Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập, trắc nghiệm phần hoán vị gen
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập, trắc nghiệm phần hoán vị gen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập, trắc nghiệm phần hoán vị gen
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu ............................................................................................................... 1 2. Tên sáng kiến ............................................................................................................... 3 3. Tác giả sáng kiến ......................................................................................................... 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ......................................................................................... 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ......................................................................................... 3 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu và áp dụng thí điểm ................................................. 3 7. Nội dung sáng kiến ...................................................................................................... 3 Mở đầu ............................................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 4 2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................... 5 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 5 5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6 Nội dung .......................................................................................................................... 7 7.1. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp giải bài tập phần hoán ...... 7 7.1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 7 7.1.2 Yêu cầu về kiến thức lý thuyết của hoán vị gen ..................................................... 7 7.1.3 Các dạng bài tập về hoán vị gen ............................................................................. 8 7.1.4. Yêu cầu về vận dụng làm bài tập......................................................................... 10 7.2. Chương 2: Ứng dụng của các phương pháp giải bài tập, phần hoán vị gen ........... 12 7.2.1. Những dấu hiệu cơ bản của hoán vị gen ............................................................. 12 7.2.2. Ứng dụng các phương pháp giải một số dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm .... 13 7.2.3. Bài tập tổng hợp .................................................................................................. 25 7.3. Chương 3: Kết quả thực nghiệm và những kiến nghị đề xuất ................................ 29 7.3.1. Kết quả của đề tài ................................................................................................ 29 7.3.2. Đề xuất, kiến nghị: .............................................................................................. 30 Kết luận .......................................................................................................................... 31 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến ............................................................................ 31 8. Những thông tin cần được bảo mật: .......................................................................... 32 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................................ 32 10. Đánh giá lợi.ích thu được do áp dụng sáng.kiến ..................................................... 32 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến .......... 33 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 34 2 yếu đi vào giảng giải cho kịp thời gian, nên không tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức cho HS trong mỗi tiết học. HS bị động tiếp thu kiến thức ít khi tự mình tìm hiểu, phát hiện hoặc áp dụng những kiến thức vào để làm bài tập từ đó hình thành nên thói quen thụ động ở HS. Hiện tại đang thực hiện kiểm tra đánh giá bài làm và khả năng nhận thức của HS bằng phương pháp làm bài trắc nghiệm, nên HS thường có suy nghĩ chủ quan không cần hiểu cũng có thể làm bài được. Trong khi đó môn sinh lại là môn tự nhiên, có phần nhiều phần lý thuyết và theo quy định thì việc thi tốt nghiệp bây giờ là tùy vào sự chọn lựa của khả năng mỗi HS. Môn sinh là môn thi vào đại học khối B và T mà khối B lại có rất ít ngành nghề để lựa chọn vì vậy HS không mặn mà, ít thời gian quan tâm và đầu tư để học tập so với các môn học khác như: Toán, Văn, Sử, Địa. Đây cũng là một khó khăn cho việc giảng dạy môn sinh học cho HS khối 12. Đa số HS do có phương pháp học và giải bài tập thích hợp nên còn nhiều vướng mắc từ đó dẫn đến ít hứng thú với việc học tập môn sinh học. Kiến thức lý thức và bài tập môn sinh thì dài và khó, thời gian phân phối chương trình lại ít, nên hầu như giáo viên không có thời gian để hướng dẫn làm bài tập cho HS do vậy nên khó khăn cho HS và giáo viên trong việc nâng cao chất lượng môn học. Đa số các em HS sau khi học và làm các bài tập đều đạt kết quả chưa cao. Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa đòi hỏi cả giáo viên và HS cũng cần biết ứng dụng lý thuyết để giải nhanh các bài tập đặc biệt là làm những bài tập cơ bản, trong khi đó để thi HS giỏi và thi đại học, cao đẳng thì đòi hỏi HS cũng cần phải đầu tư vào học tập nhiều hơn. Hiện nay theo chủ trương của Bộ Giáo dục thì môn sinh là môn thi theo hình thức trắc nghiệm do đó việc giải các bài tập cần phải nhanh và chính xác mới đạt kết quả cao. Việc nắm được kiến thức cơ bản, quy luật, cơ chế của các quy luật di truyền sẽ giúp cho mỗi HS có thể vận dụng một cách linh hoạt để giải các bài tập nhanh nhất và cho kết quả cao. Để giúp HS nắm và áp dụng được các kiến thức về quy luật di truyền để giải các bài tập dạng này tốt hơn thì giáo viên phải có biện pháp giảng dạy như thế nào? Cách giải quyết của vấn đề đó ra sao? Chính là điều mà tôi luôn đã suy nghĩ, trăn trở để từ đó tìm ra một số biện pháp giảng dạy phần quy luật này. Có rất nhiều giáo viên cùng bộ môn cũng trăn trở cũng chưa tìm ra các phương pháp để giải nhanh bài tập phần này. Để ứng dụng phương pháp giảng dạy còn tùy thuộc vào từng đối tượng HS, từng điều Tác giả: Dương Văn Nguyên – Trung Tâm GDNN-GDTX Yên Lạc 4 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế của công cuộc đổi mới, đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt như kinh tế, xã hội, thì nền giáo dục cũng phải phát triển cho tương xứng. Đảng ta đã lãnh, chỉ đạo rõ cần tập trung nghiên cứu trí lực để định hướng, tạo quyết sách cho nền giáo dục Việt Nam. Đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng luôn hướng đến một nền giáo dục có “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi HS, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, để từ đó bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho mỗi HS”. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác, Lê nin thì: “Con đường nhận thức là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trong thực tiễn học tập thì ngoài việc học, nhận biết về kiến thức lý thuyết thì HS còn phải biết tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cụ thể “học phải đi đôi với hành” trong đó có việc vận dụng để giải bài tập là rất quan trọng. Môn sinh học với hệ thống kiến thức lý thuyết tổng quát, với những dạng bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, lại có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở chương trình GDTX cấp THPT đó là sự kết hợp giữa lý thuyết và bài tập, đòi hỏi HS phải biết vận dụng linh hoạt. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục nói chung và dạy môn sinh học nói riêng là cần phát triển được tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, tự học của HS, vì vậy việc dạy HS biết cách giải quyết được các bài tập có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cho HS những kỹ năng đó. Nhưng thực tế việc giải được bài tập sinh học đối với HS cũng rất khó khăn vì kiến thức lý thuyết trong một tiết nhiều, số tiết ôn tập ít (một học kỳ tối đa có 2 tiết). Trong đó môn sinh học là môn HS có thể lựa chọn để thi tốt nghiệp, hoặc xét điểm thi đại học vì vậy khi làm bài yêu cầu HS phải trả lời được câu hỏi bài tập một cách nhanh nhất nhưng lại phải chính xác nhất. Tác giả: Dương Văn Nguyên – Trung Tâm GDNN-GDTX Yên Lạc 6 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã áp dụng nhiều phương pháp rồi tổng hợp lại để tìm ra những phương pháp khoa học nhất nhằm đạt hiệu quả cao. Tác giả: Dương Văn Nguyên – Trung Tâm GDNN-GDTX Yên Lạc 8 Khi lên lớp dạy giáo viên phải là người làm chủ kiến thức, kỹ năng đồng thời cần chuẩn bị và nắm chắc kiến thức từ đó mới biết được những kiến thức nào là cơ bản, trọng tâm cần giúp HS ghi nhớ. Trong phần này HS cần nắm được: * Hoán vị gen “Các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách xa nhau có sự liên kết liên kết không hoàn toàn, trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn Cromatit tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện tổ hợp gen mới gọi là hiện tượng hoán vị gen”. * Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen “Sự trao đổi chéo đã tạo ra các loại giao tử mang gen hoán vị có tỷ lệ nhỏ bằng nhau và các loại giao tử mang gen liên kết có tỷ lệ lớn bằng nhau”. “Tỷ lệ giao tử hoán vị phản ánh tần số hoán vị gen. Tần số hoán vị gen bằng tỷ lệ % các giao tử mang gen hoán vị và thể hiện khoảng cách của các gen trên nhiễm sắc thể”. * Ý nghĩa của hoán vị gen - Tạo nguồn biến dị tổ hợp, nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. - Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 gen. - Thiết lập được khoảng cách tương đối của các gen trên NST. Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1CM. - Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống (giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm) và nghiên cứu khoa học. * Cách tính tần số hoán vị gen (HVG) - Bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con. - Tần số HVG luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50% không vượt quá. 7.1.3 Các dạng bài tập về hoán vị gen Dạng 1: Các phương pháp xác định quy luật hoán vị gen Phương pháp giải Tác giả: Dương Văn Nguyên – Trung Tâm GDNN-GDTX Yên Lạc 10 Dạng 4: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen khi biết tỷ lệ kiểu hình ở đời con a. Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên: - Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ phấn và hầu hết các loại động vật (trừ ruồi giấm, bướm, tằm) - Trường hợp này ta căn cứ vào tỷ lệ xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn ở thế hệ sau suy ra tỷ lệ % giao tử mang gen lặn ab => f. - Nếu loại giao tử ab lớn hơn 25% thì:đây phải là giao tử liên kết gen và các gen liên kết cùng (A liên kết với B, a liên kết với b). - Nếu loại giao tử ab nhỏ hơn 25% thì:đây phải là giao tử hoán vị gen và các gen liên kết chéo (A liên kết b, a liên kết B). b. Trường hợp xảy ra hoán vị gen ở một trong hai bên bố hoặc mẹ: - Trường hợp này:tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau. - Từ tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn,ở thế hệ sau ta phân tích hợp lý về tỷ lệ giao tử mang gen ab của thế hệ trước => f: + Nếu ab là giao tử hoán vị thì:f = ab.2 + Nếu ab là giao tử liên kết thì:f = 100% - 2.ab 7.1.4. Yêu cầu về vận dụng làm bài tập Bài tập về tính quy luật, hiện tượng di truyền, hoán vị gen rất đa dạng và thường dễ gặp trong các bài kiểm tra và bài thi. Giáo viên cần hướng dẫn HS học và cách làm bài tập theo trình tự sau: Hướng dẫn học lý thuyết cơ bản, sau đó mới tìm ra cách giải bài tập nhanh và chính xác. Tuỳ từng dạng bài tập cần đưa ra một số dạng bài vận dụng để làm quen từ đó để giúp HS tự giải. Quy luật hoán vị gen có một nhiều dạng bài tập đa dạng và phức tạp. Trong khi đó hướng dẫn giải bài tập rất ít hoặc không có đã làm cho giáo viên và HS khó khăn để giải các dạng bài tập này. Nhưng thực tế trong quá trình học tập HS vẫn phải làm rất nhiều dạng bài tập để từ đó hình thành kỹ năng, qua nhiều thời gian mới có được vốn hiểu biết cho việc giải bài tập đáp ứng yêu cầu học tập và thi cử. Từ việc giảng dạy tôi nhận thấy cần xác định rõ các bước cơ bản để áp dụng làm bài tập cụ thể như sau: - Cung cấp lý thuyết cơ bản, liên quan trực tiếp đến:việc giải bài tập. Tác giả: Dương Văn Nguyên – Trung Tâm GDNN-GDTX Yên Lạc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_nhanh_bai_tap_trac_ng.pdf