Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập, bồi dưỡng kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12 trên cơ sở thiết lập “vấn đề chung” (Cho học sinh giỏi và học sinh ôn khối C)

doc 20 trang sk12 19/01/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập, bồi dưỡng kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12 trên cơ sở thiết lập “vấn đề chung” (Cho học sinh giỏi và học sinh ôn khối C)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập, bồi dưỡng kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12 trên cơ sở thiết lập “vấn đề chung” (Cho học sinh giỏi và học sinh ôn khối C)

Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập, bồi dưỡng kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12 trên cơ sở thiết lập “vấn đề chung” (Cho học sinh giỏi và học sinh ôn khối C)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÔN TẬP, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN LỊCH 
SỬ LỚP 12 TRÊN CƠ SỞ THIẾT LẬP “VẤN ĐỀ CHUNG”
 (CHO HỌC SINH GIỎI VÀ HỌC SINH ÔN KHỐI C)
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
 Thanh ho¸ NĂM : 2013
 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 - Từ vị trí của bộ môn lịch sử trong cấp học THPT hiện nay:
 Lịch sử cũng như nhiều môn học khác được xem là môn khoa học cơ bản, 
có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống, ý thức, lòng tự tôn dân 
tộc cho học sinh; là môn thi đại học bắt buộc của khối C; là môn thi học sinh 
giỏi các cấp được tổ chức hàng năm. Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta phải biết 
sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
 - Đặc trưng của môn lịch sử lớp 12 THPT:
Được cấu tạo đồng tâm với cấp THCS, lịch sử lớp 12 bao gồm 2 khóa trình cơ 
bản là: Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 và Lịch sử thế giới từ 1945 – 2000. 
Nội dung lịch sử có nhiều điểm mới và khó; các nội dung lịch sử đòi hỏi phải 
chính xác, nói và viết phải theo quan điểm chính thống. Từ đó đòi hỏi người 
giáo viên dạy bộ môn phải không ngừng nâng cao kiến thức, chuyên môn 
nghiệp vụ, phải có phương pháp tốt trong ôn tập và kiểm tra.
 -Từ thực tế của việc học tập bộ môn: 
Đa số học sinh rất ngại học môn Lịch sử ( có cả nguyên nhân khách quan lẫn 
chủ quan ). Phương pháp học tập còn bị động, đối phó, trông chờ, ỷ lại vào 
giáo viên.
 -Từ yêu cầu ngày càng cao của thi cử: 
Nghiên cứu các đề thi từ 2009 trở đi tôi nhận thấy: Đề thi ngày càng ra theo 
hướng mở để học sinh có điều kiện thể hiện kỹ năng kiến thức của mình.
 - Kết quả bồi dưỡng HSG và học sinh vào các trường ĐH – CĐ: 
 Từ khi được phân công nhiệm vụ đến nay, bản thân đã không ngừng học hỏi, 
tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi 
dưỡng học sinh giỏi đã có kết quả nhất định. Trong các kỳ thi vào ĐH – CĐ 
hàng năm có nhiều học sinh đạt điểm cao.
 Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Giúp học sinh có được các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong ôn tập và thi 
cử.
+ Được trau dồi, được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn
+ Nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc CNH – HĐH 
đất nước.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ 
lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 3 + Câu 1: Lập bảng so sánh chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước sáng lập 
ASEAN.
+ Câu 4: Cuộc đấu tranh ngoại giao của ta những năm đầu sau CM tháng 8.
 - Đề thi ĐH 2009:
+ Câu 2: Nhận xét chủ chương tập hợp lực lượng Cách mạng của Đảng được 
đề ra trong các hội nghị.......
 - Đề thi HSG tỉnh 2012 – 2013:
+ Câu 1: Lập bảng so sánh một số điểm chủ yếu của Chính cương và Luận 
cương.
+ Câu 3: Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của nhân dân ta trong cuộc 
kháng chiến chống Pháp.
 - Trong quá trình ôn thi HSG và ĐH – CĐ, tôi cũng phát hiện nhiều câu 
hỏi, nhiều đề bài có dạng vấn đề chung như:
+ Các xu thế phát triển của thế giới hiện đại sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến 
nay.
+ Các tổ chức quốc tế và khu vực...
+ Các thắng lợi quân sự của ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống 
Mỹ.
+ Trật tự thế giới mới...
+ Hậu phương của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp
 Vậy: Làm thế nào để ôn tập tốt cho học sinh khi đã phát hiện các 
“vấn đề chung”? (Cả nội dung và phương pháp)
 Đặt ra yêu cầu ôn tập phải bao gồm 2 khâu: Cơ bản và nâng cao.
2. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nâng cao và phương 
pháp triển khai đề tài.
2.1. Đối tượng áp dụng: Là học sinh thi khối C, lớp 12 trường THPT Yên 
Định 3.
 - Thuận lợi: Học sinh cuối cấp, có ý thức mục tiêu rõ ràng trong việc chọn 
nghề, chọn trường, chọn khối.
+ Học sinh nông thôn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thoát khỏi đói 
nghèo.
+ Một số ít học sinh có năng lực thật sự do vậy có nguyện vọng thi vào các 
trường ĐH lớn, các Học viện
 - Khó khăn: Tổng hợp qua hàng năm:
+ Mỗi năm trường chỉ có 1 lớp học sinh chọn khối C ( khoảng 40 học sinh ) 
trong đó:
 1/3 học sinh có nhu cầu thực sự - Học khá đều các môn
 1/3 học để theo khối - Học lực trung bình 
 1/3 không thể học các khối khác - Học yếu, ý thức kém
+ Việc chọn học sinh vào đội tuyển Sử khó khăn hơn vì học sinh thích thi 
Địa lý và Ngữ văn hơn. Khi được hỏi: Tại sao em không thích vào đội Sử?
 5 Mức độ
 Câu hỏi kiểm tra kiến thức Câu hỏi nâng cao
 Nội dung
 Bài kiểm tra 45 phút 1 câu 1 câu
 Bài kiểm tra 90 phút 2 câu 1 câu
 Bài kiểm tra 180 phút 3 câu 2 câu
 Mục đích: Để học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, phân loại đối tượng 
và giáo viên có thể phát hiện ra học sinh có năng khiếu.
3.3. Phân tích đề, lựa chọn kiến thức đúng, tránh nhầm lẫn
 Kiến thức của phần lịch sử Việt Nam cũng như thế giới rất phong phú 
và đa dạng. Trong quá trình ôn tập cho học sinh nếu giáo viên không có kinh 
nghiệm dễ nhận thức sai dẫn đến hướng dẫn sai cho học sinh. Còn đối với học 
sinh, khi làm bài không phân tích kỹ đề cũng dễ lựa chọn kiến thức không 
đúng nên kết quả bài làm không cao, không đạt yêu cầu.
Ví dụ 1: Về tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh’’
Vấn đề này có thể được ra theo 2 câu:
 1. Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh.
 2. Các xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại sau chiến tranh lạnh.
 Câu này học sinh rất dễ nhầm lẫn nếu trước đó học sinh không được luyện 
tập và củng cố. Học sinh không phân biệt được những biến đổi của tình hình 
thế giới sau chiến tranh lạnh là gì và các xu thế phát triển của lcih sử thế giới 
sau chiến tranh lạnh là gì nên dẫn đến việc lựa chọn kiến thức sai.
Ví dụ 2: Về cơ hội và thách thức của Việt Nam.
Bắt gặp trong các đề thi và đáp án vấn đề này dưới dạng 3 câu hỏi:
 1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
 2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế “toàn cầu hóa’’?
 3. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước “xu thế mới của thế giới hiện 
 đại”?
 Rõ ràng là cùng một vấn đề chung ( cơ hội và thách thức ) nhưng khi Việt 
Nam gia nhập vào Á SEAN sẽ khác khi gia nhập vào xu thế “toàn cầu hóa’’. 
Vấn đề ở chỗ: giáo viên đã hướng dẫn cho họ sinh nhận biết ra chỗ khác biệt 
trên nền một vấn đề chung đó chưa? Liệu học sinh có biết phân tích đề để lựa 
chọn kiến thức cơ bản cho đúng hay không?
 Sau đây là đáp án tham khảo:
 7 + Ở ví dụ 2: Tình chất,nhiệm vụ trước mắt, lực lượng lãnh đạo, lực lượng 
tham gia được trình bày trong hai văn kiện 
 - Bước 3: Lập bảng biểu, hoàn thành bài tập
 - Bước 4: Tìm ra những điểm giống nhau
+ Ở ví dụ 1: Chiến lược đều được thực hiện ở 5 nước ASEAN.
+ Ở ví dụ 2: Đều là các văn kiện của Đảng trong năm 1930.
 - Bước 5: Tìm ra những điểm khác nhau
+ Ở ví dụ 1: Khác nhau về mục tiêu, biện pháp, kết quả.
+ Ở ví dụ 2: Khác nhau về nhiệm vụ trước mắt, về lực lượng cách mạng
 ( quan điểm giai cấp, nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến).
 - Bước 6: Rút kinh nghiệm: 
Ở các vấn đề này, khi triển khai ôn tập thường hay mắc các lỗi như: Học sinh 
chủ quan: Vì các bảng so sánh này đã có sẵn trong tài liệu ôn tập, nên học 
sinh ít phải đầu tư nghiên cứu, cho là dễ dẫn đến qua loa ; Chưa hoàn thiện 
kiến thức, kỹ năng: Phần lớn học sinh chỉ mới hình thành ở mức độ 1 ( hoàn 
thành bảng biểu ). Các mức độ tiếp theo như so sánh, nhận xét, đánh 
giáchưa thuần thục.
 Cách khắc phục:
+ Ôn tập kỹ.
+ Sử dụng nhiều thao tác trong ôn tập: Đặt câu hỏi, nhấn mạnh các ý chốt, 
hướng dẫn học sinh biết phân biệt nội dung kiến thức (giống, khác nhau)
+ Ôn tập gắn với hình thành kỹ năng cho học sinh.
3.5. Một số cách cụ thể để ôn tập dựa trên cơ sở thiết lập “một vấn đề 
chung”.
 Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy :
- Nội dung kiến thức trình bày trong sách giáo khoa thường theo trình tự thời 
gian. Các vấn đề cụ thể cũng được sắp xếp theo trình tự thời gian. Điều này có 
một thuận lợi cơ bản là: Sách giáo khoa sẽ cung cấp 1 hệ thống kiến thức đủ 
để học sinh có thể hoàn thành được các câu hỏi ở mức độ “nhận biết” “thông 
hiểu” ( chiếm khoảng 40 – 50% yêu cầu của các đề thi)
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh lại có yêu cầu cao hơn ( nhất là các kỳ thi 
HSG và ĐH – CĐ). Mỗi đề thi ít nhất có từ 2 đến 3 câu hỏi khó đòi hỏi học 
sinh có trình độ nhận thức cao hơn (vận dụng, sáng tạo) mới đảm bảo được 
nội dung yêu cầu.
Như vậy: Học sinh phải được ôn tập tốt hơn và phải biết vận dụng tốt hơn. 
Việc ôn tập phụ thuộc nhiều vào giáo viên, còn việc vận dụng phụ thuộc 
nhiều vào học sinh.
 Tôi mạnh dạn đưa ra một số cách cụ thể để ôn tập kiến thức lich sử trên cơ 
sở“cùng một vấn đề chung”.
 Cách 1: Tìm ra “các đơn vị kiến thức’’ trong mỗi “vấn đề chung’’.
 Ví dụ: Cho bài tập:
 a. Kể tên các tổ chức quốc tế , khu vực đã học
 9 - Dự kiến khả năng thực hiện:
+ Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh, thiết kế nội dung ôn 
tập.
+ Học sinh là người thực hiện, tự giác chủ động tìm kiến thức để hoàn thành 
nội dung bài tập.
- Vận dụng kiến thức: Kiến thức của đề bài được sử dụng vào việc kiểm tra 
miệng, kiểm tra định kỳ. thi học kỳ và ôn thi học sinh giỏi.
Cách 3: Nâng cao dần mức độ khó của “vấn đề chung”.
Ví dụ: Cho bài tập lớn: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành quyền 
dân tộc cơ bản trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Cách thực hiện:
- Xác định “vấn đề chung” bao quát: Quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt 
Nam.
- Mức độ khó dần của nhận thức: Đấu tranh từng bước để giành được quyền 
dân tộc cơ bản trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Phạm vi kiến thức: Nằm rải rác ở các bài: 19 mục II, bài 20 mục II, bài 23 
mục III, bài 24
- Triển khai nội dung ôn tập theo yêu cầu nâng cao dần mức độ khó của “vấn 
đề chung”
 Bồi dưỡng kỹ 
 Bồi dưỡng kiến thức
 năng
 1.Nêu vấn đề: Trong tuyên ngôn độc lập Bác Hồ đã 
 từng khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự 
 do, độc lậpNhư vậy, độc lập dân tộc là quyền dân tộc Nhận biết
 cơ bản nhất. Ngoài ra quyền dân tộc còn bao hàm các 
 quyền cơ bản khác như: thống nhất, chủ quyền và toàn 
 vẹn lãnh thổ
 2. Cuộc đấu tranh để giành các quyền dân tộc cơ bản:
 Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Pháp quay 
 lại xâm lược, quyền dân tộc bị đe dọa (chúng ngoan cố 
 không chịu công nhận nền độc lập cho ta. Ta kiên trì Giải thích
 đấu tranh buộc Pháp phải ký hiệp định sơ bộ 6/3. Với 
 hiệp định ta buộc Pháp phải công nhận ta là 1 nước tự 
 do (quyền độc lập chưa trọn vẹn)
 - Từ 1946 – 1953: Ta đẩy mạnh đấu tranh quân sự kết 
 hợp với ngoại giao. Năm 1954, bằng chiến thắng Điện Thông hiểu, so 
 Biên Phủ buộc Pháp phải chấp nhận thất bại. Hiệp định sánh, đánh giá
 Genevo được ký. Ta được công nhận các quyền dân tộc 
 cơ bản: Độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh 
 thổ.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_on_tap_boi_duong_kien_thuc_ki_nang_mon.doc