Sáng kiến kinh nghiệm Những phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ Trường Trung Học Phổ Thông Đông Sơn 1 --------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1 Người thực hiện: Th.s Trần Thị Hồng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Tổ Sử - Địa – GDCD Trường THPT Đông sơn 1 Thanh Hoá, Năm học 2011 - 2012 1 II. NỘI DUNG. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP. 1.1. Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là gì? Hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem tới cho học sinh trong quá trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Tạo hứng thú trong học tập là tập hợp nhiều phương pháp nhằm tạo ra sự hưng phấn trong tư duy, trong nhận thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 1.2. Đặc điểm của phương pháp tạo hứng thú trong học tập. - Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp trong đó giáo viên dẫn dắt, tạo được sự hứng khởi ở người học, có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. - Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có những nét cơ bản là tạo cho người học tự tìm tòi khoa học mà trong đó tư duy, độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học. - Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có yêu cầu cao đối với người dạy và người học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu. - Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở những mức độ khác nhau. 1.3. Một số phương pháp tạo hứng thú trong học tập. Tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp nhằm tạo sự hưng phấn, phấn khích trong tư duy để từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo trong học tập của học sinh. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi không thể nêu lên tất cả các phương pháp, mà chỉ nêu một số phương pháp đặc trưng nhất, phù hợp nhất với giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 12, đó là các phương pháp sau: - Sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động. - Kể những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống. - Phương pháp xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm. 3 đối với các em, không dễ gì các em chấp nhận ngay những lời khẳng định của Thầy mà các em thường đặt ra câu hỏi: nó có thật đúng hay không? Nếu đúng thì đúng ở điểm nào? .... Vì ngoài học ở trường ra, các em đã có sự nhận thức trong cuộc sống thực tế xung quanh mình. Nếu giáo viên buộc học sinh chấp nhận ngay những điều mà mình giáo dục qua nội dung bài giảng thì tức là bắt học sinh tiếp thu một cách thụ động, giờ học sẽ tẻ nhạt, khô cứng, không gây được hứng thú cho học sinh. - Vai trò của phương pháp tạo hứng thú trong việc dạy học môn giáo dục công dân lớp 12. Tạo hứng thú trong học tập sẽ giúp người học tham gia vào các hoạt động học tập ở mức độ cao. Người học không học thụ động, chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà học tập tích cực bằng hành động của chính mình. Những trí thức trong môn giáo dục công dân lớp 12 chủ yếu là những nội dung cơ bản của pháp luật nên rất khô khan, khó nhớ, khó dung nạp. Vì vậy, tạo hứng thú trong học tập sẽ giúp học sinh đỡ mệt mỏi, nhàm chán, học sinh sẽ phấn khởi tham gia vào hoạt động như là một quá trình tự học, tự đào tạo. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa mức độ lưu giữ thông tin của học sinh với các phương pháp dạy học như sau: Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa mức độ lưu giữ thông tin của học sinh đối với các phương pháp dạy học: Phương pháp Độ lưu trữ thông tin Nghe thuyết trình 5% Đọc 10% Nghe nhìn 20% Trình diễn 30% Nhóm thảo luận 50% Thực hành bằng cách làm thực tế 75% Xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm 90% 5 - Mức độ hứng thú học tập môn giáo dục công dân. Bảng 2.2: Điều tra mức độ hứng thú học tập môn GDCD Có thích học môn GDCD Không thích học môn GDCD Vì môn Vì Vì thầy Số học HS Vì thầy học Lí Cộng tỉ khó giảng Lí Cộng tỉ Không được điều giảng bổ do lệ học, không do lệ trả lời tra rất hấp ích, khác (%) khó hấp khác (%) dẫn cần nhớ dẫn thiết Lớp 12A7: 10 5 0 15=37,5 20 5 0 25= 62,5 40 HS Lớp 12A8: 42 HS 11 4 1 16=38 21 3 2 26= 62 Lớp 12A9: 39 HS 13 3 0 16 =41 15 3 5 23 =59 Lớp12A10: 40 HS 14 4 0 18 =45 16 4 2 22 =55 Lớp12A11: 37 HS 12 2 0 14 =37,8 14 3 6 23 = 62,2 Lớp12A12: 49 HS 13 4 1 18=36,7 20 4 7 31 =63,3 Tổng:247 97 = 39% 150 = 60,7% Qua kết quả điều tra, chúng ta nhận thấy: Có 39% học sinh cảm thấy thích học môn giáo dục công dân. Trong số này có 22% số học sinh thích học môn GDCD vì lí do giáo viên giảng bài hấp dẫn. Có 60,7% số học sinh không thích học môn GDCD . Trong số này có 22/150 = 14,6% cho rằng vì giáo viên giảng bài khong hấp dẫn và có 106/150 = 70% học sinh cho rằng vì môn GDCD lớp 12 khó học, khó nhớ. 7 Về cấu trúc của giờ học, đa số giáo viên đều làm theo một khuôn mẫu, một trình tự nhất định ( gọi là các bước lên lớp), ổn định tổ chức ( hỏi xem có em nào vắng mặt không?), kiểm tra bài cũ ( Từ 1 đến 2 em), sau đó thầy giảng bài mới theo trình tự nội dung sách giáo khoa, cuối cùng là củng cố, dặn dò. Với phương pháp làm việc như vậy, làm cho học sinh khi bước vào đầu giờ học đã biết thầy làm những gì. Đó là điều khô cứng, máy móc, làm cho học sinh thiếu hứng thú trong học tập, vì các em không thấy điều gì mới lạ, mà những điều mới lạ mới kích thích nhận thức, mới thu hút sự chú ý của các em. Những hạn chế trên đã không tạo ra được sự hứng thú trong học tập, ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của học sinh. Và do đó giảm chất lượng học tập bộ môn. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Vì sao chất lượng giáo dục chưa tốt. Đó là vì trình độ của giáo viên chưa đủ tốt để dạy tốt ... Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nhau nữa, nhưng phải thấy cái chủ yếu, cái có tác dụng quyết định nhất vẫn là đội ngũ giáo viên chưa đủ trình độ về mọi mặt: Kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình yêu nghê. 3. CÁCH THỰC HIỆN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD. 3.1. Sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động. Bước 1: Chuẩn bị. - Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và các sách hướng dẫn giảng dạy. - Giáo viên chuẩn bị những hình ảnh trực quan sẽ đưa vào bài học cho phù hợp với nội dung. Để có hình ảnh, giáo viên hãy truy cập mạng Internet sưu tầm hình ảnh trên các trang báo, liên hệ với tòa soạn báo tuổi trẻ, báo an ninh để xin hình ảnh tư liệu. Giáo viên có thể tự chụp những hình ảnh về cuộc sống đời thường. Bước 2: Trình diễn các hình ảnh trực quan. - Giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật trình diễn. 9 Ví dụ: - Trong bài 2: Thực hiện pháp luật – SGK lớp 12 ở mục: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Giáo viên có thể kể những câu chuyện có thật về hành vi vi phạm hình sự như hành vi xâm phạm tính mạng ( vụ án Lê Văn Luyện); những vi phạm hành chính như những câu chuyện về buôn bán hàng giả; điều khiển giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông. - Trong bài 6, bài 7, bài 8: có rất nhiều câu chuyện, nhiều tình huống đời thật giáo viên có thể kể cho học sinh nghe. Đó là những câu chuyện về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.... Bước 3: Kết luận. Qua những câu chuyện đã kể, giáo viên phải biết cùng học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là những nội dung bài học mà giáo viên cần chuyền tải đến học sinh. 3.3. Phương pháp xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm. Đây là một phương pháp yêu cầu nhiều thời gian và công sức của giáo viên và học sinh, nhưng nếu chuẩn bị tốt thì hiệu quả của phương pháp này rất cao gây được hứng thú cao độ cho học sinh, vì ở học sinh lớp 12 các em rất thích được trình diễn, được tự khẳng định mình. Đây là phương pháp “ sân khấu” hóa giờ học, trong đó học sinh hóa vai vào các nhân vật trong một tình huống cụ thể. Tình huống ở đây là một kịch bản nhỏ do giáo viên hoặc chính học sinh soạn sẵn. Bước 1: Chuẩn bị. - Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án thật tốt. Phải nghiên cứu kỹ nội dung để lựa chọn những tình huống có thể xây dựng được một kịch bản nhỏ. Kịch bản này, theo tôi giáo viên nên phác thảo ý tưởng và phần mở đầu, phần còn lại nên để học sinh tự thảo luận trong nhóm và xây dựng tiếp, có như vậy mới phát huy được cao độ óc sáng tạo và tính tự khẳng định mình của học sinh. Ví dụ: 11 vụ 2 Thanh tra chính phủ và đồng phạm liên quan 4 dự án của tổng công ty dầu khí Việt Nam, Lương Cao Khải bị phạt 17 năm tù giam, ... Bước 2: Xử lý tình huống và diễn tiểu phẩm. Giáo viên cung cấp các thông tin để học sinh hiểu nội dung của tình huống và chia lớp thành 2 nhóm để các em tự diễn theo sáng tạo của mỗi nhóm. Ví dụ: Ở tình huống đã nêu các em rất hào hứng khi được tự diễn và còn rất sáng tạo trong xử lý tình huống diễn xuất vai công an. (ở lớp đã thực nghiệm, học sinh diễn vai công an đã nói rất rõ ràng và dứt khoát với ông chú của công dân 2 là: “ Anh ạ, anh ấy (người vi phạm – công dân 2) là cháu của anh còn tôi, đang làm nhiệm vụ và tôi là cháu Bác Hồ!” sau đó cúp máy và vẫn yêu cầu người vi phạm nộp phạt giống công dân 1.) Bước 3. Kết luận. - Sau khi các tổ diễn xuất để xử lý tình huống xong giáo viên phải tổ chức cho lớp thảo luận nhanh và đánh giá cách giải quyết tình huống mà học sinh đã thực hiện. - Cuối cùng học sinh phải hiểu được nội dung của bài học thông qua tiểu phẩm một cách rõ ràng, tường tận. Các em sẽ có niềm vui của sự tự mình khám phá, tự mình thể hiện. 4. HIỆU QUẢ. Trong năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công giảng dạy 11 lớp, trong đó có 6 lớp 12 với 247 học sinh. Vì vậy, tôi đã có nhiều điều kiện để làm thực nghiệm và có lớp để đối chứng kết quả. - Với những lớp đã được vận dụng một số phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, kết quả thu được rất khả quan. + Học sinh học tập với không khí sôi nổi, hào hứng, tình trạng chán học, thụ động không còn nhiều đa số các em đều tham gia tích cực vào những hoạt động mà giáo viên đưa ra. 13 hứng thú học tập cho học sinh. Tính hiệu quả không chỉ thể hiện ở kết quả điểm số các bài kiểm tra cao hơn mà còn thể hiện ở việc người học dễ dàng nắm vững kiến thức đã được học, khắc sâu kiến thức trong trí nhớ vì những kiến thức này chủ yếu là do người học đã tích cực, chủ động, sáng tạo, và có hứng thú trong quá trình học tập. Vận dụng một số phương pháp tạo hứng thú vào giảng dạy còn giúp học sinh rèn luyện được một số kỹ năng sống cơ bản như hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện quan điểm ... từ đó người học có thái độ yêu mến, thích học môn GDCD. 5. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG. Để vận dụng được một số phương pháp gây hứng thú học tập vào dạy môn GDCD lớp 12 cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình dạy học, ở đây tôi chỉ nêu ra những điều kiện thật cần thiết đối với giáo viên, học sinh, chương trình, SGK và thiết bị dạy học. 5.1. Đối với giáo viên. Để vận dụng tốt các phương pháp gây hứng thú cho người học môn GDCD, điều kiện không thể thiếu được và vô cùng quan trọng đối với giáo viên đó là việc chuẩn bị giáo án. Nếu giáo án được chuẩn bị kỹ càng, được đầu tư nhiều công sức thì sẽ quyết định phần lớn đến hiệu quả của giờ dạy học. Nếu giáo án chuẩn bị sơ sài thì khi lên lớp giáo viên dạy sẽ khó hấp dẫn, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vận dụng được phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên soạn giáo án phải thể hiện được rõ ràng từng nội dung đơn vị kiến thức của bài học tương ứng với nó là từng hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. 5.2. Đối với học sinh. Để vận dụng tốt phương pháp gây hứng thú học tập cho học sinh thì chính học sinh phải có ý thức học tập một cách tự giác, tích cực và sáng tạo. Sẽ không thể vận dụng được tốt nếu học sinh học tập một cách thụ động, giáo viên bảo như thế nào thì miễn cưỡng làm theo mà không động não, 15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nhung_phuong_phap_tao_hung_thu_trong_d.doc