Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

doc 33 trang sk12 22/11/2024 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH 
SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC 
SINH LỚP 12 THÔNG QUA “CHIẾC THUYỀN NGOÀI 
 XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU.
 Người thực hiện : Lê Thị Thanh Hương
 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc môn : Ngữ văn
 THANH HOÁ NĂM 2018 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 - Từ vị trí của bộ môn văn trong cấp học THPT hiện nay:
 Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc 
giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm thẩm 
mỹ, kỹ năng sống... cho học sinh. “Đây vừa là bộ môn khoa học, vừa là bộ môn 
nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và 
hoàn thiện nhân cách. Với tính đặc thù riêng của nó, môn Ngữ văn giúp học sinh 
trang bị những kỹ năng sống cần thiết để ứng phó trước cuộc sống. Trong những 
năm gần đây, việc dạy học theo định hướng tích hợp liên môn đang được toàn 
ngành giáo dục quan tâm. Điều này xuất phát từ mục đích hoàn thiện nhân cách 
của người học ở nhiều lĩnh vực, giúp các em trưởng thành trong nhận thức và 
hành động. Đặc biệt là nhận thức về tình yêu tuổi dậy thì và nhóm kỹ năng cần 
thiết. Để trở thành những con người phát triển toàn diện, học sinh cần “Học để 
biết. Học để làm. Học để khẳng định mình. Học để cùng chung sống” . Tuy 
nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến thức 
mà quên đi giáo dục đạo đức, kỹ năng sống của con người. Nhiều học sinh bước 
vào đời với bao bỡ ngỡ, thậm chí thiếu cả hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị 
thành niên. Đó là đầu mối của bao bi kịch sai lầm và đau đớn, có thể giết chết 
ước mơ và tương lai lớp trẻ, đặc biệt là học sinh 12.
 Trong những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà với bộ môn 
Ngữ văn là điều không hiếm. Người giáo viên dạy văn ngoài trang bị đầy đủ 
kiến thức cho học sinh thì chưa đủ. Thêm vào đó, người dạy văn cần phải khắc 
sâu những bài học đạo đức, trang bị kỹ năng sống, giáo dục tình yêu giới tính... 
mà một số tác phẩm đề cập thì đó mới là điều chúng ta cần bàn. Xã hội hiện nay 
càng phát triển bao nhiêu thì nhân cách đạo đức của học sinh càng sa sút bấy 
nhiêu. Để mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách, hướng tới xây dựng một xã hội 
sống đúng đạo lý, hợp tình người thì phải bắt đầu từ người thầy dạy văn.
 - Từ thực tế nhận thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng sống ở học sinh:
 Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng phát triển 
của xã hội, hành vi đạo đức và sự nhận thức về bản thân ở học sinh có 
chiều hướng đi xuống. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác 
nhau. Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh THPT mà đặc biệt là học 
sinh nữ lớp 12 thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên và yếu về kỹ 
năng sống chiếm số lượng khá nhiều. Đau đớn hơn, các em sống hưởng thụ vô 
cảm, yêu theo cảm xúc, phong trào, kỹ năng ứng xử kém... dẫn đến những hậu 
quả nghiêm trọng. Gần đây, nhiều cá nhân phải nghỉ học do không hiểu hết 
về sức khỏe sinh sản vị thành niên, yêu nhưng không làm chủ được mình, 
trở thành những bà mẹ khi chưa đủ tuổi trưởng thành. Nhức nhối hơn, nó 
lại xuất hiện khá nhiều ở lứa tuổi học sinh lớp 12. Với tâm lí thích thể hiện 
và khẳng định mình, làm những điều mình thích mà không ít những cá 
nhân đã gây ra những tổn thương không nhỏ cho bản thân, gia đình và xã 
 1 + Học sinh nông thôn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thoát khỏi đói 
nghèo.
 + Một số học sinh có năng lực, có nguyện vọng tham gia các cuộc thi HSG 
do trường, tỉnh tổ chức, đa phần đặt ra mục tiêu phấn đấu 2 tham gia thi tuyển 
sinh vào các trường ĐH, cao đẳng
 - Khó khăn: 
 + Phần đông là học sinh có học lực trung bình, khá. Chủ yếu là học sinh nữ, 
chiếm hơn 2/3 tổng số học sinh cả lớp.
 + Gia đình ở xa, đi lại khó khăn nên việc đi chậm, vắng học diễn ra thường 
xuyên
 + Phần lớn, số học sinh nữ của lớp đều thuộc vào đối tượng học sinh có hạnh 
kiểm Khá. Ít trường hợp học sinh có hạnh kiểm Tốt. Cụ thể:
 1/3 học sinh có nhu cầu thực sự - Học khá đều các môn
 1/3 học để theo khối - Học lực trung bình 
 1/3 không thể học các khối khác - Học yếu, ý thức kém
 1.3.2. Phạm vi áp dụng
 Đề tài được áp dụng vào việc: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và 
kỹ năng sống cần thiết cho học sinh 12. 
 1.3.3. Tài liệu nghiên cứu: SGK Ngữ văn 12, Tài liệu Giáo dục học, Tài liệu 
kỹ năng sống
 1.4. Phương pháp triển khai đề tài: Thực hiện giáo dục sức khỏe sinh sản 
vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh 12 thông qua các buổi học 
chính, học bồi dưỡng, các giờ tự chọn.
 3 tiếc, chặn đứng con đường học hành thi cử... Từ những lý do trên, việc bồi 
dưỡng kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cho học 
sinh là việc làm cần thiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với những giáo viên 
trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. 
 2.3. Nội dung triển khai
 2.3.1. Định hướng chung:
 - Không có một tác phẩm văn học mà giá trị giáo dục thể hiện ngay trên bề 
mặt câu chữ. Ngược lại, nó nằm ở chiều sâu văn bản buộc học sinh rút ra.
 - Thông qua một tác phẩm văn học, dù là tác phẩm thơ hay văn xuôi đều có 
những giá trị giáo dục nhất định. Có tác phẩm chứa nhiều, có tác phẩm chứa ít. 
Vì thế, môn Ngữ văn được xem là bộ môn nghệ thuật khơi gợi tình cảm thẩm 
mỹ, bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng cần thiết và hoàn thiện nhân cách cho 
học sinh.
 - Muốn phát hiện ra giá trị giáo dục về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ 
năng sống của tác phẩm cần:
 + Đọc kỹ tác phẩm, đánh dấu lại những đoạn qua trọng về sự diễn biến tâm 
lý, tình cảm, tình yêu, gia đình, lối ứng xử của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
 + Liên hệ với bản thân, xem xét kỹ năng xử lí vấn đề hợp lẽ thường trong 
cuộc sống
 2.3.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên 
 2.3.2.1. Nỗ lực tạo lập giá trị bản thân để xây dựng một tình yêu lí 
tưởng:
 Tâm lý tuổi dậy thì có diễn biến vô cùng phức tạp. Đa phần các em thích 
khẳng định bản thân mình trước bạn bè, thầy cô. Không ít những cá nhân có sự 
biến đổi mạnh mẽ trong hành vi và cảm xúc, đặc biệt là tình cảm riêng tư [3]. 
Thế nhưng không phải ai cũng tìm cho mình được tình cảm chân thành, lý 
tưởng. Không ít những cá nhân ảo tưởng về tình yêu đang có, tô hồng và thổi 
phồng nó. Nhưng thực sự đó chỉ là thứ tình cảm vụn vặt, nhất thời, không có giá 
trị. Để có được một tình cảm đẹp, bền chặt thì giáo viên cần định hướng cho mỗi 
học sinh nỗ lực tạo lập giá trị bản thân. Từ đó, nhận thức sẽ đủ độ chín, có thể 
hướng tới kiếm tìm một tình yêu cao đẹp, xứng đáng.
 Bước 1: Giáo viên phân tích để học sinh thấy được hoàn cảnh sống vất vả, 
cực nhọc của hai vợ chồng người đàn bà hàng chài trong “chiếc thuyền ngoài 
xa”. Tác phẩm cũng đã đề cập đến tình yêu thời trẻ. Họ cũng đã một thời đắm 
say nhưng vì cuộc sống túng quẫn, giá trị mỗi người chưa thực sự được tạo lập. 
Bởi vậy, cuộc sống của họ đã rơi vào bi kịch đau đớn. Họ đánh mất đi tình yêu 
thương vốn có và cả sự tôn trọng đối phương.
 Bước 2: Bên cạnh đó, đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế cuộc sống như: 
biểu hiện của sự vội vã, non nớt trong nhận thức về tình yêu tuổi dậy thì. Cần 
cho các em tiếp xúc với một số câu chuyện cụ thể để các em nhìn thẳng vào thực 
tế, trang bị cho mình kiến thức cơ bản để nhận ra giá trị của tình yêu chân chính 
chứ không phải là sự mù quáng chạy theo phong trào. Tránh tình trạng khờ dại, 
vội tin mà dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.
 5 người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh 
lấy cái khổ. [1]
 Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích, chỉ rõ cho học sinh thấy 
được việc đẻ nhiều, đẻ dày của người đàn bà hàng chài là nguyên nhân của bao 
nỗi thống khổ. Phần thì đói ăn, phần thì không thể nuôi dạy chúng tử tế, phần thì 
khốn khổ, vất vả, thức đêm để kéo lưới Nếu người đàn bà hàng chài sinh đẻ 
có kế hoạch thì có lẽ, bị kịch gia đình họ đã không xảy ra. 
 Bước 2: Giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng ngoài cuộc sống như:
 + Nhiều người chưa đủ chín chắn đã tiến tới hôn nhân, bi kịch ly hôn diễn ra 
ngày một nhiều, con cái bơ vơ, bị bỏ rơi, bị ngược đãi đau đớn.
 + Nhiều người sinh con tùy hứng, không theo kế hoạch khiến con cái không 
được chăm sóc, học hành tử tế, đói ăn, phải mưu sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ ....
 Từ đó, giáo viên định hướng cho học sinh về ý nghĩa thực sự của cuộc sống 
sau hôn nhân. Định hướng các em chuẩn bị tâm lí thật kĩ lưỡng để đón nhận 
những đổi khác trong cuộc sống mới. Khi bản thân các em đang đứng trước 
ngưỡng cửa tuổi trưởng thành thì đây chính là lúc để các em hiểu sâu hơn về sức 
khỏe sinh sản vị thành niên . Từ đó, giúp các em tự tin để có thể tự bảo vệ mình 
trước những vấn đề nhạy cảm. Đồng thời, giáo dục các em nhận thức được tầm 
quan trọng của việc sinh đẻ có kế hoạch để nuôi dạy chúng nên người.
 2.3.2.4. Tự vệ và đẩy lùi bạo lực trong hôn nhân gia đình
 Tình trạng bạo lực gia đình cũng là một vấn đề có diễn biến khá phức tạp 
trong thời gian gần đây. Khi giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo viên 
không thể bỏ qua vấn đề này. Từ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng nhận thức 
và tự vệ trước vấn đề có thể gặp phải trong tương lai:
 Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra 
một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có lẽ như những điều phải nói với 
nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng 
cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh, 
vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại 
nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng 
mày chết hết đi cho ông nhờ
 Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một 
người chồng nào như hắn[1]
 Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được 
hành động độc ác, vũ phu của người đàn ông hàng chài với người vợ chung chăn 
gối với hắn. Đồng thời, giáo viên cần chỉ rõ hành động độc ác, vũ phu kia xuất 
phát từ một cuộc sống đói nghèo, một cuộc hôn nhân vội vã, khốn khó vì sinh 
nhiều conchính mệt mỏi thức đêm kéo lưới và cuộc sống mưu sinh khổ cực đã 
khiến người chồng sinh ra độc dữ. Giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh thấy 
được nếu cuộc sống bớt đói nghèo, túng quẫn, bớt đông con thì có lẽ cuộc sống 
của họ đã khá hơn, hạnh phúc hơn.
 Bước 2: Từ đó, giáo viên cần định hướng cho học sinh thấy được nguyên 
nhân của thói vũ phu xuất phát từ đói nghèo và lạc hậu. Hướng các em nỗ lực 
vươn lên trong học tập, thay đổi vận mệnh, làm chủ bản thân mình trong bất kì 
 7 hưởng thụ[3]. Nguyên nhân chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần 
thiết như: kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ 
năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp... Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, 
nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, 
vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 2.3.3.1. Kỹ năng nhận thức:
 Bước 1: Giáo viên đọc cho học sinh nghe đoạn văn viết về cuộc đối thoại 
giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.
 Bước 2: Giáo viên phân tích để học sinh thấy được nghịch lí giữa một bên là 
lòng tốt và một bên là sự chối từ lòng tốt. Đặc biệt, chú ý trọng tâm vào những 
vấn đề mà Phùng và Đẩu nhận ra sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà 
hàng chài. Đó là trạng thái tâm lí ngạc nhiên, không thể hiểu nổi. Nhưng khi 
nghe câu chuyện đời của người đàn bà, Phùng và Đẩu mới vỡ lẽ ra nhiều điều 
quan trọng trong nhận thức: pháp luật đã thua lẽ đời. Lòng tốt không thôi chưa 
đủ mà điều quan trọng là cần thấu hiểu hoàn cảnh sống của họ để có biện pháp 
giúp đỡ thiết thực nhất.
 Bước 3: Giáo viên cần giảng giải cho học sinh thấy được: có những vấn đề 
mà giá trị cốt lõi của nó không nằm ở bên ngoài mà nằm ở bên trong. Có thể 
phía sau lời nói dối là âm mưu của một tội ác nhưng cũng có thể là một việc làm 
tốt trong từng hoàn cảnh đặc biệtBời vậy, học sinh cần suy xét kĩ lưỡng trước 
khi đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Giáo viên cũng cần rèn 
luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh thông qua những tình huống cụ thể. Đồng 
thời, trang bị thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm sống nhiều hơn để có thể 
đánh giá vấn đề một cách khoa học, chính xác.
 2.3.3.2. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm:
 Bước 1: Giáo viên đọc cho học sinh nghe đoạn văn liên quan đến lão đàn 
ông hàng chài vừa đánh vừa nghiến răng chửi vợ: “Chúng mày chết đi cho 
ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”
 Bước 2: Phân tích để học sinh thấy được căn nguyên của thói vũ phu, bạo lực 
xuất phát từ đói nghèo và lạc hậu, đông con. Lão đàn ông quy hết trách nhiệm, 
nỗi khổ của mình là do vợ con. Hắn không hề nhận ra rằng làm việc nuôi con 
cũng chính là trách nhiệm xuất phát từ người làm cha như hắn. Hắn đổ mọi tội 
lỗi lên đầu vợ con và chối bỏ trách nhiệm của mình.
 Bước 3: Giáo viên cần giáo dục học sinh kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm 
trước những vấn đề mà mình gây ra. Mỗi học sinh cần nhìn nhận thực tế bản 
thân để sống có trách nhiệm với chính mình, với gia đình và xã hội.
 2.3.3.3. Kĩ năng kiềm chế cảm xúc:
 Bước 1: Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn quan trọng:
 Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra 
một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có lẽ như những điều phải nói với 
nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng 
cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh, 
vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két..
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_suc_khoe_si.doc