứt “chiến tranh lạnh”? 5. Nêu những nhân tố ảnh hướng đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ. 6. Xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại, xu thế này tạo ra thời cơ và thách thức gì cho Việt Nam? Việt Nam đã làm gì trước xu thế này? Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa Những nội dung cần khai thác 1. Nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu của CM KHCN. Phân tích tác động tích cực, tiêu cực của những thành tựu đó.Vai trò của CM KHCN đối với Việt Nam. 2. Toàn cầu hóa là gì? Những biểu hiện? Toàn cấu hóa tạo ra thời cơ và thách thức gì cho các nước đang phát triển? GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 10 Trƣờng THPT Trị An 5. KẾT LUẬN - Công tác bồi dưỡng HSG là việc làm thường xuyên qua từng năm học ở trường phổ thông, vì vậy trong quá trình bồi dưỡng, GV từng bước phát hiện và tích lũy kinh nghiệm để biết cách khai thác có hiệu quả kiến thức trọng tâm trong khóa trình lịch sử này. - Đây là định hướng mang tính cá nhân, được tổ bộ môn của trường và hội đồng bộ môn của sở giáo dục thẩm định, góp ý chỉnh sửa. Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng, tùy trình độ học sinh, thời gian giành cho công tác bồi dưỡng và nhất là định hướng của Sở giáo dục, giáo viên nên mềm dẻo trong việc xác định kiến thức cần bồi dưỡng cho HS. - Dù tập trung vào khai thác những kiến thức nâng cao, giáo viên khi bồi dưỡng cũng phải bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng, xác định đúng phần “đóng”, phần “mở” của mỗi nội dung chương trình. - Giáo viên phải thực sự là người có kinh nghiệm, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với việc bồi dưỡng HSG thì mới đạt kết quả cao. Trị An, ngày 10 tháng 02 năm 2012 Người viết NGUYỄN THỊ HƯƠNG GV: Nguyễn Thị Hƣơng Trang 12
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_nhung_noi_dung_c.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác những nội dung chủ yếu phần lịch sử thế giới hiện đại từ.pdf