Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 12
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, Toán học trở nên thiết yếu đối với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục Toán học. Để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, chúng ta cần phải đào tạo những con người lao động có hiểu biết, có kỹ năng và ý thức vận dụng những thành tựu của Toán học trong điều kiện cụ thể nhằm mang lại những kết quả thiết thực. Vì thế, việc dạy học Toán ở trường phổ thông phải luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn, nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng và giáo dục họ ý thức sẵn sàng ứng dụng Toán học một các có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, xây dựng, Từ những lý do đó mà vấn đề hình thành và phát triển năng lực của học sinh luôn được tôi quan tâm trong quá trình dạy học.Vì những lý do đó nên tôi chọn đề tài “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12”. Trang 1/21 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Xu hướng phát triển giáo dục Mô hình giáo dục thế giới của thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột, đó là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. - Học để biết: Học để hình thành và sử dụng thành thạo tri thức như công cụ, việc học tập vừa là phương tiện vừa là mục đích. Là phương tiện vì giúp người học hiểu được môi trường sống và làm việc từ đó sống có nhân phẩm, phát triển kĩ năng nghề nghiệp và giao tiếp. Học tập là mục đích vì học tập đem lại sự thỏa mãn những hiểu biết giúp phát hiện, phát minh vấn đề, giúp người học tư duy độc lập, có khả năng phê phán, có chính kiến riêng của mình. - Học để làm: Trong dạy và học ngày nay cần phải chuyển từ việc hình thành tri thức, đào tạo kĩ năng sang việc hình thành trình độ chuyên môn, năng lực sống (Kiến thức chuyên môn, công nghệ, giá trị sống, kĩ năng sống, thói quen sống). Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, từng bước bước vào nền kinh tế tri thức cần làm rõ học cái gì để làm cái gì? Học một cách thông minh, sáng tạo suốt đời để làm một cách thông minh, sáng tạo suốt đời. Bớt đi những công việc chân tay, phát triển công nghệ cao, dịch vụ; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường. - Học để cùng chung sống: Xã hội càng phát triển mỗi tập thể luôn tồn tại trong sự đoàn kết nhất trí cao. Mặt khác mỗi cá nhân lại cần bộc lộ cái riêng, cái độc đáo của mình. Vì vậy sự đoàn kết nhất trí đó lại được tồn tại trong sự phát triển, sự đa dạng và sự khác biệt. Vấn đề con người học để cùng chung Trang 3/21 - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: Mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành. - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực. - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn, - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động, hành động dạy học về mặt phương pháp. - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống. Ví dụ như đọc một văn bản cụ thể, nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản, - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tẳng chung cho công việc giáo dục và dạy học. - Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt được những gì. 1.2.2. Cấu trúc của năng lực Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: - Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lí vận động. - Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận, Trang 5/21 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực người học Người có năng lực về một lĩnh vực nào đó cần có đủ các dấu hiệu cơ bản sau: - Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó. - Có khả năng tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt được kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức – phương pháp thực hiện hành động lựa chon được các giải pháp phù hợp, và các điều kiện, phương tiện để đạt được mục đích). - Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc. 1.3. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trước những vấn đề, những tình huống cụ thể, có mục tiêu và có tính định hướng cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo để tìm ra lời giải của vấn đề. Theo tiếp cận tiến trình giải quyết vấn đề và sự chuyển đổi nhận thức của chủ thể thì có thể hiểu năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của con người nhận ra vấn đề cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề cần đặt ra. Theo lý thuyết thông tin, năng lực giải quyết vấn đề được tiếp cận từ quá trình xử lí thông tin, nhấn mạnh tới suy nghĩ của người giải quyết vấn đề hay “hệ thống xử lí thông tin”, vấn đề và không gian vấn đề thì năng lực giải quyết vấn đề thể hiện khả năng của cá nhân (làm việc độc lập hay làm việc nhóm) để tư duy, suy nghĩ về tình huống vấn đề và tìm kiếm, thực hiện giải pháp cho vấn đề đó. Như vậy năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để giải quyết Trang 7/21 - Bước 4: Thông báo kết quả, đối chiếu mô hình với thực tiễn và đưa ra kết luận. 1.5. Đặc điểm học sinh giáo dục thường xuyên Về độ tuổi: Học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên trong cùng một lớp thường đa dạng về độ tuổi, có những trường hợp theo đúng độ tuổi, có những trường hợp lớn hơn từ một vài tuổi đến cả chục tuổi, thậm chí có những trường hợp đã có gia đình. Về khả năng tiếp thu kiến thức tương đối chậm so với học sinh ở các trường THPT bởi vì: - Khả năng tư duy, suy luận vấn đề không tốt. - Một số học sinh nghỉ học một thời gian dài rồi mới quay lại học (có những trường hợp nghỉ học hơn 10 năm). - Một số học sinh vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống. Về hoàn cảnh gia đình: Số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, bố mẹ li dị là tương đối nhiều. Nhìn chung học sinh giáo dục thường xuyên còn hạn chế về nhiều mặt. Tuy nhiên, các em “tiếp xúc”, “va chạm” với cuộc sống nhiều nên các em ý thức được tầm quan trọng của việc học mà có những nỗ lực cố gắng nhất định. Điều đặc biệt hơn là các em rất thích thú với những bài toán gần gũi với thực tiễn, những bài toán vận dụng kiến thức trên lớp cùng với sự gợi ý của giáo viên để tự mình giải được những dạng toán đó. Trang 9/21 Để giải trí 15 19,2 Học toán để thông minh hơn, để 20 25,6 rèn luyện tư duy. Học toán để làm việc kiếm tiền 36 46,2 Câu 2: Em có thích các giờ học toán trên lớp không? Mức độ Số HS Tỉ lệ % Rất thích 23 29,5 Thích 25 32,1 Bình thường 17 21,8 Không thích 13 16,6 Câu 3: Theo em nghĩ môn Toán là môn như thế nào? Các lựa chọn Số HS Tỉ lệ % Khó, trừu tượng 48 61,5 Khô khan, không hấp dẫn 51 65,4 Được rèn nhiều kĩ năng 35 44,9 Liên hệ kiến thức với nhiều môn khác 34 43,6 Có nhiều ứng dụng trong thực tế 40 51,3 Câu 4: Em nhận thấy mình được rèn luyện kĩ năng gì khi học môn Toán. Trang 11/21 Không quan tâm 21 27 Câu 7: Khi gặp các tình huống có vấn đề xuất phát từ những bài toán thực tiễn trong cuộc sống, em có mất nhiều thời gian để giải quyết không? Mức độ Số HS Tỉ lệ % Rất nhiều 35 44,9 Nhiều 22 28,2 Bình thường 8 10,3 Một ít 13 16,6 Câu 8: Tại sao em lại gặp khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn? Các lựa chọn Số HS Tỉ lệ % Ít được rèn luyện nên kĩ năng phát hiện và giải quyết 25 32 vấn đề còn hạn chế Tình huống vượt quá khả năng giải quyết của các em 42 53,8 Tình huống mơ hồ, không gần gũi nên khó nhận ra 44 56,4 vấn đề Tình huống không hấp dẫn, không kích thích nhu cầu 26 33,3 cần giải quyết vấn đề. Do cách tổ chức của giáo viên không hợp lí 0 0 Câu 9: Theo em có cần thiết rèn cho chọc sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn không? Trang 13/21 Chương 3. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 3.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 12 Nhiệm vụ mô hình hóa là 1 vấn đề phức tạp, đòi hỏi học sinh làm việc cộng tác để hiểu được nhiệm vụ, phát triển, kiểm tra và sửa đổi các giải pháp của họ. Khi tổ chức hoạt động mô hình hóa bài toán cần lưu ý thực hiện theo các trình tự sau: - Tìm hiểu thực tiễn: Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ và thảo luận về những số liệu cần thiết cần thu thập nhằm đơn giản hóa bài toán. - Lập giả thuyết: Liệt kê những yếu tố có liên quan đến vấn đề trên nhằm thiết lập điều kiện ban đầu của bài toán. - Xây dựng bài toán: Giáo viên định hướng cho học sinh thiết lập các điều kiện ban đầu, xây dựng công thức tính, lập phương trình,.. - Giải bài toán: Đây là bước học sinh đã sử dụng các số liệu, công thức tính đã thảo luận ở trên để giải bài toán. - Thông báo, giải thích, dự đoán: Thông báo do nhóm hoặc đại diện nhóm trình bày nhằm giúp giáo viên đánh giá sản phẩm và năng lực giải quyết vấn đề của từng nhóm. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh biết sử dụng ngôn ngữ và công cụ toán để mô tả các ý tưởng, biểu diễn các vấn đề trong thực tiễn. Nhu cầu các em được rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề là có thực, và đây cũng là nhu cầu chính đáng của các em. Có nhiều cách để phát triển năng lực này, tuy nhiên trong bài thu hoạch này tôi chỉ trình bày Trang 15/21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de.pdf