Sáng kiến kinh nghiệm Nhiễm sắc thể, hoạt động của nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nhiễm sắc thể, hoạt động của nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nhiễm sắc thể, hoạt động của nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến kinh nghiệm NHIỄM SẮC THỂ, HOẠT ĐỘNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Vân Anh Mã sáng kiến: 56. Lập Thạch, năm 2020 NST là vật chất DT tồn tại trong nhân TB, có khả năng bắt màu của chất nhuộm kiềm tính. NST chứa AND (gen) là cơ sở vật chất DT ở cấp phân tử , vì vậy NST là cơ sở vật chất DT ở cấp TB NST có 2 loại: NST thường và NST giới tính 7.1.1.2. Tính chất , đặc điểm của NST ở SV nhân thực Trong TB bình thường của mỗi loài sinh vật : luôn có bộ NST ổn định và đặc trưng cho loài về: số lượng, hình thái( hình dạng, kích thước), và cấu trúc(số lượng gen và trình tự sắp xếp của các gen trên NST) qua các thế hệ. Trong các TB xôma, TB sinh dục sơ khai, TB sinh giao tử bình thường ở các loài giao phối: luôn có bộ NST lưỡng bội 2n, trong đó các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng (trừ cặp NST giới tính XY), mỗi cặp gồm 2 chiếc giống hệt nhau song có nguồn gốc khác nhau( 1 có nguồn gốc từ mẹ, 1 có nguồn gốc từ bố). Trong TB giao tử bình thường luôn chứa bộ NST đơn bội n; Các NST chỉ tồn tại từng chiếc Ví dụ: Ở người 2n = 46 n = 23 Ruồi giấm 2n = 8 n = 4 Bắp cải 2n = 18 n = 9 Cá chép 2n = 104 n = 52 Vịt nhà 2n = 80 n = 40 Gà 2n = 78 n = 39 Bò 2n = 60 n = 30 Trâu 2n = 50 n = 25 Lúa nước 2n = 24 n = 12 Tinh tinh 2n = 48 n = 24 NST có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ Tính đặc trưng của NST luôn ổn định qua các thế hệ NST có khả năng bị đột biến: thay đổi số lượng, cấu trúc tạo ra các đặc trưng DT mới. NST có khả năng biến đổi hình thái qua các kì của quá trình phân bào. 7.1.1.3. Cấu trúc hiển vi của NST 7.1.1.3.1. Ở sv nhân sơ: NST ở vi khuẩn: Chỉ là 1 phân tử ADN,dạng vòng, mạch kép, trần không liên kết với protein Histon , chưa có cấu trúc điển hình. 7.1.1.3.2. Ở virut: 1 số có ADN trần, 1 số khác có ARN mạch kép hay đơn. 7.1.1.3.3.Ở sv nhân thực: Hình thái của NST nhìn rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào, lúc này NST có cấu trúc điển hình Hình dạng: Hình que, hình hạt , đa số có hình chữ V cụt Chiều dài: 0,2 – 50 µm. - NST có khả năng bị ĐB làm cho các tính trạng di truyền được biến đổi dẫn đến sự đa dạng, phong phú của loài. 7.1.1.6. Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài Bao gồm các cơ chế: nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Hợp tử ( 2n) Nguyên phân Cơ thể trưởng thành( 2n) Thụ tinh Giảm phân Giao tử (n) Trong NP: Sự kết hợp giữa sự nhân đôi của các NST ở kì trung gian với sự phân li của các NST ở kì sau đảm bảo cho sự ổn định của bộ NST ở TB con so với TB mẹ. Trong giảm phân: Nhờ sự nhân đôi, sự phân li của các NST tạo ra bộ NST đơn bội (n) trong các giao tử. Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử đực và cái đơn bội (n) tạo thành hợp tử (2n) 7.1.2. Hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân 7.1.2.1. Quá trình nguyên phân 7.1.2.1.1. Loại tế bào xảy ra nguyên phân Các loại tế bào xảy ra quá trình nguyên phân: Tế bào hợp tử, tế bào sinh dưỡng (xôma), tế bào sinh dục sơ khai. 7.1.2.1.2. Nguyên phân bình thường Khi tế bào ở kì trung gian các NST đã nhân đôi thành NST kép ( ở pha S). Kết thúc kì này tế bào tiến hành nguyên phân. Trong nguyên phân diễn ra sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Ở đây chúng ta chủ yếu quan tâm đến sự phân li của các cặp NST qua các kì nguyên phân( phân chia nhân). *Giả sử xét một tế bào ban đầu có 2n = 4 NST. - Các NST dần dãn 2n đơn xoắn và trở về dạng sợi mảnh. Kì cuối Kết quả Từ 1 tế bào (2n) → 2 tế bào con (2n) 7.1.2.1.3. Nguyên phân xảy ra không bình thường (có đột biến). -Xét 1 tế bào có 2n = 4 (AaBb). Viết kí hiệu bộ NST qua các kì nguyên phân. Các kì Kì đầu- Kì giữa Kì sau Kì cuối Nguyên phân AAaaBBbb AaBb↔AaBb AaBb, AaBb bình thường (2n kép) (4n đơn) (2n đơn) Một cặp NST AAaaBBbb AAaaBb↔Bb AAaaBb, Bb không phân li (2n kép) hoặc hoặc AaBBbb↔Aa AaBBbb, Aa Hai sợi cromatit AAaaBBbb AAaBb↔aBb AAaBb, aBb trong 1 NST hoặc hoặc kép không phân AaaBb↔ABb AaaBb, ABb li. Toàn bộ các AAaaBBbb AAaaBBbb↔0 AAaaBBbb NST không phân li. Kết quả: Trường hợp nguyên phân bình thường: Từ 1 tế bào (2n) → 2 tế bào con (2n) Trường hợp một cặp NST không phân li: Trường hợp hai sợi cromatit trong 1 NST kép không phân li: Trường hợp toàn bộ các NST không phân li: Từ 1 tế bào (2n) → 1 tế bào (4n) 7.1.2.2.1.2. Giảm phân II Các kì Hình vẽ Số lượng Đặc điểm NST trong mỗi tế bào Kì đầu II Các NST kép bắt n kép đầu co ngắn và xoắn. Kì giữa II Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt n kép phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau II 2n đơn Các NST kép tách ra thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối II - Các NST trở về n đơn dạng sợi mảnh. Kết Từ 1 tế bào ( n kép)→ 2 tế bào ( n đơn) quả GP II Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào (2n)→ 4 tế bào (n) 7.1.2.2.2. Giảm phân xảy ra không bình thường (có đột biến) Xét 1 tế bào có 2n = 2 (có 1 cặp NST). Sự phân li bình thường và không bình ở kì sau Ab↔Ab,aaB↔ II B Toàn bộ AAaaBBb AAaaBBbb↔ AAaaBBbb AaBb↔AaBb; AaBb NST b 0 , 0 không 0 phân li GPI 7.1.3. Đột biến nhiễm sắc thể 7.1.3.1. Đột biến cấu trúc NST. - ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Những đột biến này là những sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST, do vậy có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. - Các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, hóa chất độc hại .. tác nhân sinh học như virut có thể gây đột biến cấu trúc NST. - Người ta chia đột biến cấu trúc NST thành các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. 7.1.3.3.1. Mất đoạn: - Định nghĩa: Mất đoạn là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST - Nguyên nhân- cơ chế: + Trao đổi chéo không cân. + Một đoạn bị đứt do tác nhân vật lí, sinh học. Nếu đoạn mất không mang tâm động sẽ không di chuyển về tế bào con trong quá trình phân bào nên sẽ bị mất. + Người ta có thể gây mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng. + Đột biến mất đoạn NST cũng có thể được dùng để xác định vị trí gen trên NST (lập bản đồ gen- bản đồ tế bào). 7.1.3.1.2. Lặp đoạn. - Định nghĩa: lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. - Nguyên nhân – cơ chế: do trao đổi chéo không cân của các cromatit của cặp tương đồng. - Hậu quả: + Lặp đoạn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST. Việc gia tăng một số gen trên NST làm mất cân bằng gen trong hệ gen nên có thể gây nên hậu quả có hại cho thể đột biến. + Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tăng số lượng gen làm tăng số lượng sản phẩm của gen nên cũng có thể được ứng dụng trong thực tế. Ví dụ: ở đại mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia. - Ý nghĩa: Nhìn chung, lặp đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng như mất đoạn. Mặt khác, lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa. - Nhận biết: lặp đoạn dị hợp tử qua tạo vòng thắt giữa NST lặp đoạn với NST tương đồng của nó. 7.1.3.1.3. Đảo đoạn. - Định nghĩa: Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại. - Cơ chế đảo đoạn: - Ý nghĩa: Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Ví dụ, ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo nên loài mới. 7.1.3.1.4.Chuyển đoạn. - Định nghĩa: Chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. - Cơ chế: - Đặc điểm: + Trong đột biến chuyển đoạn, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. 7.1.3.2. Đột biến số lượng NST. Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào. Sự thay đổi số lượng NST có thể có nhiều loại: đột biến lệch bội (dị bội) và đột biến đa bội. 7.1.3.2.1. Đột biến lệch bội . 7.1.3.2.1.1. Khái niệm và phân loại. - Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng. - Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường có các dạng chính - Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li. - Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một vài NST. - Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội . Sự không phân li có thể xảy ra ở các cặp NST thường hay NST giới tính. + Thể tam nhiễm kiểu XXX : nữ giới có khả năng sinh sản bình thường và thể tam nhiễm này không được di truyền vì trong quá trình giảm phân chỉ có hai NST X bắt đôi với nhau còn NST X còn lại thì không và do vậy không bao giờ tạo ra trứng có XX. - Ở thực vật cũng đã gặp các lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ví dụ: ở cà độc dược đã phát hiện được lệch bội ở cả 12 cặp NST tương đồng cho các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như sự phát triển các gai. - Đột biến dị bội hay bị chết thậm chí nhiều hơn thể đa bội do thể dị bội gây mất cân bằng gen ở các cơ thể đơn bội, lưỡng bội hay đa bội thì tỉ lệ các gen trên NST này so với các gen trên NST khác là 1:1, còn đột biến thể dị bội thì lệch hẳn đi. Ví dụ: gen A trên NST số 1; gen B trên NST số 3. Ở cơ thể lưỡng bội là AA :BB = 1:1; Ở cơ thể tam nhiễm là AA : BBB = 1:1,5. - Khi số lượng của một gen trong tế bào tăng lên thì lượng sản phẩm của gen đó trong tế bào cũng thường tăng lên ở mức độ tăng lên tương ứng số lượng bản sao của gen vì thế gây nên hiệu ứng liều lượng gen. - Khi sản phẩm của một số gen trong tế bào tăng lên quá mức bình thường sẽ gây nên hàng loạt các rối loạn về sinh lí, hóa sinh trong tế bào và trong cơ thể dẫn đến xuất hiện các hội chứng bệnh khác nhau thậm chí gây chết. - Để tránh hiện tượng hiệu ứng liều lượng gen đối với các gen đối với các gen trên NST X ở các loài động vật có cơ chế xác định giới tính kiểu XX – XY, quá trình tiến hóa đã duy trì cơ chế được gọi là bù trừ liều lượng gen (do một trong hai NST X của cơ thể cái bị bất hoạt) để cho sản phẩm của các gen trên NST X ở hai giới là như nhau. - Trên cặp XY trong đó Y hầu như chỉ có các gen quy định các tính trạng khác ngoại trừ một số rất ít các gen quy định sự hình thành tinh hoàn và phát triển tinh trùng. Ngược lại trên NST X vẫn chứa nhiều gen quy định các protein tối quan trọng cho sự trao đổi chất của tế bào cũng như của cả cơ thể. Vì thế, ở các con cơ thể cái nếu cả hai NST hoạt động thì sản phẩm của các gen trên X ở con cái sẽ cao gấp hai lần so với ở cơ thể đực. - Thể một hay đơn bội gây chết là do gen lặn có cơ hội được biểu hiện. 7.1.3.2.1.4. Ý nghĩa. - Đột biến lệch bội cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. - Trong thực tế chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. Ví dụ: một loài thực vật A- hoa đỏ, a- hoa trắng. Trước tiên tạo các dòng hoa đỏ thuần chủng và tam nhiễm ở tất cả các cặp NST. Khi cho các cơ thể hoa đỏ thuần chủng tam nhiễm lai với hoa trắng theo dõi đến F2 kết hợp với quan sát tiêu bản NST ta có thể xác định gen quy định hoa đỏ nằm trên NST nào. Vì khi tỉ lệ phân li ở F2 khác 3:1 thì đó là do gen quy định hoa đỏ đang ở thể tam nhiễm. 7.1.3.2.2. Đột biến đa bội. 7.1.3.2.1.1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nhiem_sac_the_hoat_dong_cua_nhiem_sac.doc