Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nữ lớp 12A1 & 12A2 trường THPT Đoàn Kết, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

docx 40 trang sk12 08/01/2025 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nữ lớp 12A1 & 12A2 trường THPT Đoàn Kết, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nữ lớp 12A1 & 12A2 trường THPT Đoàn Kết, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nữ lớp 12A1 & 12A2 trường THPT Đoàn Kết, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
 Đơn vị: Trường THPT ĐOÀN KẾT
 Mã số :
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề Tài:
 “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP 
 NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA 
 KIỂU ƯỠN THÂN CHO HỌC SINH NỮ LỚP 
 12A1&12A2 – TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT – TÂN 
 PHÚ - ĐỒNG NAI”.
 * Người thực hiện: TRẦN VĂN TUẤN
 * Lĩnh vực nghiên cứu:
 - Quản lý giáo dục 
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Môn GDTC 
 - Phương pháp giáo dục 
 - Lĩnh vực khác 
 Có đính kèm :
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
 Năm học : 2012 – 2013 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
 01 TDTT Thể dục thể thao
 02 THPT Trung học phổ thông
 03 THCS Trung học cơ sở
 04 GDTC Giáo dục thể chất
 05 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
 06 ĐH - CĐ Đại học – Cao Đẳng
 07 TTCB Tư thế chuẩn bị
 08 RLTT Rèn luyện thân thể
 09 cm Xăngtimét
 10 Km Kilômét
 11 m Mét
 12 s Giây
 13 Kg Kilôgram đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây thành tích thể dục 
thể thao trên thế giới phát triển ngày một nhảy vọt nhờ sự phát triển vũ bão của 
khoa học kỹ thuật cùng với sự quan tâm ngày càng nhiều đến lĩnh vực TDTT. Nhiều 
môn thể thao đạt được những thành tích đáng kể, nhiều kỷ lục mới được xác lập. 
Trước tình hình đó nhìn lại tình hình phát triển thể dục thể thao ở nước ta còn quá 
xa nhưng điều đó không làm cho chúng ta nản chí mà chúng ta cần phải vượt lên. 
Chúng ta biết Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử phát triển lâu đời được ưa 
chuộng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng với nội 
dung phong phú và đa dạng, Điền kinh chiếm một ví trí quan trọng trong chương 
trình Hội Khoẻ Phù Đổng, Đại hội Thể dục Thể thao quốc gia, khu vực, Olympic 
quốc tế và trong đời sống thể thao nhân loại cũng như thể thao học đường.
 Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà tình hình thể dục thể thao ở 
nước ta trong những năm gần đây có sự chuyển biến rõ rệt nó được thể hiện qua các 
kỳ Seagames. Chúng ta đã giành được nhiều tấm huy chương vàng sáng giá ở các 
môn thể thao karatedo, bắn súng, wushu, điền kinh .v.v và một số môn thể thao 
khác, có thể nói đây là một thành tích đáng mừng để đánh giá sự phát triển của thể 
thao Việt Nam. Trong khi đó thì thành tích môn điền kinh nói chung và đặc biệt là 
môn nhảy xa nói riêng cũng đạt được nhiều thành tích nhưng vẫn còn xa so với các 
nước trên thế giới; vận động viên Mỹ M.Powell thành tích nhảy xa là 8.96m, ngày 
30/ 08/ 1991 tại Tôkiô) Trước tình hình trên cho ta thấy rằng việc nâng cao thành 
tích môn điền kinh nói chung và đặc biệt là môn nhảy xa nói riêng là một điều rất 
cần thiết. Để làm được điều đó chúng tôi với vai trò là những người giáo viên giảng 
dạy môn thể dục, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ rằng nơi đây cần phải trang bị cho các 
học sinh đầy đủ về hai mặt đó là ‘kỹ thuật và thành tích’ của môn nhảy xa.
 Xuất phát từ nhu cầu tập luyện của các em học sinh đặc biệt là đối với các 
em học sinh nữ, đồng thời với mong muốn làm thế nào để nâng cao thành tích cho 
các em học sinh nữ về bộ môn nhảy xa nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu 
ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân CHƯƠNG 1
 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự nghiệp phát triển xã 
hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm về “Chiến lược con người”. Tư tuởng đó 
thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, các văn bản chỉ thị. Đồng thời cũng khẳng định: 
“Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu cần thiết của mỗi con người trong mọi thời 
đại, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và của cải vật chất cho xã hội”. Bảo vệ và 
tăng cường sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các 
cấp, các ngành, các đoàn thể, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, trực 
tiếp là ngành Thể dục thể thao và ngành Y tế. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe ban 
đầu cho thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết.
 Sức khỏe là trạng thái của cuộc sống, là hạnh phúc về thể chất, tinh thần và 
xã hội. Nó không đơn thuần chỉ là phòng tránh các bệnh tật trong cơ thể mà thôi. 
Sức khỏe và thể chất đựợc xem như là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thể 
chất, đó là một mặt quan trọng của đời sống, là nguồn tài sản quí báu của quốc gia.
 Nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra: “Con người đã sáng tạo ra 
bản thân mình bằng chính hai bàn tay sáng tạo của mình”. Chính vì vậy vận động là 
một biểu hiện toàn diện nhất trong mọi hoạt động của đời sống. Vận động là chức 
năng cơ bản của con người, thông qua vận động con người hiểu biết thế giới quan, 
từng bước hoàn thiện hơn về bộ máy vận động và điều hòa các quá trình chuyển hóa 
chất tạo nên sự hài hòa vẻ đẹp của con người. TDTT là một hình thái vận động. Để 
đánh giá con người cần có chỉ tiêu hình thái, thể lực và chức năng cơ thể. Sự phát 
triển của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, điều kiện kinh tế xã hội, 
chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và từng giai đoạn phát triển của đất nước.
 Một trong những mục đích của giáo dục thể chất đối với học sinh là hoàn 
thiện về cấu trúc và chức năng cơ thể của các em để các em trở thành một con người 
phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động GDTC, chúng ta còn giáo dục đạo đức, 
giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ thể chất và nâng cao sức khỏe con người. Ngày nay, ngoài việc tập luyện thể dục 
thể thao để tăng cường sức khoẻ, con người đã tổ chức các hoạt động thi đấu các 
môn thể thao như: điền kinh, bơi lội, bóng chuyền vv và nhiều môn thể thao 
khác. Đặc biệt điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất được ưa chuộng và 
phổ biến rộng rãi trên thế giới với nội dung phong phú và đa dạng. Điền kinh chiếm 
một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu thể thao Olympic quốc tế và đời 
sống văn hóa thể thao của nhân loại.
1.2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY.
 Từ năm 1930 khi Đảng ta ra đời, hoạt động của thể dục thể thao nói chung và 
GDTC nói riêng đã có sự định hướng rõ ràng. Nó mang tính dân tộc, khoa học và 
đại chúng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đặc biệt với chương trình GDTC 
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đã thể hiện rõ tính mục đích, tính nhân dân và 
tính khoa học. Từ bậc Tiểu học đến THPT học sinh được học hai tiết thể dục trên 
một tuần trong chương trình chính khóa. Trong đó nội dung chương trình gồm thể 
dục, điền kinh, trò chơi vận động và môn thể thao đá cầu. Riêng môn điền kinh 
chiếm nhiều hơn so với môn khác. Ngoài giờ học chính khóa thì các hoạt động 
ngoại khóa cũng có sức hấp dẫn với đông đảo học sinh tham gia. Giáo dục thể chất 
là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục con người mới phát 
triển toàn diện, đối với lứa tuổi học sinh THPT, đây chính là giai đoạn khẳng định 
về sức khỏe, trí tuệ, tinh thần vv Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện, 
nhịp nhàng, cân đối cơ thể, phát triển chức năng, chức phận của cơ thể và tố chất 
thể lực như nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo. Đây cũng chính là giai đoạn 
chuẩn bị tốt về thể lực và trí tuệ cho các em học sinh đi vào cuộc sống ngành nghề 
mà mình đã chọn. Cùng với việc nâng cao sức khoẻ con người, GDTC đã góp phần 
tích cực trong giáo dục tinh thần dũng cảm, tính vượt khó, tinh thần tập thể, tinh 
thần đoàn kết, tính kỉ luật Mục tiêu chính của GDTC là nâng cao sức khỏe, phát 
triển thể lực, cải tạo nòi giống. Đối tượng của GDTC là con người, thanh thiếu niên 
nhi đồng, trong đó học sinh giữ vai trò quan trọng. Để công tác GDTC đạt hiệu quả 
cao cần phải nắm được quy luật phát triển thể hình, về tố chất thể lực đối với từng điền kinh trong đó có môn nhảy xa. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ ý 
nghĩa, tác dụng của điền kinh, thầy và trò ở các trường, các bậc học cần đẩy mạnh 
phong trào tập luyện điền kinh ở trường mình về cả chất và lượng. Cùng nhau phát 
hiện các tài năng điền kinh nói riêng và tài năng thể thao nói chung cho đất nước.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN NHẢY XA ‘KIỂU 
ƯỠN THÂN’ CHO HỌC SINH THPT.
1.3.1. Các yếu tố cấu thành của thành tích nhảy xa.
 Theo PGS-TS Phạm Trọng Thanh, PGS-TS Lê Nguyệt Nga, Đào Công Sanh 
thì những yếu tố để vận động viên đạt thành tích cao gồm năm nhóm cơ bản sau:
 * Phẩm chất cơ bản của người vận động viên gồm (cấu trúc cơ thể, đặt điểm,
thể chất, thể hình và tính cách).
 * Các tố chất vận động cơ bản gồm (nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, và khả 
năng phối hợp vận động).
 * Kỹ năng kỹ xảo trong phối hợp kỹ thuật.
 * Khả năng chiến thuật.
 * Khả năng trí tuệ (bao gồm sự hiểu biết về lĩnh vực thể dục thể thao, chính
trị tư tưởng, tâm lý).
 Nhảy xa bao gồm nhiều động tác được liên kết lại với nhau thành một kỹ 
thuật hoàn chỉnh, để thuận tiện trong quá trình phân tích kỹ thuật và quá trình dạy 
học người ta phân ra thành các giai đoạn:
 * Chạy đà.
 * Giậm nhảy.
 * Bay trên không.
 * Rơi xuống đất (tiếp đất).
 Về lý thuyết, độ xa của lần nhảy được tính theo công thức:
 V 2 sin 2α
 S o
 g
 α 
 Trong đó S là độ xa, V o là tốc độ bay ban đầu, là góc bay và g là gia tốc 
rơi tự do. Tốc độ chạy và sức mạnh giậm nhảy là yếu tố rất cần thiết cho người tham 
gia tập luyện môn điền kinh nói chung và các môn nhảy nói riêng. Như vậy, ngoài 
các tác dụng để nâng cao sức khỏe, luyện tập nhảy xa cũng như tập luyện các môn 
thể thao khác còn có tác dụng giáo dục nhiều phẩm chất tâm lý cần thiết như (tính 
tập thể, tính cần cù, lòng dũng cảm ).
1.4. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC LỨA 
TUỔI HỌC SINH THPT.
1.4.1. Đặc điểm sinh lý
 Sự phát triển về mọi mặt của cơ thể học sinh diễn ra khá phức tạp và chịu 
ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Người làm công tác giáo 
dục TDTT cần nắm chắc các quy luật sinh lý cơ bản ấy, thúc đẩy các quy luật ấy 
phát triển tốt thì mới mong rằng mục đích nhiệm vụ giáo dục TDTT nêu trên đạt 
được kết quả tối ưu, chúng ta cần nhận thức rằng trẻ em không phải là cơ thể người 
lớn thu nhỏ lại. Ở lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các 
bộ phận vẫn tiếp tục phát triển nhưng chậm dần chức năng sinh lý đã tương đối ổn 
định, khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể cũng được nâng cao 
hơn. Cơ thể các em học sinh THCS phát triển theo chiều cao nhiều hơn, nhưng đến 
lứa tuổi này lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, tuy chiều cao cũng phát triển 
nhưng chậm dần. Nam, nữ học sinh phát triển theo hai hướng hoạt động sinh lý 
khác nhau càng rõ về tầm vóc, sức chịu đựng và tâm lý, vì vậy trong giáo dục 
TDTT cần phân biệt tính chất, cường độ khối lượng tập luyện sao cho hợp lý để tạo 
điều kiện cho cơ thể được phát triển một cách toàn diện và cân đối.
 Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng não phát triển do sự phát triển 
của quá trình nhận thức thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy của các em 
tích cực độc lập hơn, điều này cũng thể hiện ở quan niệm của các em về tính hấp 
dẫn của môn học, thích tìm hiểu những quy luật, nguyên tắc hằng ngày.
1.4.2. Đặc điểm tâm lý
 Các em muốn tỏ ra mình là người lớn, muốn được mọi người tôn trọng mình, 
đã có một trình độ hiểu biết nhất định có khả năng phân tích tổng hợp hơn, muốn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_ung_dung_mot_so_bai_tap_nha.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ư.pdf