Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Di truyền sinh học lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Di truyền sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Di truyền sinh học lớp 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRUNG TÂM GDTX TAM ĐẢO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: "PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀNSINH HỌC LỚP 12" Môn/nhóm môn : SINH HỌC Tổ bộ môn : KHOA HỌC TỰ NHIÊN Mã : Người thực hiện : LA THỊ HẠNH Điện thoại : 0976.076.383 Email : vianhvu.710@gmail.com Tam Đảo, năm 2016 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Phiếu học tập PHT Học sinh HS Giáo viên chủ nhiệm GVCN Phương pháp dạy học PPDH Sách giáo khoa SGK Sinh học 12 SH12 Giáo viên GV Trung học phổ thông THPT Giáo viên bộ môn GVBM Đột biến ĐB Nhiễm sắc thể NST 2 Chính vì vậy, đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan. Bởi vậy, vấn đề đặt ra của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Sinh học 12 (ban cơ bản) nói chung và phần Di Truyền học của sinh học 12 (ban cơ bản) nói riêng mang tính thực tiễn, ứng dụng thực tế cao, nội dung kiến thức không dài, rất thuận lợi cho hoạt động thảo luận nhóm học sinh trong quá trình dạy học. Thực tế, trong quá trình dạy học, khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ nảy sinh vấn đề: Học sinh ở mức khá, giỏi thì hứng thú học tập; học sinh ở mức trung bình, yếu, kém gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tri thức. Một trong những phương pháp giúp học sinh trung bình, yếu, kém hoà nhập vào tập thể trong quá trình dạy - học là tổ chức hoạt động nhóm để các học sinh được trao đổi, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng lĩnh hội tri thức. Qua thực tế tiếp xúc những giờ dạy về các bài này cho thấy nhiều giờ dạy một số giáo viên tuy có sử dụng phiếu học tập nhưng còn lúng túng về phương pháp sử dụng phiếu học tập, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt là tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Từ những lý do nêu trên và mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào việc tìm tòi các biện pháp thích hợp nhằm tổ chức học sinh học tập tích cực, tự lực trong dạy học Sinh học và để nâng cao chất lượng dạy học phần Di Truyền học của sinh học 12 , tôi chọn đề tài : "PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC LỚP 12" 3. Mục đích nghiên cứu: Gây hứng thú cho học sinh khi học tập, giúp học sinh mở rộng và nâng cao nhận thức về vấn đề đang học. Làm cho học sinh có động cơ học tập đúng đắn, chủ động tích cực sáng tạo trong quá trình học tập đồng thời hình thành thái độ phê phán trong học tập, thái độ bảo vệ ý kiến của mình. Xây dựng phương pháp học tập khoa học, hiện đại, có hiệu quả cao Giúp học sinh tự điều khiển quá trình nhận thức của mình Sinh học 12 (ban cơ bản) nói chung và phần Di Truyền học của sinh học 12 (ban cơ bản) nói riêng sẽ củng cố và nâng cao thế giới quan khoa học, làm cho học sinh khám phá các sinh vật xung quanh và khám phá bản thân....; Bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý thiên nhiên, môi trường, có ý 4 PHẦN II : NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001- 2010 ( ban hành theo quyết định số 201/ 2001/ QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ): ở mục 5.2 ghi rõ: “đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động: Thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập .........” Điều 24.2. Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mốiquan hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, khoảng vài năm trở lại đây, trung tâm GDTX&DN Tam Đảo , tổ Sinh học đã khuyến khích mọi học sinh phải đọc trước sách giao khoa, nghiên cứu bài mới, phát phiếu học tập và hướng dẫn HS xây dựng phiếu học tập theo nội dung đã hướng dẫn trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Điều này góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể, đồng thời cũng là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh , tạo cơ hội để các em tham gia cải tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn. Thiết kế và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập là một hướng dạy học tạo môi trường học tập thân thiện, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, là nổi bật vai trò trung tâm của học sinh trong một tiết học, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong việc tham gia xây dựng nội dung bài học theo từng bài, chương, ôn tập thi học kì và đặc biệt hơn nữa là phát huy được kĩ năng tóm tắc kiến thức, tư duy logic của học sinh. 1. Khái niệm phiếu học tập: Về khái niệm phiếu học tập, tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã xây dựng khái niệm như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, 6 say mê môn học, đồng thời phiếu học tập tiết kiệm được thời gian trên lớp của giáo viên chủ động hoàn thành tiết học. Trong dạy học truyền thống giáo viên là trung tâm hoạt động, trong một giờ học hoạt động của giáo viên chiếm phần lớn, giáo viên trình bày giảng giải biểu diễn thí nghiệm, phân tích tổng hợp minh hoạ .v.v. còn học sinh thì ngồi nghe ghi chép, nhìn quan sát một cách thụ động, khi giáo viên nêu những câu hỏi thì học sinh trả lời, nhưng chỉ có một vài học sinh được hoạt động vì thời gian có hạn còn hầu hết học sinh ngồi nghe câu trả lời của các bạn của giáo viên. Vì vậy không được hoạt động, không được rèn luyện kĩ năng và bộc lộ kĩ năng hoạt động, ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động của học sinh. Giáo viên chỉ đánh giá thông qua gọi kiểm tra và ở một số học sinh hay trả lời câu hỏi. Bằng việc sử dụng các phiếu học tập, chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo. Mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng. Như vậy bằng việc hoàn thành phiếu học tập, học sinh tự đánh giá được hoạt động tích cực, tạo được hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của học sinh. Khi dùng phiếu học tập, giáo viên có thể kiểm soát đánh giá được trình độ của học sinh và từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và tăng hiệu quả dạy học. 3. Các loại phiếu học tập: Trong dạy học sinh học ta thường sử dụng nhiều dạng phiếu khác nhau, tuỳ mục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung từng bài mà lựa chọn dạng phiếu học tập cho phù hợp. Giáo viên nên tự biên soạn những phiếu học tập rồi nhân bản bằng cách phôtô phát cho cả lớp hay cho một nhóm học sinh theo yêu cầu sư phạm của tiết học. Nếu giáo viên có trình độ và kinh nghiệm thì những phiếu do giáo viên tự biên soạn này có thể đáp ứng đúng nhu cầu và sát với trình độ học sinh của mình hơn những phiếu học tập do các chuyên gia biên soạn để sử dụng chung cả nước. Dưới đây là một số dạng phiếu học tập. 3.1 Loại phiếu hình thành kiến thức: Dạng 1: Nghiên cứu thông tin để tìm ý phù hợp điền vào ô trống trong một đoạn kiến thức. Dạng phiếu 1 có ưu điểm là rèn luyện học sinh biết cách đọc thông tin tóm tắt tìm ra ý chính. Sau khi hoàn thành phiếu, kiến thức được tóm tắt và hệ thống hoá. Dạng này thường sử dụng với những kiến thức được trình bày bằng kênh chữ trong Sách giáo khoa. Dạng 2: Tìm ý cơ bản và xác định quá trình phát triển của nội dung 8 Bước 2. Dự tính khả năng hoàn thành của học sinh : - Để không cháy giáo án, giáo viên buộc phải dự tính được khả năng hoàn thành của học sinh để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Bước 3. Phương pháp thể hiện : - Phiếu học tập được sử dụng trong hoạt động nhóm hay hoạt động độc lập của học sinh. Thông qua các hoạt động : quan sát, phân tích, so sánh, Lưu ý : - Thời gian làm việc vừa phải. - Đối với học sinh khá - giỏi chỉ cần nêu vấn đề. - Đối với học sinh trung bình và yếu thì cần chuẩn bị thêm câu hỏi phụ. - Cần phải tính đến các phương tiện thiết bị, kèm theo. 6. Sử dụng phiếu học tập: Bước 1. - Phân nhóm và phát phiếu cho từng nhóm. - Giới thiệu, nêu yêu cầu, cách thức làm việc và thời gian hoàn thành phiếu. Bước 2. - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn đối với những nhóm yếu. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. II. Thực trạng dạy học: 1. Nghiên cứu thực trạng 1.1. Thuận lợi Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, thân thiện, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém. Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám đốc cùng các đoàn thể. Đặc thù môn học gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế. Trung tâm có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt. Đối với học sinh lớp 12, các em cũng đã trưởng thành nên ý thức, động cơ học tập tương đối cao. 1.2. Khó khăn Nhà trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, chủ yếu học văn hoá vào buổi sáng còn chiều các em học các môn nghề Đa số giáo viên việc đầu tư thời gian và công sức cho chuẩn bị bài giảng còn hạn chế. Bề dày kinh nghiệm của một số giáo viên của trường chưa cao, việc dự giờ thăm lớp còn hạn chế do bị động về thời gian. 10 III. Các biện pháp sử dụng PHT trong dạy phần Di Truyền học của sinh học 12 : 1. Biện pháp chung 1.1. Sử dụng PHT để hình thành kiến thức mới: Trong khi hình thành kiến thức mới, học sinh cần được rèn luyện các thao tác trong từng hoạt động học tập. Kết quả hoạt động chính là những vấn đề cần học. Do vậy khi sử dụng PHT nên phát PHT cho học sinh sau khi viết đề mục của bài lên bảng. Để giúp học sinh nắm vững nhiệm vụ cần giải quyết được ghi trong PHT, nên có thời gian cho học sinh tự nghiên cứu và nhận thức ra được nhiệm vụ học tập, nếu có thắc mắc hay có điều gì chưa rõ, giáo viên cần hướng dẫn, sau đó để học sinh tự lực hay theo nhóm hoàn thành công việc được giao. Trước khi giáo viên tổng kết nên để một vài học sinh tự báo cáo kết quả và học sinh ở nhóm khác tham gia, góp ý. Nếu học sinh làm đúng, giáo viên tuyên dương và lấy đó là kết luận bài học, giáo viên chỉ nói điều nào chưa đúng, chưa đủ. 1.2. Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng quan sát: Khi quan sát hình vẽ có nhiều chi tiết hoặc quan sát thiên nhiên có nhiều hiện tượng đồng thời xảy ra, nhưng cần nghiên cứu 1 hiện tượng trong đó, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có kĩ năng quan sát và nhận biết, ta thường dùng PHT để học sinh tìm tòi kiến thức qua quan sát. Khi đi sâu nghiên cứu một nội dung nào đó cần phân tích, nếu giáo viên không yêu cầu học sinh cần phân tích nội dung gì thì học sinh khó mà rút ra kết luận. Trong trường hợp này giáo viên yêu cầu đọc thông tin, trong SGK rồi từ đó phân tích nội dung nghiên cứu. 1.3. Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng so sánh: Nhiều khi nghiên cứu 1 vấn đề mà chứa đựng nhiều nội dung, muốn phân biệt chúng người học không dễ gì xác định được điểm giống nhau và khác nhau đó. Do vậy giáo viên cần định hướng cho người học bằng 1 yêu cầu thông qua PHT. 1.4. Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng quy nạp, khái quát hoá: Để học sinh hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, ngoài các kĩ năng giảng dạy giáo viên cần xác định mục tiêu dạy học cụ thể, để từ mục tiêu cụ thể mà sử dụng PHT phù hợp để học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực nhận thức. Để học sinh phát triển kĩ năng quy nạp, khái quát hoá kiến thức ta có thể sử dụng PHT sau: 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_qu.docx