Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giải một số bài tập và thực hành Tin học 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giải một số bài tập và thực hành Tin học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giải một số bài tập và thực hành Tin học 12
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong thời kì hội nhập và phát triển ở nước ta hiện nay, người lao động đang phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao không chỉ về mặt kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn cả khả năng hợp tác và những kĩ năng giao tiếp xã hội. Vì vậy, “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Luật giáo dục - Điều 27.1). Để đạt được mục tiêu đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Trung tâm GDTX Tỉnh nói riêng đã và đang tích cực tiến hành đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học trong tất cả các hoạt động dạy và học ở trong nhà trường với quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một trong những vấn đề cơ bản của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Tin học. Để thực hiện được điều đó vấn đề căn bản mà nhà trường phổ thông cần quan tâm, giải quyết là việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy, nhằm nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo học sinh. Là một giáo viên Tin học tôi luôn mong muốn đem đến cho học sinh cách tiếp cận tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh được đề cập tới tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Với môn Tin học nói chung và Tin học 12 nói riêng còn khá mới mẻ và trừu tượng đối với học sinh, vì vậy cần sử dụng triệt để các giờ học thực hành trên lớp, nâng cao hiệu quả học tập môn học, phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Sáng kiến đã giải quyết được các vấn đề thiết yếu sau: làm rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng dạy học phát triển năng lực của người học; áp dụng cụ thể một số phương pháp và kĩ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh vào bài dạy cụ thể để nâng cao nhận thức, tạo hứng thú và niềm yêu thích đối với môn học. Điều này giải quyết được băn khoăn, lo lắng của ngành giáo dục và sự quan tâm của xã hội về công nghệ thông tin hiện nay. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở khoa học 7.1.1.1. Khái niệm về phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh - Khái niệm: Thực chất của hoạt động học là một quá trình nhận thức. Để hoàn thành được nhiệm vụ của mình người học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực trong hoạt động. Tính tích cực nhận thức là gì? Một số tác giả dưới góc độ triết học quan niệm rằng tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu học tập được phản ánh vào não học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình. Có những tác giả khác nhau đã nhìn tính tích cực nhận thức dưới góc độ tâm lí học. Theo tác giả này thì học sinh tồn tại với tư cách là một cá nhân với toàn bộ nhân cách của nó vì vậy hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chỉ trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu, các chức năng tâm lí khác đóng vai trò hỗ trợ. Các yếu tố này kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên cái gọi là mô hình tâm lí của hoạt động nhận thức. Mô hình này không cứng nhắc, 3 đa dạng và phong phú. Mỗi học sinh ngoài những động cơ chung còn có động cơ riêng, động cơ chính đáng, động cơ không chính đáng, động cơ tích cực, động cơ tiêu cực. Như vậy chỉ có những học sinh nào có ý thức vươn lên, có nhu cầu nắm bắt kiến thức để hoàn thiện bản thân và góp phần thúc đẩy quá trình tiến bộ xã hội và tiến bộ khoa học kĩ thuật mới phát huy được tính tích cực trong học tập. - Cấu trúc của phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh Có nhiều cách để phân chia một quá trình hoạt động tích cực của học sinh như: Phân chia theo các quá trình bộ phận hay theo cấu trúc thành tố. Nhưng cách thể hiện rõ nhất là phân chia theo các bước (cấu trúc theo sự vận hành). Có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: Sự hình thành khái niệm: Bất cứ sự nhận thức nào cũng bắt đầu từ cảm giác và tri giác. Việc nắm tri thức mới của học sinh bắt đầu từ chỗ nắm các tài liệu cảm tính, nói chung học sinh nhận thức từ trực quan sinh động. Nguồn kiến thức cần cung cấp cho học sinh phải được thể hiện bằng lời nói sinh động của giáo viên, hình thức thực hiện công tác thực hành và làm thí nghiệm, sách giao khoa, tài liệu khoa học, hoạt động lao động. Trên cơ sở những tài liệu cảm tính học sinh tiến hành các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, kết quả là học sinh sẽ hình thành được khái niệm. Và cũng chính trong quá trình hình thành khái niệm, các thao tác tư duy sẽ được hoàn thiện và phát triển giai đoạn tiếp theo trong hoạt động nhận thức của học sinh là quá trình ghi nhớ, lĩnh hội cái đã hiểu. Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo: Kỹ năng là năng lực của học sinh có thể hoàn thành những hành động nào đó gắn với việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Còn kỹ xảo được coi là kỹ năng thành thạo, đã tới mức tự động hóa và đặc trưng bởi một trình độ hoàn hảo nhất định. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho 5 Thư nhất, xây dựng tình huống có vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức. Thứ hai, kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh, hướng tới tìm kiếm phép giải cho bài tập nhận thức và nắm vững kiến thức mới. Thứ ba, mở rộng, đào sâu và làm vững chắc kiến thức mới trong quá trình luyện tập sáng tạo. Thứ tư, học sinh nắm vững các biện pháp hoạt động trí tuệ nhằm tiếp thu kiến thức mới trong quá trình giải bài tập có tính chất tìm kiếm cũng như trong việc thực hiện hệ thống các bài luyện tập sáng tạo. - Trình bày kiến thức bằng lời Như đã nêu ở trên, phương pháp dạy học nêu vấn đề tuy mang lại hiệu quả cao nhưng không phải bao giờ cũng áp dụng được. Như vậy cách dạy học truyền thống: Giáo viên trình bày kiến thức bằng lời vẫn được dùng để phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trong dạy học. Vấn đề là phải làm sao cho việc học tập của học sinh không biến thành sự tri giác đơn thuần (nghe) khi giáo viên trình bày kiến thức, sao cho giáo viên sử dụng được một cách có ý thức các thủ thuật phong phú nhằm phát huy tính tích cực tư duy của học sinh. Vậy những thủ thuật đó là gì? Giáo viên phải thường xuyên chăm lo sao cho bài giảng không đơn thuần chỉ là thuật lại sách giáo khoa mà có nội dung sinh động, hấp dẫn, hấp dẫn và sâu sắc, làm phong phú và mở rộng thêm những kiến thức vốn có của học sinh. Giáo viên có thể dùng biện pháp kích thích học sinh tiến hành so sánh, đối chiếu các sự kiện, các thí dụ và nguyên lí mới với những điều đã học. Có một vai trò to lớn trong sự phát triển tích cực trí tuệ của học sinh là kỹ năng của giáo viên biết kích thích học sinh hiểu được sâu sắc logic và trình tự tài liệu học tập trong việc dạy học. Lời nói sinh động của giáo viên kết hợp tính trực quan có hiệu quả to lớn trong quá trình dạy học. Trong dạy học cần phải tuân thủ nguyên tắc: "chỗ nào tự trẻ có thể nói 7 - Hoạt động học tập Tin học của học sinh là hoạt động có chủ thể, chủ thể của hoạt động ở đây chính là các em học sinh. Để hoạt động học tập Tin học của học sinh đạt kết quả cao, trong quá trình học tập cần có sự giúp đỡ và định hướng hành động học tập của giáo viên đối với học sinh. Cần tổ chức cho học sinh học Tin học trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. 7.1.2.2. Những hoạt động phổ biến trong học tập Tin học ở trường phổ thông - Nhận dạng và thể hiện, những hoạt động trí tuệ phổ biến trong tin học, những hoạt động trí tuệ chung và những hoạt động ngôn ngữ. - Những hoạt động Tin học phức hợp như: Xây dựng thuật giải một bài toán hay một lớp các bài toán, hoạt động kiểm thử chương trình. - Những hoạt động trí tuệ chung như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, xét tương tự, trừu tượng hóa, khái quát hóa cũng được tiến hành thường xuyên khi học sinh học tập môn tin. - Những hoạt động ngôn ngữ được học sinh thực hiện khi họ được yêu cầu, phát biểu, giải thích. - Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung. - Phân tích hoạt động thành những hoạt động thành phần. - Lựa chọn hoạt động dựa vào mục đích. - Tập trung vào những hoạt động Tin học. 7.1.2.3. Những điều kiện cho hoạt động học tập Tin học thành công - Để hoạt động học tập Tin học đạt được hiệu quả cao một mặt giáo viên phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác tư duy và các phương pháp suy luận nhưng mặt khác quan trọng hơn là phải biết đặt người học làm vị trí trung tâm, chủ thể nhận thức. - Người học phải giữ vị trí chủ thể, đảm bảo tính tự giác, tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập. - Người học phải có một trình độ kiến thức cơ bản. Trong học tập Tin học 9 + Được Trung tâm quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị dạy học, phòng máy tính được trang bị hiện đại đầy đủ hệ thống thông tin phục vụ tốt cho việc học. - Khó khăn + Bản chất môn Tin học là một môn học công cụ, đòi hỏi học sinh không những phải rèn luyện nhiều để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Nhưng do phần đông gia đình các em chưa có điều kiện trang bị máy tính phục vụ cho mục đích học tập nên việc rèn luyện kỹ năng còn hạn chế chủ yếu chỉ tập trung ở trên lớp. + Tin học 12 học về một hệ Quản trị CSDL: HS chưa sử dụng một hệ QTCSDL nào nên chưa hình dung được cụ thể việc thực hiện các chức năng này. Để giải thích các chức năng duy trì tính nhất quán, tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời, Nên đòi hỏi giáo viên cần chú trọng phương pháp giảng dạy để đạt được mục tiêu là Tin học 12 có môi trường cho học sinh có thể phát huy cao các thiên chức: Nghe, Nhìn, Đọc, Nói, Viết và Làm. 7.1.3.2. Khái quát chương trình Tin học lớp 12 - Đây là chương trình đầu tiên dành cho học sinh phổ thông trung học đã có định hướng về nghề nghiệp và có nhu cầu bắt đầu học Tin học. Với chương trình biên soạn như hiện nay phù hợp với trình độ học sinh phổ thông. - Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận với những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. - Thực hiện phương châm môn Tin là môn học công cụ, điều quan trọng là phải biêt vận dụng những tri thức đã học. Giúp cho học sinh có một nền móng vững chắc về Tin học cơ sở để tiếp tục học cao hơn ở các cấp bậc Đại học, Cao đẳng sau này. 11 7.1.4. Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Việc phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giờ bài tập và thực hành Tin học lớp 12 bằng việc áp dụng một số phương pháp dạy học cơ bản. 7.1.4.1. Trình bày kiến thức bằng lời Bài 1. Trang 16 - SGK Tin học 12 Nêu một ứng dụng của một tổ chức mà em biết? Sau bài 1 một số khái niệm cơ bản họa sinh đã biêt bài toán quản lí là gì? CSDL là gì? Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức vì vậy với bài tập này có thể cho học sinh tự đưa ra ứng dụng cụ thể từ đó mỗi học sinh trình bày ứng dụng của mình. Vậy mỗi ứng dụng cần trình bày những nội dung gì? HS đưa ra câu trả lời. - Nêu tên tổ chức. - Trình bày cụ thể về CSDL trong ví dụ đưa ra. GV: Gợi ý các nội dung cần trình bày trong bài và gọi 2 học sinh trình bày về tổ chức mình đưa ra. GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần) Sau đó giáo viên kết luận: Vậy có nhiều ứng dụng CSDL nhưng mỗi ứng dụng các em cần trình bày những nội dung sau: - Nêu tên tổ chức - Trong CSDL đó có những thông tin gì? - CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, vấn đề gì? Bài 2. Trang 16 - SGK Tin học 12 Hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL GV: Em hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL HS:- Định nghĩa CSDL - Định nghĩa hệ QTCSDL GV: Qua các ví dụ được học em thấy dữ liệu trong CSDL được tổ chức như thế nào? 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoat_dong_hoc_t.pdf