Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học Hóa học lớp 12 nâng cao học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)

pdf 33 trang sk12 14/03/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học Hóa học lớp 12 nâng cao học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học Hóa học lớp 12 nâng cao học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)

Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học Hóa học lớp 12 nâng cao học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)
 SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học 
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)” 
 Đề tài 
 PHÂN TÍCH, XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DÙNG ĐỂ KIỂM 
 TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12 NC HỌC KÌ II 
 Ở TRƢỜNG THPT. 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, đặc 
biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng nhu cầu này, chúng ta 
cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo. Đó là “Đổi mới 
phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người 
học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, 
học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử.” 
 (Trích nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX) 
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta phải đổi mới nội dung và 
phương pháp dạy học ở các môn học, các cấp, bậc học. Trong đó việc đổi mới 
phương pháp kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) kiến thức, kĩ năng của học sinh (HS) là 
một khâu quan trọng. 
 Thông qua kiểm tra - đánh giá, giáo viên (GV) biết được trình độ kiến thức, kĩ 
năng của HS. Việc KT - ĐG cũng giúp GV rút kinh nghiệm về xác định mục tiêu, lựa 
chọn phương pháp và những nội dung cần chú ý đi sâu hơn trong quá trình giảng dạy 
của mình. Thực chất của các vấn đề đó là thu được các tín hiệu phản hồi, các liên hệ 
ngược, làm cho mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học trở thành một hệ kín, hệ 
điều khiển. 
 Trên thực tế, việc KT - ĐG kết quả dạy học môn hoá học vẫn được tiến hành chủ 
yếu theo phương pháp tự luận, thiếu tính khách quan, tốn thời gian, lượng kiến thức 
được kiểm tra ít, không sử dụng được phương tiện hiện đại trong việc chấm bài. 
Hóa học là môn học thực nghiệm nên các giờ thực hành là rất cần thiết cho việc tự 
nghiên cứu và củng cố kiến thức. Thế nhưng điều kiện thực tế ở phòng thí nghiệm 
chưa đáp ứng được độ an toàn cần thiết, hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm không 
đồng bộ nên học sinh đôi lúc còn xa rời với kiến thức thực tế. 
 Đầu vào của học sinh rất thất và đây cũng là trong những trường vùng sâu vùng 
xa của tỉnh Đồng Nai, ý thức học của học sinh không đồng đều, vẫn còn không ít học 
sinh ỷ lại, lười học, không cầu tiến... và trong thực tế vẫn có một số học sinh còn tư 
tưởng xem nhẹ phương pháp giảicâu hỏi trắc nghiệm. 
 Hiện nay, học sinh học theo chương trình phân ban rất là nặng, trong sách giáo 
khoa, sách bài tập có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức kiểm tra trắc 
nghiệm, nhưng không có hướng dẫn học sinh cách giải bài toán mà chỉ đưa ra đáp án 
đúng, nên học sinh còn rất lúng túng, phải tự tìm tòi và chưa có phương pháp học 
phù hợp, đặc biệt kinh nghiệm hệ thống kiến thức cách giải câu hỏi trác nghiệm chưa 
có , thời lường một tiết dạy chỉ 45 phút không đủ để truyền đạt hết kiến thức mà giáo 
viên cần nói, kỹ năng vận dụng của học sinh để tìm ra cách giải nhanh nhất một bài 
toán còn rất hạn chế. 
 GV: Nguyễn Thị Thu Trang 1 SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học 
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)” 
học. Nếu số bài tập quá ít thì không bao trùm đầy đủ nội dung của môn học, còn nếu 
số câu hỏi quá nhiều thì lại bị hạn chế bởi thời gian. Số câu hỏi trong một bài trắc 
nghiệm, dù bao nhiêu cũng chỉ là một “mẫu” trong toàn thể các câu hỏi thích hợp với 
nội dung, mục tiêu mà ta muốn khảo sát. Cho nên, một bài kiểm tra trắc nghiệm có 
rất nhiều câu hỏi chưa hẳn là một bài kiểm tra trắc nghiệm có giá trị, nếu các câu hỏi 
ấy không tiêu biểu tong số các câu hỏi thích hợp của môn học. Vấn đề khó khăn cho 
người soạn trắc nghiệm là không thể biết được số câu hỏi tiêu biểu ấy là bao nhiêu 
để có thể từ đó rút ra số câu hỏi cần thiết cho bài kiểm tra trắc nghiệm mình dự định 
soạn thảo. Tuy nhiên, nếu ta thiết lập dàn bài trắc nghiệm một cách kỹ càng và căn cứ 
vào thời gian qui định cho bài kiểm tra trắc nghiệm mà phân bố số câu hỏi hợp lí cho 
từng phần của nội dung và mục tiêu dạy học, cũng có nhiều hy vọng lựa chọn được 
số câu hỏi tiêu biểu trong các câu hỏi thích hợp. 
 Số lượng câu hỏi mà một HS có thể trả lời được trong một phút tuỳ thuộc loại 
câu hỏi trắc nghiệm sử dụng, vào mức độ phức tạp của quá trình tư duy và cả thói 
quen của HS. Một HS làm nhanh nhất có thể làm xong câu trắc nghiệm chỉ trong nửa 
thời gian của HS chậm nhất. Vì lí do đó, ta khó có thể xác định chính xác cần phải có 
bao nhiêu câu trong bài kiểm tra trắc nghiệm với số thời gian ấn định cho nó. Vậy 
phương pháp tốt nhất là rút kinh nghiệm từ những bài trắc nghiệm tương tự với 
những lớp học tương tự. Trong ttrường hợp không có những điều kiện như vậy, ta có 
thể giả định rằng, ngay cả những HS làm rất chậm cũng có thể trả lời câu hỏi trắc 
nghiệm nhiều lựa chọn trong một phút, và một câu loại đúng - sai trong nửa phút. 
Nếu những câu dài hơn hay phức tạp hơn thường lệ thì ta phải xem xét lại thời gian 
giả định ấy. Có thể tính thời gian trung bình cho mỗi câu trong một bài kiểm tra (gồm 
cả câu dễ và câu phức tạp) là một phút rưỡi (câu dễ bù thời gian cho câu phức tạp). 
 b. Mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm 
 Một bài trắc nghiệm thành quả học tập gồm những câu quá dễ thường không 
có hiệu quả đo lường khả năng của HS. Để đạt được hiệu quả đo lường nên lựa chọn 
các câu trắc nghiệm sao cho điểm trung bình trên bài trắc nghiệm xấp xỉ bằng 50 
phần trăm số câu hỏi. Tuy nhiên, khi ấn định mức độ khó trung bình là 50 phần trăm, 
độ khó của từng câu trắc nghiệm có thể khác nhau, biến thiên từ 15 đến 85 phần trăm. 
Loại câu trắc nghiệm có thể cung cấp thông tin tốt nhất về sự khác biệt giữa các cá 
nhân là những câu mà 50 phần trăm làm đúng và 50 phần trăm làm sai. 
 Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể soạn một bài trắc nghiệm khó hay rất 
khó. Điều này chỉ cần thiết khi muốn lựa chọn một số rất ít ứng viên, chẳng hạn như 
kiểm tra học kỳ, tuyển sinh vào đại học. Cũng như vậy, có khi cần phải ra những bài 
trắc nghiệm rất dễ, chẳng hạn như lựa chọn một số HS học kém để cho theo học lớp 
phụ đạo. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 
2.1 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
Câu hỏi TNKQ có thể chia làm 4 loại chính sau : 
 2.1.1. Câu hỏi trắc nghiệm "đúng- sai" 
 Câu hỏi loại này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng 
cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai.Ví dụ 
 Câu 1 :(biết) : Phát biểu nào sai ? 
 GV: Nguyễn Thị Thu Trang 3 SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học 
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)” 
 A. điện tích hạt nhân của nguyên tử. B. nguyên tử khối. 
 C. bán kính nguyên tử. D. số oxi hoá. 
Câu 2 :(biết) : Dùng dây platin sạch nhúng vào hợp chất X rồi đem đốt trên 
ngọn lửa đèn khí (không màu), ngọn lửa có màu tím. X là hợp chất của 
A. Na. B. K. C. Li. D. Rb 
 Câu 3 :(biết) : Phương pháp điều chế kim loại kiềm là 
 A. khử oxit bằng khí CO. B. đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng. 
 C. đpdd muối halogenua. D. cho Al tác dụng với dd muối. 
 Câu 4 : (vận dụng) : Cho 18,4 gam Na vào 100 ml dd Fe(NO3)31M và Al(NO3)3 
1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được m 
gam chất rắn. Giá trị của m là 
 A. 8. B. 13,1. C. 15,65. D. 18,5. 
Câu 5 :(biết) : Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 
thì 
 A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. năng lượng ion hoá giảm dần. 
 C. tính khử giảm dần. D. khả năng tan trong nước giảm dần. 
Câu 6: (vận dụng) : Đpdd NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 
268 giờ. Sau điện phân thu được 100 gam dd NaOH 24%. Nồng độ phần trăm 
của dd NaOH trước khi điện phân là giá trị nào sau đây ? 
 A. 2,4%. B. 4,8%. C. 2,6%. D. 2,5%. 
Câu 7 : (vận dụng) : Khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4(mỗi oxit đều 
có 0,5 mol) bằng khí CO dư thu được lượng Fe là 
 A. 167g. B. 166g. C. 165g. D. 168g. 
Câu 8 : (vận dụng) : Thể tích dd NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lít khí 
SO2 (đktc) là 
 A. 250 ml. B. 125 ml. C. 500 ml. C. 275 ml. 
 * Ưu điểm : 
 GV có thể dùng loại câu hỏi này để KT - ĐG những mục tiêu dạy học khác 
nhau. 
 Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi 
TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, HS buộc phải xét đoán, phân biệt kỹ 
trước khi trả lời. 
 Tính giá trị tốt hơn với câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn có thể đo 
được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá rất có 
hiệu quả. 
 Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ 
viết, khả năng diễn đạt của HS hoặc chủ quan của người chấm. 
 * Nhược điểm : 
 Loại câu hỏi này khó soạn và phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, còn 
những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi 
sao cho có thể đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu. 
 Không thoả mãn với những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những 
câu trả lời hay hơn đáp án. 
 GV: Nguyễn Thị Thu Trang 5 SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học 
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)” 
 * Ưu điểm : Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp 
với HS cấp THCS. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. 
Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các 
mối tương quan. 
 * Nhược điểm : Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc 
thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, để soạn loại câu hỏi 
này để đo mức trí nâng cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn nữa tốn nhiều thời gian đọc 
nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi của HS. 
 2.1.4. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết 
 Đây là dạng câu hỏi TNKQ mà HS phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các 
chỗ để trống. 
Có 2 cách xây dựng dạng này : 
 - Cho trước từ hoặc cụm từ để HS chọn. 
 - Không cho trước để HS phải tự tìm. Lưu ý phải soạn thảo dạng câu này như 
thế nào đó để các phương án điền là duy nhất. 
Ví dụ: 
Câu 1: (hiểu) Nhôm là kim loại lưỡng tính vừa tác dụng được với .., vừa tác 
dụng với. 
A. NaOH, HCl B. CaO, HCl C. Cu, Fe2O3 D. Cu(OH)3, HCl 
Câu 2: ( biết) Hợp chất FeCl2 vừa có tính , vừa có .. 
A. Tính muối, oxit bazơ B. Vừa có tính khử, oxi hóa 
C. Tính axit, oxi hóa C. Tính bazơ, khử 
Câu 3: Kim loại có tính chất hóa học đặc trưng là.. 
A. Tính oxi hóa B. Tính bazơ C. Tính khử C. Tính oxit bazơ 
 * Ưu điểm : HS không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu 
trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. 
 * Nhược điểm : Khi soạn loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là người soạn 
thường trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa. Ngoài ra loại câu hỏi này thường 
chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt, chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan 
hơn những dạng câu hỏi TNKQ khác. 
2.2 Ƣu, nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan 
2.2.1. Ƣu điểm: 
 - Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức đối với nhiều 
HS; vì vậy buộc HS phải nắm được tất cả các nội dung kiến thức đã học, tránh được 
tình trạng học tủ, học lệch. 
 - Tiết kiệm được thời gian và công sức chấm bài của GV. 
 - Việc tính điểm rõ ràng, cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch 
 - Gây hứng thú và tích cực học tập của HS. 
 - Giúp HS phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích. 
 - Với phạm vi nội dung kiểm tra rộng, HS không thể chuẩn bị tài liệu để quay 
cóp. Việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến 
mức thấp nhất hiện tượng quay cóp và trao đổi bài. 
2.2.2. Nhƣợc điểm : 
 - TNKQ không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc dùng lời); tư duy 
sáng tạo, khả năng lập luận của HS. 
 GV: Nguyễn Thị Thu Trang 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phan_tich_xay_dung_cau_hoi_trac_nghiem.pdf