Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa lý lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa lý lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa lý lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên người đăng ký: LÊ TRỊNH HẠ ÁI 2. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 3. Đơn vị công tác:Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy 5. Tên đề tài sáng kiến: Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa Lý lớp 12 ở trường Trung Học Phổ Thông 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Quy trình cải tiến phương pháp dạy học Địa Lý 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: - Những nguyên tắc của bài học kiến tạo. - Một số quy tắc của dạy học kiến tạo - Thực hiện các bước dạy học theo phương pháp kiến tạo - Thiết kế bài dạy theo phương pháp kiến tạo - Hình thức tổ chức - Kết quả đạt được sau khi dạy và học kiến tạo 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: từ năm học 2017 -2018 đến học kì I năm học 2018 -2019, tại lớp 11 và 12 chuyên Sử Địa của trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu. Giáo viên tiến hành phương pháp kiến tạo để nâng cao năng lực tự học môn Địa Lý 12 theo chương trình sách giáo khoa hiện hành. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sách giáo khoa hiện hành - Máy tính, Internet - Báo chí, tạp chí 10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu 11. Kết quả đạt được: Trước khi giảng dạy thì khả năng nhận thức, sự ham thích môn học theo khả năng tiếp thu của học sinh chỉ đạt từ 70 - 75%/ lớp. Nhưng sau khi giáo viên giảng dạy theo phương pháp kiến tạo thì khả năng muốn học, học tự giác và say mê học tập đã giúp khả năng tiếp thu của học sinh biết và hiểu nội dung nhanh hơn, đạt trên 95% - 98%/lớp. Bên cạnh đó cũng tạo thuận lợi cho việc tuyển học sinh giỏi vào đội có hiệu quả cao hơn. An Giang, ngày 19 tháng 09 năm 2019 Tác giả Lê Trịnh Hạ Ái 1 1.2. Những khó khăn: - Một số học sinh có phương pháp học tập chưa tốt, chưa tự giác trong học tập, ý thức tự học còn hạn chế, thụ động trong học tập và hoạt động phong trào. - Chất lượng thi học sinh giỏi Quốc gia chỉ đạt được số ít giải và chất lượng giải chưa cao so với các trường chuyên khác trong khu vực và trong cả nước. - Một số ít giáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sự tín nhiệm của học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp còn thấp. 12. 2. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa Lý lớp 12 ở trường Trung Học Phổ Thông. 3. Lĩnh vực: Quy trình cải tiến phương pháp dạy học III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trong nội dung chương trình học hay trong một bài học có quá nhiều vấn đề cần giải quyết cho giáo viên và học sinh như cung cấp kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, hệ thống hoá hay phải biết tư duy trên cơ sở các kiến thức đã có và còn phải tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân hoặc áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập để kiến thức truyền tải cho đúng khả năng nhận thức của mỗi cá nhân. Dù rằng, các giáo viên có tâm huyết nghề nghiệp đã áp dụng các nguyên tắc của phương pháp kiến tạo vẫn không thể thực hiện đủ các yêu cầu như mong muốn do hạn chế về thời gian và khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu nên khả năng đạt hiệu quả chưa cao. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp bắt đầu từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực của người học, hướng vào người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vận dụng các lý thuyết mới, quan điểm mới về dạy học như lý thuyết tình huống, lý thuyết kiến tạo, dạy học dự án, lấy người học làm trung tâm,là một hướng phù hợp với khả năng nhận thức của mỗi học sinh hơn. Trước khi tiến hành thực hiện đề tài, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến học sinh về việc nhận xét phương pháp học tập kiến tạo trong giờ học môn Địa Lý. Đây là kết quả khảo sát 91 học sinh tại 3 khối lớp chuyên của trường( thời gian: Học kì I, năm học: 2017 – 2018) : Câu hỏi khảo sát: Qua khảo sát ý kiến của học sinh về quá trình nâng cao năng lực tự học với phương pháp kiến tạo trong môn địa lý đã đạt được tỉ lệ cụ thể như sau: Số ý kiến học sinh Thích Tỉ lệ Không thích Tỉ lệ 91 87 95.6 % 4 4.4 % Qua khảo sát, bản thân tôi nhận thấy: Bài học kiến tạo là một đơn vị nội dung của dạy học, tương ứng với sự lĩnh hội một khái niệm, nguyên lí, kĩ năng hay giá trị cơ bản. Trong đó hoạt động giảng dạy và học tập mang tính chủ động, quá trình học được định hướng theo chiến lược kiến tạo. Từ đó, có thể phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm những học sinh có năng lực vượt trội để tuyển vào đội học sinh giỏi của bộ môn. Và tôi đã thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên trong tổ địa lí, điều đó có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn trong quá trình học và dạy của học sinh và giáo viên nhằm đạt kết quả thật cao trong chất lượng giảng dạy. 3 định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa Lý lớp 12 ở trường Trung Học Phổ Thông” nhằm giúp việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện 3.1.1. Yêu cầu: Mỗi học sinh là một cá nhân không hoàn toàn giống nhau, có những sở thích, năng lực, sở trường khác nhau; với những động lực, điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau. Nhà trường cần trang bị cho mọi học sinh những tri thức phổ thông nền tảng, cốt lõi; đồng thời có nhiệm vụ giúp mỗi học sinh phát triển tối đa tiềm năng cá nhân của mình. Học tập kiến tạo tốt sẽ đáp ứng được yêu cầu vừa nêu. Sẽ tạo cơ hội cho học sinh phát triển các kỹ năng học tập trình bày các giải pháp, áp dụng thông tin của mình nhằm phát triển độ nhận thức của mình. Học sinh không chỉ nắm được tri thức một cách vững chắc mà còn biết cách tìm ra tri thức đó. Học sinh được phát triển các kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, hợp tác nhóm 3.1.2. Những nguyên tắc của bài học kiến tạo. 3.1.2.1. Đảm bảo tập trung vào họat động của người học. Phương pháp dạy học kiến tạo là phương pháp dạy học tích cực hóa người học, phát huy tính tích cực học tập, làm cho người học hoạt động chủ động hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Vì thế, toàn bộ những yếu tố của bài học kiến tạo đều tập trung vào hoạt động của người học, xem đó là động lực của dạy học. Mặt khác, trong dạy học kiến tạo những hành động dạy học của nhà giáo đều phải dựa vào hoạt động của người học, vì chỉ có duy nhất người học mới học được những gì họ muốn và họ cần, không ai học thay họ được. 3.1.2.2. Đảm bảo định hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện suy ngẫm. Phương pháp dạy học kiến tạo là cách dạy người ta tự mình giành lấy học vấn của mình cần. Cách đó chính là tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm trước mọi sự cần học theo phong cách khoa học. Bản chất của học tập là tìm tòi, phát hiện thế giới thông qua thế giới quan của mình. Nguyên tắc hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện là nguyên tắc sống còn của bài học kiến tạo, vì nó đảm bảo tính sáng tạo của học tập, chứ không phải là lặp lại kinh nghiệm và tiền lệ, tức là phát triển kinh nghiệm theo lối của mình. 3.1.2.3. Đảm bảo phát huy tính chủ động của người học. Nguyên tắc này đòi hỏi những gì học sinh thực hiện là chủ động, tự giác với nhu cầu và khát vọng bên trong chứ không do áp lực từ bên ngoài. Tức là bài học kiến tạo phải có sức cuốn hút, khiến cho học sinh muốn học, học tự giác và say mê, với động cơ là lĩnh hội nội dung học tập một cách tốt nhất. Vì thế, học tập kiến tạo cũng là cách học tập hiệu quả nhất để phát triển kỹ năng học tập và năng lực tự học. 3.1.2.4. Đảm bảo khuyến khích tư duy phân kỳ ( tư duy đa phương án) Nguyên tắc này đòi hỏi tạo ưu tiên cho việc phát triển tư duy đa phương án để huy động tối đa hoạt động trí tuệ, khai thác mọi phong cách học tập khác nhau ( ví dụ như 8 phong cách học tập tương ứng 8 dạng trí tuệ mà ông Howard Earl Gardner (là một nhà tâm lý học người Mỹ tại Trường Đại học Sư phạm Harvard tại Đại học Harvard) đề nghị là: trí tuệ hướng nội, trí tuệ hướng ngoại, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic – toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động). Tư duy đa phương án có đặc trưng là không duy nhất một cách thừa nhận chỉ một cách nghĩ, một cách làm, một cách cảm nhận mà luôn hướng đến những giải pháp đa dạng, giàu tính sánh tạo. 5 LessonEditor, Violet,hệ thống World Wide Web, E – learning và các phần mềm tiện ích khác. Nhờ các phần mềm dạy học này mà học sinh có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập, giáo viên cũng có nhiều cách để đặt câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. 3.1.5. Các bước tổ chức dạy học: Các bước tổ chức dạy học theo quan điểm phương pháp kiến tạo: Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của học sinh: trong bước này giáo viên giúp học sinh hệ thống, ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới bằng cách sử dụng các câu hỏi, các bài tập, sau đó giáo viên hoặc học sinh sẽ nêu vấn đề (bài tập, câu hỏi,..) từ đó tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập. Bước 2: Tổ chức điều khiển học sinh thảo luận. giáo viên tổ chức cho học sinh đề xuất các giả thuyết, kiểm tra giả thuyết (thử và sai) phân tích kết quả và từ đó rút ra kết luận chung cho cả lớp Bước 3: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức. Giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn qua đó giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức mới. 3.1.6. Phương pháp thực hiện: Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức. Kiến thức chỉ có thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được vào người thụ động trong học tập. Kiến thức chỉ hình thành khi người học tích cực, chủ động lấy việc học của mình. Theo Jean Piaget (1896 – 1980) - trung tâm tư tưởng của mọi công trình khoa học của J. Piaget là “Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó tự mình tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của mình. Giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, tự khai sáng cho mình”. 7 - Ý thức đươc tầm quan trọng của sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực vận dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. - Năng lực sử dụng bản đồ. - Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. II/ Phương tiện dạy học : - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ các nước Đông Nam Á - Atlat địa lí Việt Nam - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế III/ Tiến trình dạy học : 1/ Ổn định (1’): Kiểm diện 2/ Kiểm tra bài cũ(5’) : Gọi 02 học sinh trả bài 1: Câu hỏi 1. Nhận xét hình 1.1 SGK/ trang 8 và bảng 1 SGK/ Trang 9 để rút ra thành tựu của Việt Nam đạt được sau Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)? Câu hỏi 2. Nhận xét hình 1.2 SGK/ trang 10 và hình “một Asean đồng thuận” SGK/ Trang 11 để chứng minh bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta? 3. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu cách tiến hành dạy học theo nhóm (5’) Nội dung Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu mục tiêu, nhiệm - Nêu kế hoạch bài học, tóm tắt mục Lắng nghe để lựa chọn nội vụ và cách thực hiện tiêu, nhiệm vụ của bài học. dung học tập nhiệm vụ theo nhóm, chia - Hướng dẫn học sinh thực hiện các Tham gia tích cực và có định 2 nhóm và thời gian làm nội dung học tập theo nhóm hướng khi chọn nội dung việc tại mỗi nhóm trên - Giáo viên sử dụng bản đồ và theo hứng thú và khả năng từng nội dung hướng dẫn học sinh gắn các mẫu của bản thân giấy bìa có ghi số toạ độ các điểm - Học sinh xác định nội dung cực vào bản đồ dựa vào tên các Tỉnh chứa điểm cực + Rút ra được ý nghĩa về mặt tự nhiên + Xác định nước có đường biên giới dài nhất với nước ta Hoạt động 2: Trải nghiệm – Xác định vị trí địa lí nước ta (5’) Nội dung Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh - Trình bày đặc điểm vị trí - Hoàn chỉnh nội dung và điền thông - Ổn định trật tự địa lí của nước ta. tin vào chổ trống theo phiếu học tập. - Tham gia tích cực theo nhóm và nỗ lực của cá nhân. 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_cua_hoc_sinh.pdf