Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương I Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT

pdf 86 trang sk12 19/12/2024 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương I Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương I Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học Chương I Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - THPT
 Đề tài: 
 “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA THIẾT KẾ 
CÁC BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC 
 CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 
 SINH HỌC 12 - THPT” 
 Lĩnh vực: SINH HỌC 
 “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa 
 trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 
 MỤC LỤC 
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 
1.2. Tính mới của đề tài ............................................................................................. 2 
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 
1.5. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................... 2 
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 4 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 4 
2.1.1. Năng lực và các loại năng lực hình thành ....................................................... 4 
2.1.2. Một số phần mềm và thiết bị hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá thiết kế bài 
giảng theo hướng số hóa trong dạy học. ................................................................... 4 
2.1.3. Vai trò của các thiết bị phần mềm và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo 
dục ........................................................................................................................... 14 
2.1.4. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số 
và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục để thiết kế bài giảng ....................... 15 
2.1.5.Xu hướng hiện nay trong việc sử dụng CNTT để thiết kế bài giảng ............. 15 
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 15 
2.2.1. Thực trạng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học ở trường THPT.... 15 
2.2.2. Thực trạng áp dụng các hình thức tổ chức dạy học có ứng dụng CNTT theo 
hướng số hóa vào thiết kế các bài/chủ đề của chương I, Sinh học 12 để phát triển 
năng lực cho học sinh ở trường THPT (thông qua phiếu khảo sát các HS tại 
trường) ..................................................................................................................... 16 
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài .......................................... 16 
2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG SỐ 
HÓA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I, SINH HỌC LỚP 12 ............................... 18 
2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chương I ................................................ 18 
2.3.2. Thiết kế 1 số bài giảng theo hướng số hóa trong chương I: Cơ chế di truyền 
và biến dị, Sinh học 12 ............................................................................................ 20 
2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................... 44 
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 44 
 “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa 
 trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 
 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 
 Viết tắt Đọc là 
 BGDĐT - GDTrH Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Giáo dục trung học 
 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 
 THPT Trung học Phổ thông 
 GV Giáo viên 
 HS Học sinh 
 CNTT Công nghệ thông tin 
 PPDH Phương pháp dạy học 
 GDPT Giáo dục phổ thông 
 GG Google 
 NL Năng lực 
 NCKH Nghiên cứu khoa học 
 TNSP Thực nghiệm sư phạm 
 KHGD Kế hoạch giáo dục 
 TN Thực nghiệm 
 THPT Trung học phổ thông 
 Nxb Nhà xuất bản 
 SGK Sách giáo khoa 
 MS PPT Microsof powerpoint 
 YCCĐ Yêu cầu cần đạt 
 “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa 
 trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 
 Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực cho HS qua thiết kế 
các bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học chương I: Cơ chế di truyền và 
biến dị, sinh học 12 - THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, 
khả năng vận dụng các phần mềm kết hợp phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy 
học tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học lớp 12 nói 
riêng và chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông nói chung. 
 1.2. Tính mới của đề tài 
 - Đề tài đã bổ sung thêm cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin theo 
hướng số hóa qua một số phần mềm mới và các thiết bị hỗ trợ được áp dụng trong 
dạy học chương I, Sinh học 12. 
 - Đề tài đã đề xuất được qui trình thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa 
trong dạy học chương I, Sinh học 12 có sử dụng các phần mềm như PPT, 
Mozabook, Classpoint, Padlet..., tạo kho học liệu số của môn Sinh học. 
 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận về năng lực, phân loại các dạng học liệu được ứng 
dụng trong thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa. 
 - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học 12, cụ thể chương I: 
Cơ chế di truyền và biến dị theo công văn 4040 /BGDĐT – GDTrH (16/09/2021) 
của bộ GD và ĐT. 
 - Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học ứng dụng CNTT theo định hướng của 
chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. 
 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của 
việc thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa đã xây dựng trong nội dung nghiên 
cứu. 
 - Kết luận và đề xuất. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận của năng lực, các phần mềm được sử dụng trong 
thiết kế bài dạy theo hướng số hóa, nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham 
khảo có liên quan. 
 - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý 
kiến GV, HS 
 - Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 
 1.5. Kế hoạch nghiên cứu 
 Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 
2022, cụ thể: 
 Trang 2 
 “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa 
 trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 
 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 2.1.1. Năng lực và các loại năng lực hình thành 
 2.1.1.1. Khái niệm 
 Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất 
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân 
khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,... 
 Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua 
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của 
cuộc sống. 
 Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, 
lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người. 
 Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. 
 2.1.1.2. Phân loại 
 Năng lực có thể chia thành hai loại: 
 + Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau 
bao gồm: Năng lực phát hiện, năng lực chủ động sáng tạo, năng lực giải quyết vấn 
đề, năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc, năng lực hệ thống hoá kiến thức, 
năng lực định hướng kiến thức. 
 Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một KN tư duy sáng tạo 
giúp người học sử dụng để tạo ra những cái mới từ những cái cũ. 
 + Năng lực riêng: Là sự thể hiện có tính chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu 
của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Năng lực chung và năng 
lực chuyên biệt có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau, năng lực riêng 
được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trong điều kiện tồn tại năng lực 
chung. Năng lực có mối quan hệ biện chứng qua lại với tư chất, với thiên hướng cá 
nhân, với tri thức kĩ năng, kĩ xảo và bộc lộ qua trí thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực 
được hình thành và phát triển trong hoạt động, nó là kết quả của quá trình giáo dục, 
tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tự nhiên của nó là tư chất. 
 2.1.2. Một số phần mềm và thiết bị hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá 
thiết kế bài giảng theo hướng số hóa trong dạy học. 
 2.1.2.1. Thiết bị thiết kế, biên tập và trình diễn: 
 2.1.2.1.1. Phần mềm MS PPT: Microsoft PowerPoint là một phần mềm 
thiết kế và trình chiếu (office tool/suite) - một thành phần con nằm trong công cụ 
Microsoft Office2, do Microsoft phát hành giúp người dùng tạo, thiết kế và trình 
 Trang 4 
 “Phát triển năng lực cho học sinh qua thiết kế các bài giảng theo hướng số hóa 
 trong dạy học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị , Sinh học 12 - THPT” 
 - Lập các bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ (định dạng khung nền 
Canvas); 
 - Chụp ảnh, quay phim từ các thiết bị ngoại vi và đưa lên tường; 
 - Có thể chia sẻ đường liên kết đến tảng web khác; 
 - Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi người có thể cùng trao đổi 
sản phẩm, thảo luận (tuỳ chọn tính năng “phân quyền truy cập”: chỉ đọc, viết bài, 
sửa nội dung của bài viết); 
 - Lựa chọn các chế độ: Công khai bài đăng (có thể tìm kiếm trên máy vi tính), 
riêng tư (không ai xem được dù đã gửi link) hoặc yêu cầu mật khẩu truy cập (gửi 
link và người nhận được link phải nhập mật khẩu); 
 - Có thể lưu, xuất ra dưới dạng file hình ảnh, pdf, Excel, 
 c. Để tạo một trang Padlet, GV có thể thực hiện theo các bước sau: 
 Bước 1: Đăng kí tài khoản và cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt 
 - Truy cập vào trang  ➡ Đăng ký tài khoản (Nếu có tài 
khoản Gmail, GV chọn “Log in with Google” ➡ Lựa chọn gói miễn phí “ Basic” 
(Lưu ý, 1 tài khoản chỉ tạo được 3 trang Padlet; dung lượng giới hạn 10 MB). 
 - Để cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt, GV nhấp chuột vào biểu tượng của tài khoản 
Google ➡ Nhấn “Cài đặt” (Setting) ➡ Chọn ngôn ngữ “Tiếng Việt” và nhấn “Cập 
nhật”. GV có thể đặt tên cho trang Padlet ở mục “Tên”. 
 Bước 2: Tạo một trang Padlet và cài đặt định dạng trang 
 - GV nhấn vào “+ TẠO MỘT PADLET” ➡ Chọn định dạng “Tường” và 
nhấn chữ “Chọn”. 
 - Khi trang Padlet mới được tạo, ở khung “Chỉnh sửa”, GV cần làm: 
 + Nhập tiêu đề “CHỦ ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN.”;“CHỦ ĐỀ: GEN, MÃ DI 
TRUYỀN VÀ NHÂN ĐÔI ADN.” 
 + Đặt tên địa chỉ (đường link) cho dễ nhớ ở ô “Địa chỉ” (ví dụ như: CHỦ ĐỀ 
/LỚP); 
 + Chọn chế độ cho phép người xem bình luận (Để HS có thể tương tác); 
 + Chọn chế độ chấm điểm, chấm sao, bỏ phiếu bình chọn bài đăng; 
 + Chọn chế độ yêu cầu người điều hành phe duyệt (GV sẽ cho phép HS đăng 
tải những nội dung gì); 
 + Lọc ngôn ngữ xấu, 
 Ngoài ra, GV có thể thay đổi màu nền, Font chữ, 
 Sau đó, GV nhấn “Tiếp theo” ➡ Nhấn vào chữ “Bắt đầu đăng bài” 
 Trang 6 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_qua_t.pdf