Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen Sinh học 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen Sinh học 12
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Cung cấp kĩ năng giải bài tập cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên giảng dạy các môn tự nhiên nói chung và giáo viên dạy sinh nói riêng. Để tăng cường hoạt động học tập của học sinh lĩnh hội kiến thức,tăng cường hứng thú học tập, đặc biệt giúp học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các bài tập trong các đề thi nói chung và đề thi THPT Quốc gia nói riêng, thì người giáo viên phải nắm vững các kiến thức của chương trình sinh học phổ thông, cũng như các kiến thức liên quan. Bài tập quy luật di truyền nói chung, bài tập hoán vị gen nói riêng là khá trìu tượng, học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải các bài tập hoán vị gen có trong các đề thi THPT Quốc gia. Xuất phát từ lý luận và nhu cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn sinh học khối 12 ở trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh phúc, cũng như nhu cầu của bản thân, tôi đã lựa chọn và tìm hiểu, nghiên cứu chuyên đề “Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen: Sinh học 12” 2. Tên sáng kiến: “Phương pháp giải các dạng bài tập hoán vị gen: Sinh học 12” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Mạnh Hùng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0987.579.169 E_mail: phamhung.ngt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trường THPT Ngô Gia Tự 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài này được áp dụng cho việc hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia bộ môn Sinh học trong tổ hợp môn KHTN. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến này đã được áp dụng trong việc ôn thi THPT Quốc gia môn sinh học cho các học sinh lớp 12, trường THPT Ngô Gia Tự năm học 2017 – 2018; 2018 - 2019 và tiếp tục được áp dụng để ôn tập cho các học sinh lớp 12 năm học 2019 – 2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Hướng dẫn: Áp dụng công thức: f = số tế bào có trao đổi chéo/ (2 x tổng số tế bào tham gia giảm phân) = 40/ 2x 200 = 0,1 = 10%. II. Dạng 2: Tính số lượng, tỷ lệ các loại giao tử và f khi biết kiểu gen của tế bào sinh tinh và số lượng, tỷ lệ tế bào tham gia giảm phân có trao đổi chéo. 1. TH1: Khi biết kiểu gen và số lượng tế bào tham gia giảm phân có trao đổi chéo: - Gọi x là số tế bào có trao đổi chéo, y là số tế bào không có trao đổi chéo. Khi đó: + Số giao tử hoán vị = x. + Số giao tử liên kết = 2y + x. + Tần số hoán vị gen: f = 2x/ 4(x+y). Ví dụ: Ở một loài động vật có 400 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 50 tế bào có diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen, số tế bào còn lại không diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo ở cặp NST chứa cặp gen trên. Hãy tính số lượng từng loại giao tử tạo ra và tần số hoán vị gen. Hướng dẫn: + Tính số lượng từng loại giao tử tạo ra: * Số lượng giao tử hoán vị: Ab = aB = 50. * Số lượng giao tử liên kết: AB = ab = 2 x 350 + 50 = 750. * Tần số hoán vị gen: f = 2.50/ 4. 400 = 0,0625 = 6,25%. 2. TH2: Khi biết kiểu gen và tỷ lệ tế bào có trao đổi chéo. - Gọi a là tỷ lệ tế bào có trao đổi chéo, (1 – a) là số tế bào không có trao đổi chéo. + Tỷ lệ giao tử hoán vị = a/4. + Tỷ lệ giao tử liên kết = (1-a)/2 + a/4. + Tần số hoán vị: f = 2.( a/4). Ví dụ: Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen Bv , trong quá trình giảm phân tạo bV trứng có 20% tế bào sinh trứng xảy ra trao đổi chéo. Tính tỷ lệ từng loại giao tử và tần số hoán vị gen. Hướng dẫn: + Tỷ lệ giao tử: BV = bv = 20%/4 = 5%. + Tỷ lệ giao tử: Bv = bV = 80%/ 2 + 20%/4 = 45%. + Tần số hoán vị gen = 2.20%/4 = 10%. III. Dạng 3: Tính tần số hoán vị gen khi biết tỷ lệ một kiểu hình bất kì ở thế hệ F. Khi đề bài cho cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp A, a và B, b qui định 2 cặp tính trạng, (trội lặn hoàn toàn), cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng tự thụ phấn. Cách 1: - Gọi tỷ lệ giao tử: AB = ab = x - Mặt khác ta có (trội1 - lặn2) + (lặn1 – lặn2) = 0,25 → (lặn1 – lặn2) = 0,01 → giao tử đồng lặn ab = 0,1 ≤ 0,25 → ab là giao tử hoán vị và f = 0,2. Ví dụ 2: Cho F1 thân cao hạt đỏ tự thụ phấn, F 2 thu được 30.000 cây, trong đó có 48 cây thấp vàng còn lại 3 loại kiểu hình khác nữa. Biềt diễn biến của NST của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn trong giảm phân giống nhau. Tính tần số hoán vị gen của F1: Hướng dẫn: - F1 cao- đỏ tự thụ phấn => F 2 xuất hiện kiểu hình thấp – vàng => Tính trạng cao - đỏ là trội hoàn toàn so với thấp – vàng. 2 - Theo bài ra: Tỷ lệ cây thấp – vàng( lặn - lặn) ở F 2 = 48/30000 = 0,0016 = x ab/ab => x = 0,04 x là giao tử hoán vị => kiểu gen của F 1 là Ab/aB và tần số hoán vị gen của F1 là: f = 2x = 0,08 = 8%. IV. Dạng 4: Tính tần số hoán vị gen trong phép lai phân tích. f = Tổng số cá thể có kiểu hình chiếm tỷ lệ nhỏ/ Tổng số cá thể tạo ra ở FB. Ví dụ: Phép lai cái F1 xám, dài lai phân tích với đực đen, cụt được F 2 gồm: 965 xám, dài: 944 đen, cụt : 206 xám, cụt: 185 đen, dài. Tính tần số hoán vị gen của F1: Hướng dẫn: f = Tổng số cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ/ Tổng số cá thể tạo ra ở FB. f = (206 + 185)/(965 + 944 +206 +185) = 0,195 = 19,5%. BÀI TẬP ÔN PHẦN HOÁN VỊ GEN [Trong phạm vi của đề tài tôi có sưu tầm và xây dựng một đề ôn tập gồm có 40 câu hỏi, trong đó có: 05 câu ở mức độ nhận thác thông hiểu(TH); 25 câu ở mức độ nhận thức vận dụng thấp(VD); và 10 câu ở mức độ nhận thức vận dụng cao(VDC)] Câu 1: (TH) Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có ít kiểu gen nhất? AB AB AB AB AB Ab AB Ab A. Dd Dd B. DD dd C. Dd dd D. dd dd ab ab ab ab ab ab ab Ab Câu 2: (TH) Xét cá thể có kiểu gen Ab . Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen aB giữa A và a là 20%.Theo lý thuyết, giao tử mang gen ab chiếm tỉ lệ A. 20%B. 30%C. 10%D. 40% Câu 3: (TH) Một cá thể có kiểu gen AB DE . Nếu xảy ra hoán vi gen trong giảm phân ab de ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần? A. 8.B. 16.C. 9.D. 4. Câu 4: (TH) Tính theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây luôn cho đời con đồng tính? AD AD AD ad A. BD bb B. bb bb AD ad AD ad cách giữa gen quy định chiều cao của thân và gen quy định hình dạng quả trên cặp nhiễm sắc thể là: A. 20cM. B. 5cM. C. 10cM. D. 15cM. Câu 12: (VD) Ở 1 loài thực vật khi cho lai 2 cơ thể thuần chủng tương phản về 2 cặp tính trạng thu được F1 100% thân cao, quả tròn. Khi cho F1 giao phối với nhau ở F2 thu được 9% thấp, dài. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến xáy ra. Kết luận đúng về di truyền của các tính trạng trên ở F1 là: A. x với f= 40% ở cả hai bênB. x với f= 10% cả hai bên C. (f= 40% )x (f= 10%)D. x với f= 20% ở cả hai bên Câu 13. (VD) F1 dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau F 2 thu được 4000 cây tong đó có 160 cây thấp tròn. Biết A: cao, a: thấp; B: dài, b: tròn. F 1 có HVG với tần số: A. 30% B. 10%. C. 40% D. 20% AB Ab Câu 14: (VD) Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen . Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên ab aB với tần số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen ab . Kết quả nào sau ab đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con? A. 7,29% B. 12,25% C. 16% D. 5,25% Câu 15: (VD) Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan (cM). Cho cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F1thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F 1 lai với cây thân thấp, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm tỉ lệ là A. 40%. B. 25%. C. 10%. D. 50%. Câu 16: (VD) Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ởđời con thuđược 4000 cây, trongđó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không cóđột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín sớm ở đời con là A. 2160. B. 840. C. 3840. D. 2000. Câu 17: (VD) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là A. 66%. B. 1%. C. 51%. D. 59%. BD Câu 26. (VD) Một cá thể có kiểu gen Aa (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và bd D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử abD là : A. 5%B. 20%C. 15%D. 10%. Câu 27. (VD) Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền Ab trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai X D X d aB E E Ab X d Y, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ ab E A. 45%. B. 35%. C. 40%. D. 22,5%. BD Bb Câu 28: (VD) Ở phép lai XA Xa Xa Y , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi bd bD gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là: A. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. C. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. Câu 29. (VD) Ở ruồi giấm gen A- quy định tính trạng thân xám, a- thân đen, B- cánh dài, b- cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài lai với ruồi đực thân xám,cánh dài ở F1 thu được 15 % thân đen cánh cụt. Kiểu gen của ruồi cái đem lai và tần số hoán vị gen f sẽ là: A. AB , f = 40 %. B. Ab , f = 40%. C. AB , f = 30%. D. Ab , f= ab aB ab aB 30%. Câu 30: (VD) Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là A. Aa Bd ; f = 40%. B. Aa BD ; f = 30%. bD bd C. Aa Bd ; f = 30%. D. Aa BD ; f = 40%. bD bd Câu 31: (VDC) Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán Ab Ab vị gen. Xét phép lai XD Xd Xd Y, tính theo lý thuyết, các cá thể con có aB E e ab E d d mang A, B và có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XE Xe ở đời con chiếm tỉ lệ A. 7,5%. B. 12,5%. C. 18,25%. D. 22,5%. Câu 32: (VDC) Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F 1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau được F 2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1trong phép lai này là
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_cac_dang_bai_tap_hoan.doc