Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học 12 thông qua phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học 12 thông qua phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học 12 thông qua phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập
Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học 12 thông qua phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào cho học sinh thì giáo viên phải là người chỉ hướng đi đúng, tổ chức các hoạt động để học sinh giải quyết và tự chiếm lĩnh kiến thức.Xuất phát từ những lí do đó, qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY SINH HỌC 12 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM VỀ QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các phương pháp giải bài tập về các quy luật di truyền nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Di truyền học - Sinh học 12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quá trình học tập môn Sinh học 12- Phần Di truyền học của học sinh khối 12 trường THPT Mỹ Hào do giáo viên trực tiếp giảng dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp điều tra - Tham khảo ý kiến các giáo viên cùng nhóm chuyên môn. 5. Kế hoạch nghiên cứu - Giai đoạn 1: Nghiên cứu tài liệu từ tháng 8/2011 đến tháng 10/2011 - Giai đoạn 2: Thực nghiệm sư phạm từ tháng 10/2011 đến tháng 01/2012 - Giai đoạn 3: Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu từ tháng 2/ 2012 đến tháng 5/2012. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận - Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào Trong quá trình làm các bài toán về các QLDT, vấn đề quan trọng đầu tiên là nhận dạng bài toán thuộc QLDT nào. Có nhiều cơ sở để nhận dạng bài toán, từ đó đưa ra cách giải phù hợp. Một số dấu hiệu nhận dạng cơ bản: - Dựa vào điều kiện nghiệm đúng của quy luật PLĐL - Dựa vào kết quả phân li kiểu hình ở đời con - Dựa vào tỉ lệ của một loại kiểu hình đã biết ở đời con lai. 2.2. Một số phương pháp giải nhanh một số dạng toán trắc nghiệm thường gặp về quy luật Phân li độc lập 2.2.1. Bài toán xác định quy luật di truyền Trường hợp 1: Bài toán cho biết tỉ lệ tất cả kiểu hình của thế hệ sau, xác đinh QLDT chi phối: 1/ Phương pháp chung: Bước 1: Tách riêng từng cặp tính trạng và xác định tỉ lệ từng cặp tính trạng Bước 2: Tổ hợp các cặp tính trạng lại nếu tỉ lệ đề bài và tỉ lệ tổ hợp các cặp tính trạng trùng nhau thì các tính trạng bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập, nếu khác thì các tính trạng có thể bị chi phối bởi quy luật liên kết hoàn toàn hay liên kết không hoàn toàn 2/ Ví dụ: Bài 1: Cho lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, thu được F1 đồng loạt đỏ, bầu dục. Tiếp tục cho F1 giao phối nhận được đời F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ sau: 602 đỏ, bầu dục ; 298 đỏ, tròn ; 304 đỏ, dài ; 198 xanh, bầu dục ; 101 xanh, tròn; 99 xanh, dài. Quy luật di truyền nào đã chi phối các tính trạng trên? A. Phân li độc lập B. Liên kết gen C.Tương tác gen D. Hoán vị gen Giải: Dựa vào kết quả F1, kết luận: Đỏ trội hoàn toàn so với xanh, bầu dục là tính trạng trung gian giữa tròn và dài Xét riêng từng cặp tính trạng: + Xét tính trạng màu sắc: F2 có 1204 đỏ : 398 xanh 3 đỏ : 1 xanh Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào Vậy các tính trạng trên bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập Dựa vào đó chọn đáp án A Trường hợp 2: Bài toán cho lai cặp bố mẹ dị hợp 2 cặp gen, rồi cho tỉ lệ 1 loại kiểu hình, từ đó xác định quy luật di truyền. 1/ Phương pháp chung: - Cần giả sử: Bài toán tuân theo quy luật phân độc lập thì kết quả của phép lai cặp bố mẹ dị hợp 2 cặp gen đời con sẽ có 4 kiểu hình tỉ lệ phân tính: 9(A-:B-):3(A-:bb): 3(aa:B-): 1(aa:bb) 56.25%(A-:B-): 37.5%(A-:bb): 37.5%(aa:B-): 18.75%(aa:bb). Vì vậy nếu tỉ lệ một trong 4 loại kiểu hình (ứng với kiểu gen như trên) của đề bài trùng với tỉ lệ trên thì các tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập. 2/ Ví dụ: Bài 1: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, thu được F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, có mùi thơm. Cho F1 tự thụ phấn, nhận được F2 có 4000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó quả dài, thơm chiếm 750 cây. Tương phản với tính trạng có mùi thơm là không có mùi. Quy luật di truyền chi phối tính trạng trên? A. Tương tác giữa các gen không alen B. Phân li độc lập C. Di truyền liên kết D. Di truyền giới tính Giải: - Dựa vào F1, kết luận: quả tròn trội so với quả dài, có mùi thơm trội so với không có mùi - Quy ước gen : quả tròn: A; quả dài: a; có mùi thơm: B;không có mùi: b - Giả sử nếu bài toán tuân theo quy luật di truyền thì: quả dài, có mùi thơm (kiểu gen: aa:B-) chiếm tỉ lệ: 37.5% Theo đề bài: quả dài thơm có tỉ lệ: 4000/ 750 X100 = 37.5% Vậy: quy luật phân li độc lập đã chi phối tính trạng trên Dựa vào đó chọn đáp án: B Bài 2: Khi lai giữa hai cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt. Tiếp tục cho F1 tự Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào Kết quả F1 gồm 89 đen, ngắn; 31 đen, dài; 29 trắng, ngắn; 11 trắng dài 9 đen, ngắn; 3 đen, dài; 1 trắng, ngắn; 1 trắng dài Vậy tổng số tổ hợp là: 16 , 16 tổ hợp = 4 giao tử X 4 giao tử Vậy kiểu gen P cho 4 loại giao tử phải dị hợp 2 cặp gen Dựa vào đó chọn đáp án B Bài 2 : Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16? A. Aabb x AaBB. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBB x aaBb Giải: Dựa vào giữ kiện đề bài, kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 1/16 Vậy tổng số tổ hợp ở đời con là 16, 16 tổ hợp = 4 giao tử X 4 giao tử Vậy tổng số tổ hợp là: 16 , 16 tổ hợp = 4 giao tử X 4 giao tử Vậy kiểu gen P cho 4 loại giao tử phải dị hợp 2 cặp gen Dựa vào đó chọn đáp án B Lưu ý: ưu điểm của phương pháp này là giải rất nhanh, học sinh không phải viết sơ đồ lai để tìm kết quả. Ngoài ra, phương pháp này có thể áp dụng đối với quy luật phân li, quy luật tương tác gen, quy luật liên kết gen. Học sinh có thể tham khảo thêm qua các ví dụ sau: a) Áp đụng đối với quy luật phân li: Bài 1: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng là: A. Aa x aa B. AA x aa C. AA x Aa d. Aa x Aa Giải: Tổng số tổ hợp ở đời con là: 2 , 2 tổ hợp = 2 giao tử x 1 giao tử Đáp án dự kiến A, C Nhưng dựa vào đáp án C không thể cho kiểu hình cây hoa trắng Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào C. AB x aB D. B và C đúng aB ab Giải: - Tổng số tổ hợp ở đời con là 2, 2 tổ hợp = 2 giao tử x 1 giao tử (Vì liên kết gen hoàn toàn nên kiểu gen dị hợp chỉ cho 2 loại giao tử) - Dựa vào các đáp án đề bài cho: AB Ab A. x 2 giao tử x 2 giao tử Ab aB Ab Ab B. x 2 giao tử x 1 giao tử aB Ab Ab aB C. 2 giao tử x 2 giao tử ab ab Dựa vào đó chọn đáp án B Phương pháp 2: Xét riêng từng cặp tính trạng ở đời con Cụ thể: Bước 1: Tìm kiểu gen của từng cặp tính trạng dựa vào tỉ lệ của từng cặp Bước 2: Tổ hợp lại được kiểu gen của bố mẹ Bài tập minh họa: Bài 1: Ở chó biết A: Lông đen trội hoàn toàn so với a: Lông trắng; B : Lông ngắn trội hoàn toàn so với b: lông dài. P: Trắng, ngắn x Trắng, ngắn được F1 28 trắng , ngắn : 9 trắng, dài Cặp bố mẹ nào sau đây cho kết quả lai phù hợp? A. AABB x aaBB B. aaBb x aaBb C. aaBB x aaBB D. AAbb x aaBB Giải: - Xét riêng từng cặp tính trạng: + Xét tính trạng màu sắc: F1 có 0 ngắn: 37 trắng 0 ngắn: 1 trắng Kiểu gen P của cặp tính trạng màu sắc: aa x aa(1) + Xét tính trạng chiều dài lông: F1 có 29 ngắn, 9 dài 3 ngắn: 1 dài Kiểu gen P của cặp tính trạng chiều dài lông: Bb x Bb (2) Tổ hợp 2 cặp gen được kiểu gen P: aaBb x aaBb Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào Đề bài cho lai: AaBbDd x AaBbdd và tìm tỉ lệ ở đời con kiểu gen AaBbDd Tách riêng từng cặp gen 1 2 1 2 Aa x Aa Kết quả : 4 AA; 4 Aa; 4 aa Vậy kiểu gen Aa tỉ lệ: 4 1 2 1 2 Bb x Bb Kết quả : 4 BB; 4 Bb; 4 bb Vậy kiểu gen Bb tỉ lệ: 4 1 1 1 Dd x dd Kết quả : Dd; dd Vậy kiểu gen Dd tỉ lệ: 2 2 2 - Tổ hợp các cặp gen có kiểu gen AaBbDd: 2 2 1 4 1 x x = = 4 4 2 32 8 Dựa vào đó chọn đáp án B Bài 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ A. 37,50%. B. 56,25%. C. 6,25%. D. 18,75%. Giải: - Bài toán đem lai: AaBb × Aabb, tìm kết quả kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con - Kiểu hình thân cao, hoa đỏ có kiểu gen: A-B- - Xét sự di truyền của tính trạng chiều cao thân: 1 2 1 P: Aa x Aa Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 4 AA; 4 Aa; 4 aa 3 1 3 Tỉ lệ kiểu hình: thân cao; thân thấp vậy kiểu hình thân cao tỉ lệ: 4 4 4 1 1 P: Bb x bb Kết quả : Tỉ lệ kiểu gen: Bb; bb 2 2 1 1 1 Tỉ lệ kiểu hình: hoa đỏ ; hoa vàng vậy kiểu hình hoa đỏ tỉ lệ: 2 2 2 3 1 3 - Tổ hợp 2 cặp tính trạng: kiểu hình thân cao, hoa đỏ: x = 37.5% 4 2 8 Vậy: trong phép lai AaBb × Aabb,kết quả kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con tỉ lệ: 37.5%. Dựa vào đó chọn đáp án A. Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào 12A10 (TN) 49 16 48 36 Bảng số liệu cho thấy học sinh ở lớp thử nghiệm có kết quả bài kiểm tra 15 phút cao hơn hẳn so với ở lớp đối chứng. Trong bài kiểm tra học kì 1, nhóm chuyên môn chúng tôi đã thống nhất nội dung đề kiểm tra với ma trận như sau: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chương 1 7 3 2 Chương 2( phần QLDT) 8 5 5 Tổng: 30 câu 15 8 7 Kết quả kiểm tra với 18 câu trắc nghiệm thuộc chương 2- phần QLDT: Lớp Sĩ số Tỉ lệ học sinh trả lời đúng(%) Ghi chú Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 12A9(ĐC) 92 65 45 12A10(TN) 96 70 62 Qua bảng số liệu, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi thuộc các mức độ nhận thức khác nhau trong bài kiểm tra học kì ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, trong đó phần câu hỏi vận dụng học sinh trả lời đúng nhiều hơn hẳn, đặc biệt các em không còn cảm thấy sợ phần học này mà tỏ ra hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn và tự tin khám phá và lĩnh hội tri thức. Đó cũng chính là mong muốn của tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giang_day_sinh_hoc_1.pdf