Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi xây dựng chủ đề “Cacbohidrat” Hóa học lớp 12 - Ban cơ bản

docx 40 trang sk12 14/03/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi xây dựng chủ đề “Cacbohidrat” Hóa học lớp 12 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi xây dựng chủ đề “Cacbohidrat” Hóa học lớp 12 - Ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi xây dựng chủ đề “Cacbohidrat” Hóa học lớp 12 - Ban cơ bản
 TÊN ĐỀ TÀI 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHI XÂY 
 DỰNG CHỦ ĐỀ: “CACBOHIDRAT”
 HÓA HỌC LỚP 12- BAN CƠ BẢN
 MÔN: HÓA HỌC
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Giá trị của đề tài ..................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài .................................................................3
5. Khả năng áp dụng của đề tài................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận........................................................................................................4
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu .............................................................................8
 a. Đối với giáo viên ...........................................................................................8
 b. Đối với học sinh.............................................................................................9
3. Giải pháp thực hiện .............................................................................................10
4. Kết quả nghiên cứu..............................................................................................24
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................................29
Tài liệu tham khảo I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Thế kỷ XXI - kỉ nguyên của công nghệ thông tin, truyền thông và nền kinh tế 
trí thức với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trước xu thế đó, nhiều quốc gia trên 
thế giới đã xác định: Đổi mới về giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản quyết định 
đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Cùng với xu hướng quốc tế hóa, Đảng và 
Nhà nước ta đã coi phát triển năng lực là nhiệm vụ hàng đầu trong đổi mới giáo 
dục những năm học sắp tới.
 Dựa vào NGHỊ QUYẾT 29-NQ/TƯ “VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN 
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN 
ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ 
HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ", trong đó có nội dung “ Tiếp tục 
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục 
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách 
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, 
kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình 
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa 
học”
 Với diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 từ tháng 10 năm 2019 đến nay, 
một số tỉnh, thành phố đã phải cho học sinh học trực tuyến qua ZOOMvà một 
trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của việc học trực tuyến của học sinh, 
đó chính là năng lực tự học.
 Qua thực tế cho thấy, mức độ yêu thích của HS THPT đối với môn Hóa học 
ngày càng thấp. Tìm hiểu nguyên nhân, tôi thấy rằng phần lớn HS chưa có kĩ 
năng học tập, một bộ phận HS cảm thấy môn Hóa học có lượng kiến thức nhiều và 
khó, cần sự ghi nhớ máy móc. Trước tình hình như vậy, việc thay đổi phương 
pháp dạy học, xây dựng biện pháp hỗ trợ các em học tập bộ môn được tốt hơn là 
điều kiện tiên quyết và có ý nghĩa.
 Hóa học hữu cơ là ngành khoa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ với 
khối lượng kiến thức khá lớn và khó so với phân phối chương trình và trình độ 
nhận thức đối với lứa tuổi học sinh phổ thông. Vì vậy, người học cần phải nỗ lực 
nhiều trong suốt quá trình học tập. Mặc dù vậy, việc tự học hóa hữu cơ của HS còn 
gặp nhiều khó khăn như: Chưa biết tìm kiếm tài liệu phù hợp, không có sự hướng 
dẫn của GV để có thể tự học hiệu quả, sách giáo khoa thiếu hướng dẫn để tự học, 
.... Từ thực tiễn trên, việc phát triển năng lực tự học trong dạy học hóa học hữu cơ, 
đặc biệt là chủ đề cacbohidrat ở lớp 12, trường phổ thông là nhiệm vụ cấp thiết. 
 1 3 II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 a) Vấn đề tự học và năng lực tự học
 Tư tưởng nền móng cho lý thuyết tự học được chính thức khởi tạo vào đầu thế 
kỷ XVI bởi nhà triết học, nhà giáo dục học : Vistorrino (1378-1446) với tư tưởng 
“Tôi muốn dạy cho thanh niên suy nghĩ, chứ không nói bậy”, và đã chỉ ra 
rằng:“Tò mò là cái lợi khí lớn nhất của tự nhiên dùng để sửa cái dốt nát của chúng 
ta”. Vì vậy, “Trong dạy học người thầy phải biết tạo ra những tình huống, những 
gợi ý, khơi dậy tính tò mò của học sinh, phát huy mạnh mẽ vai trò của cá nhân 
trong học tập. 
 Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu. GS. TSKH Nguyễn Cảnh 
Toàn trong cuốn “Quá trình dạy – tự học” (1997) và “Học và dạy cách học” (2002) 
đã dày công nghiên cứu về TH, ông định nghĩa: TH là tự mình động não, tự mình 
sử dụng các năng lực trí tuệ (như giám sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,..) và có 
khi cả năng lực cơ bắp (như khi phải sử dụng công cụ, ) cùng các phẩm chất cá 
nhân của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như 
trung thực, khách quan, cầu tiến, ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực, hiểu biết nào đó 
của nhân loại, biến nó thành sở hữu của mình”. Vậy tự học là yếu tố quyết định 
cho xu hướng học tập suốt đời của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. Việc phát 
triển năng lực tự học là vô cùng cần thiết, ảnh hưởng to lớn và trực tiếp tới việc 
học của người học trong khi đang học ở trường phổ thông cũng như trong suốt cả 
cuộc đời sau này.
 Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực tự học được xác định 
là một trong 3 năng lực chung cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho HS 
trong mọi môn học và ở các cấp học. Khái niệm về năng lực tự học được các tác 
giả đưa ra như sau:
 Năng lực tự học là một năng lực thể hiện ở tính tự lực, sự tự làm lấy, tự giải 
quyết lấy vấn đề của một chủ thể hoạt động. 
 Năng lực tự học là khả năng tự ình sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả 
năng lực cơ bắp cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để 
chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở 
hữu của mình 
 Năng lực tự học của HS phổ thông là khả năng HS lập được kế hoạch tự học 
một cách khoa học, thực hiện có hiệu quả kế hoạch tự học đã lập, tự đánh giá kết 
quả đạt được và điều chỉnh quá trình tự học có sự hỗ trợ của GV.
 b) Cấu trúc năng lực tự học của học sinh THPT.
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cấu trúc NLTH của HS trường 
 5 - Tiêu chí 6: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học 
tập là khả năng vận dụng kiến thức đã lựa chọn để giải quyết thành công các nhiệm 
vụ TH đã đề ra trong kế hoạch TH.
NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH gồm các tiêu chí sau:
 - Tiêu chí 7: Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến 
 thức, kĩ năng là khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả TH với thang 
 đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đưa ra nhận xét, kết luận về mức 
 độ NLTH và điểm số đạt được.
 - Tiêu chí 8: Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp 
 theo là khả năng nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân 
 trong quá trình TH, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình 
 huống/nhiệm vụ học tập khác.
 d) Các mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh trường THPT
 Căn cứ vào cấu trúc NLTH và các biểu hiện NLTH xây dựng bảng mô tả mức 
độ biểu hiện NLTH của HS như sau:
 Bảng mô tả mức độ biểu hiện NLTH của HS
 Biểu Mức độ biểu hiện
 hiện 1 2 3 4
 NL xây dựng kế hoạch TH
 Xác định được Xác định được Xác định được 
 Chưa xác định mục tiêu, nội mục tiêu, nội mục tiêu, nội 
 được mục tiêu, dung cần TH dung và mức độ dung và mức độ 
 1 nội dung cần TH nhưng chưa xác cần đạt của từng cần đạt của từng 
 và mức độ cần định được mức nội dung nhưng nội dung một 
 đạt được. độ cần đạt của chưa rõ ràng, chi cách rõ ràng, chi 
 từng nội dung. tiết. tiết.
 Xác định được 
 Xác định được Xác định được 
 Chưa xác định phương pháp và 
 phương pháp TH phương pháp và 
 được phương phương tiện TH 
 2 nhưng chưa xác phương tiện TH 
 pháp và phương nhưng chưa phù 
 định được phù hợp với nội 
 tiện TH. hợp với nội dung 
 phương tiện TH. dung TH.
 TH.
 Chưa xác định Xác định được Xác định được Xác định được 
 3 được thời gian thời gian cho mỗi thời gian cho mỗi thời gian cho mỗi 
 TH và chưa dự hoạt động TH hoạt động TH và hoạt động TH 
 7 bài học kinh phù hợp và chưa rút ra bài học bài học kinh 
 nghiệm cho rút ra bài học kinh nghiệm cho nghiệm cho 
 nhiệm vụ TH tiếp kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp nhiệm vụ TH tiếp 
 theo. nhiệm vụ TH tiếp theo. theo.
 theo.
Trong đó:
 Mức 1. NLTH ở mức yếu. Mức này phản ánh HS chưa có biểu hiện NLTH. 
 Mức 1 tương ứng với mức độ chưa biết xây dựng và thực hiện kế hoạch TH 
 cũng như chưa đánh giá và điều chỉnh quá trình TH.
 Mức 2. NLTH ở mức độ trung bình. Mức này phản ánh HS có biểu hiện 
 NLTH nhưng chưa thường xuyên. Xây dựng được kế hoạch TH nhưng thực 
 hiện kế hoạch còn sơ sài và chưa chính xác. Khả năng đánh giá và điều chỉnh 
 quá trình TH còn rất hạn chế.
 Mức 3. NLTH ở mức độ khá. Mức này phản ánh HS có biểu hiện NLTH khá 
 thường xuyên và tích cực. Xây dựng được kế hoạch TH và thực hiện kế hoạch 
 TH chính xác nhưng chưa đầy đủ. Biết đánh giá kết quả TH nhưng chưa biết 
 điều chỉnh quá trình TH phù hợp.
 Mức 4. NLTH ở mức độ tốt. Mức này phản ánh HS có biểu hiện NLTH 
 thường xuyên và tích cực. Xây dựng được kế hoạch TH và thực hiện kế hoạch 
 TH chính xác, đầy đủ. Biết đánh giá, điều chỉnh quá trình TH phù hợp và rút ra 
 được bài học cho nhiệm vụ TH tiếp theo.
2. Thực trạng của vấn đề
 a. Đối với giáo viên: 
 + Thực trạng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hóa học nhằm phát triển 
 năng lực tự học cho HS THPT, và mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp 
 và công cụ đánh giá năng lực tự học trong dạy học hóa học còn nhiều hạn chế.. 
 Cụ thể là:
 - GV không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng các biện pháp phát triển năng lực tự 
 học cho HS như: thiết kế website hướng dẫn HS TH, sử dụng PPDH theo hợp 
 đồng, kĩ thuật KWL... .
 - GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng tài liệu hướng dẫn TH, và kĩ thuật sơ đồ tư duy 
 trong dạy học hóa học trong khi đó việc sử dụng tài liệu hướng dẫn TH là một 
 trong những biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực tự học. 
 - Biện pháp mà GV sử dụng đó là: sử dụng bài tập cho HS TH (59,5%) và phương 
 pháp thảo luận nhóm (67,9%) cho thấy rằng GV cũng có phần quan tâm tới hoạt 
 động TH của HS nhưng chưa có những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực tự 
 học. Chính cách dạy này là một trong những nguyên nhân làm cho HS chưa có 
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sin.docx