Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

docx 65 trang sk12 05/02/2025 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học có vai trò và ý nghĩa rất quan 
trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về quá 
khứ, về cội nguồn dân tộc, giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các giá 
trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước.
 Có thể nói học môn lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng 
khác như: phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại, tương 
lai một cách đúng đắn phù hợp với thời cuộc. Môn lịch sử cũng góp phần không nhỏ 
vào kết quả tham gia xét vào các trường Đại học, tạo điều kiện để các em tham gia 
học tập, công tác trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Nhưng thực tế 
hiện nay cho thấy chất lượng học môn lịch sử của học sinh các trường THPT những 
năm gần đây kết quả thi THPT Quốc gia và tốt nghiệp THPT môn lịch sử quá thấp 
so với kỳ vọng của giáo viên.
 Cụ thể tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu, với địa bàn tuyển sinh thuộc các 
xã bãi dọc ven biển Quỳnh Lưu và các xã lân cận, với đầu vào tuyển sinh thấp nhất 
huyện, mức sàn từ 17 đến 19 điểm, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, hàng năm 
tỷ lệ mũi nhọn HSG tỉnh rất thấp. Phần nhiều các em không thích học môn lịch sử 
vì qua nhận thức chủ quan của mình, các em cho rằng lịch sử là môn phụ, không 
quan trọng, lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, khó nhớ. Đồng thời, 
do cách giảng dạy của một số giáo viên chưa cuốn hút được học sinh. Vì vậy các em 
không hứng thú trong học tập môn này, hoặc chỉ học qua loa đối phó, có một số em 
chỉ học để thi miễn sao qua điểm liệt lấy bằng tốt nghiệp THPT để đi xuất khẩu lao 
động, vào làm ở các công ty hoặc về nhà tham gia lao động sản xuất. Vì vậy, kết quả 
thi đều rất thấp, rất đáng buồn.
 Hiện tại cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu đổi mới phương pháp nhằm nâng 
cao chất lượng môn lịch sử, tuy nhiên họ chú trọng vào lực lượng học sinh khá, giỏi. 
Với một đề tài không mới nhưng đã đưa ra một số phương pháp giảng dạy mới lấy 
học sinh làm trung tâm, phát huy được năng lực của học sinh để thu hút, lôi cuốn
 1 Đến năm 2003, Hội giáo dục Lịch sử, Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm 
Hà Nội tiếp tục cho tái bản lần thứ 3 quyển sách: “Hướng dẫn thi đại học- cao đẳng 
môn lịch sử” dày 474 trang của tập thể tác giả do PGS. TS Trần Bá Đệ (chủ biên). 
Trong lời nói đầu, các tác giả đã khẳng định: “xuất phát từ nhận thức đúng về bộ 
môn, từ yêu cầu xác định những kiến thức cơ bản của các giáo trình lịch sử Việt 
Nam và Lịch sử thế giới, lựa chọn phương pháp học tập,ôn và làm bài có hiệu quả, 
phù hợp với yêu cầu học tập và ôn thi.
 Từ thực tế trên, tôi không đặt cho mình nhiệm vụ hướng dẫn học sinh nắm 
chắc các đề thi cụ thể, mà trang bị cho các em những kiến thức và phương pháp cơ 
bản để có thể ứng phó vi mọi “tình huống có vấn đề” trong các kỳ thi.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
 Góp phần nâng cao chất lượng đại trà học sinh khối lớp 12 trường THPT. Từ 
đó giúp Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu nhận 
thức đúng đắn vai trò của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục. Trên cơ sở đó có 
cách thức quản lý và công tác dạy - học sao cho hiệu quả nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. 
Nêu, phân tích khả năng ứng dụng của từng biện pháp cho từng kiểu bài, nội dung 
lên lớp, cũng như một số biện pháp nhằm nâng chất lượng giáo viên trực tiếp giảng 
dạy.
4. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của Sáng kiến kinh nghiệm là việc tìm ra, vận dụng 
một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong khối lớp 12 trường 
THPT Nguyễn Đức Mậu. Những biện pháp này sẽ được ứng dụng cho từng bài học, 
kiểu bài lên lớp, ôn tập cho học sinh thi THPT Quốc gia và kỳ thi TN THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu.
 Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao 
chất lượng đại trà học sinh lớp 12 THPT. Cơ sở để đưa ra giải pháp giải quyết thực
 3 I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục.
 Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ cần “tiếp tục 
đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người 
học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định 
chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng 
trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu 
cực của giáo dục”.
 Từ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu của giáo dục trung học 
phổ thông được cụ thể hóa như sau: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học 
sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện 
học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, 
có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học 
đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 27, 
mục 2, chương 2, luật giáo dục 2005).
1.2. Mục tiêu bộ môn.
 Cùng với các môn học khác, bộ môn Lịch sử có vị trí, vai trò quan trọng trong 
việc phát triển toàn diện học sinh. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học 
phổ thông được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm đường 
lối của Đảng về Sử học và giáo dục. Nó cũng được căn cứ vào nội dung, đặc trưng 
của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách 
mạng hiện nay.
1.2.1. Kiến thức.
 Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, bao gồm: 
sự kiện lịch sử cơ bản, các khái niệm thuật ngữ, nhân vật, niên đại, những hiểu biết 
về quan điểm lý luận đơn giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu học tập 
phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.
Ví dụ: Ở bậc trung học phổ thông.
 5 Thông qua việc học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông, những phẩm 
chất, đạo đức, tư tưởng, tình cảm...được bồi dưỡng một cách hệ thống ở những điểm 
chủ yếu sau:
 - Trước hết học sinh được bồi dưỡng lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, lòng 
yêu quê hương- một biểu hiện của lòng yêu nước, trong lao động sản xuất cũng như 
trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
 - Thứ hai, cần bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu 
nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình, 
dân chủ.
 - Đồng thời học sinh cũng cần có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của 
xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, 
khúc khuỷu, tạm thời tụt lùi hay dừng lại.
 - Thứ tư, học sinh có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa 
vụ quốc tế.
 - Và đặc biệt người học cần có những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống 
cộng đồng...
1.2.4. Năng lực hướng tới.
 - Môn lịch sử ở trường phổ thông giúp cho người học phát triển và rèn luyện 
năng lực tư duy như tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật.
 - Thực hành với đồ dùng trực quan
 - Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng.
 - So sánh, phân tích, khái quát hóa
 - Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
 - Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
 - Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình
 Tóm lại, mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông là cung cấp 
kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội 
loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập
 7 + 04 đồng chí là Thạc sĩ.
 + 02 đồng chí là giáo viên giỏi cấp Tỉnh.
 - Trước hết phải khẳng định, đội ngũ giáo viên lịch sử ở trường được đào tạo 
chính quy, bài bản trong hệ thống các trường đại học sư phạm trên cả nước: Đại học 
Sư phạm I Hà Nội và Đại học Vinh nên có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp 
ứng cơ bản yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong nhiều năm qua đội 
ngũ giáo viên lịch sử đã có những đóng góp to lớn vào việc trang bị những tri thức 
lịch sử cho nhiều thế hệ học sinh, giúp họ bước vào đời với những hiểu biết về lịch 
sử, truyền thống của dân tộc và thế giới. Nhiều thầy, cô giáo dạy giỏi môn lịch sử đã 
làm cho học sinh không những nắm vững kiến thức một cách vững chắc mà còn yêu 
mến môn lịch sử.
 - Bên cạnh những ưu điểm nói trên, giáo viên nhóm lịch sử hiện nay cũng còn 
những hạn chế:
 + Về trình độ chuyên môn: Đội ngũ giáo viên lịch sử ở trường chủ yếu là 
những giáo viên ra trường nhiều năm nên không cập nhật kịp thời kiến thức mới và 
phương pháp mới để đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa. Công tác 
bồi dưỡng thường xuyên hiện nay còn hình thức và kém hiệu quả, do đó việc nâng 
cao trình độ chuyên môn của giáo viên trong trường còn hạn chế .
 + Về năng lực sư phạm: Phương pháp giảng dạy phần lớn của giáo viên trong 
nhóm vẫn là trình bày miệng, thầy giảng trò ghi. Phần lớn giáo viên ít sử dụng đồ 
dùng trực quan trong dạy học, thậm chí có giáo viên hoàn toàn không sử dụng nếu 
không bị nhắc nhở trong cuộc họp. Khả năng sử dụng tin học để soạn và giảng bài 
lịch sử bằng giáo án điện tử còn hạn chế hơn. Thực tế giáo viên chỉ chăm chút cho 
bài giảng khi có dự giờ hoặc thanh tra, còn giờ bình thường thì vẫn giảng theo 
phương pháp cũ.
 Trong điều kiện chương trình và sách giáo khoa lịch sử phổ thông trung học 
vẫn còn nặng nề thì giáo viên chưa thực sự và thường xuyên đóng vai trò tổ chức, 
hướng dẫn hoạt động học của học sinh, chưa làm tốt vai là cầu nối, là một “bộ lọc” 
quyết định để chuyển tải những nội dung trong chương trình, sách giáo khoa đến học 
sinh một cách tốt nhất
 9 1 2 3 4
Không thích Hơi thích Thích Rất thích
2 .Theo ý kiến của em, vì sao học sinh THPT thích học Lịch sử?
A. Môn Lịch sử giúp hiểu biết vê Lịch sử hào hùng của nước nhà.
B. Môn lịch sử rất thú vị và hấp dẫn.
C. Phương pháp dạy của giáo viên thu hút, hấp dẫn.
D. Khác :.
3. Theo ý kiến của em,vì sao học sinh THPT không thích học Lịch sử? 
A.Môn Lịch sử có nhiều sự kiện và ngày, tháng, năm rất khó nhớ.
B. Cách trình bày kiến thức Lịch sử trong sách giáo khoa chưa phù hợp.
C. Phương pháp dạy của giáo viên không thu hút, hấp dẫn.
D.Khác: 
4. Mục đích học môn Lịch sử cùa em là?
A. Học để đối phó vì nghĩ nó là môn phụ. B. Học để biết, hiểu và vận dụng. 
C. Học vì yêu thích. D. Khác:.....................
5. Em có tự tin về trình độ hiểu biết Lịch sử của mình hay không?
 A. Có B. Không
6. Trong một tuần, thời gian tự học Lịch sử của em là bao nhiêu?(giờ).
7. Mức độ hiểu bài tại lớp của em đối với môn Lịch sử như thế nào? 
(Khoanh tròn vào số mà bạn cho là mức độ hiểu, lấy 1 là Không hiểu)
 1 2 3 4
 Không hiểu Hơi hiểu Hiểu Rất hiểu
8. Em học Lịch sử bằng cách nào?
A. Chỉ học theo bài giảng của giáo viên trên lớp.
 11 - Việc nhận thức về học tập môn Lịch sử của em như thế nào?
 - Theo em, phương pháp dạy và chương trình sách giáo khoa có tác động như 
 thế nào đến việc học môn Lịch sử ?
 - Mục đích học tốt môn lịch sử của em là gì ?
 Từ những câu hỏi trên, tôi sẽ thu được những lời chia sẻ, trả lời từ nhóm học 
sinh khá-giỏi, đây là những thông tin đáng tin cậy, giúp tôi có được kế hoạch giáo 
dục bộ môn một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học sinh.
2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử.
2.1. Lập kế hoạch theo lớp.
 - Phát phiếu tìm hiểu về mức độ yêu thích và sự định hướng tương lai khi học 
môn lịch sử.
 - Giáo viên thu phiếu và dựa trên kết quả để có sự định hướng cho học sinh. 
Tìm rõ nguyên nhân điểm thi thấp, phân tích và chỉ rõ cho học sinh thấy ma trận đề 
thi, sự phân hóa về chất lượng học sinh, từ đó học sinh rút ra được nhiệm vụ cần 
làm.
 - Đề ra giải pháp cụ thể.
 - Giáo viên có kế hoạch cụ thể việc dạy lớp.
2.2. Lập kế hoạch nhóm học sinh theo chất lượng học tập.
 - Đối với nhóm học sinh khá -giỏi, trước hết cũng tìm hiểu qua thẩm vấn, trao
đổi.
 - Qua trao đổi, giáo viên sẽ có kế hoạch và định hướng vào trường Đại học
cho học sinh.
 - Tìm rõ nguyên nhân điểm thi chưa cao của các năm trước, phân tích biểu 
điểm và lượng kiến thức đề minh họa các năm cho học sinh hiểu..
 - Giáo viên có kế hoach, giải pháp cụ thể để năng cao.
 - Giáo viên lên kế hoạch dạy học.
3. Các biện pháp được tiến hành.
3.1.Tìm ra nguyên nhân chất lượng học sinh chưa cao.
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_nham_nang_cao_chat.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp.pdf