Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích “Vợ nhặt” (Kim Lân)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích “Vợ nhặt” (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích “Vợ nhặt” (Kim Lân)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” (KIM LÂN). Người thực hiện : Lê Thị Thanh Hương Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc môn : Ngữ văn THANH HOÁ NĂM 2017 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: - Từ vị trí của bộ môn văn trong cấp học THPT hiện nay: Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. “Đây vừa là bộ môn khoa học, vừa là bộ môn nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: trang bị kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé. Việc dạy chữ (dạy cái tài) và dạy người (dạy cái đức) phải luôn luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ hay buông bỏ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện được” [3]. Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến thức mà quên đi những giá trị quan trọng về đạo đức con người. Trong những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà với bộ môn Ngữ văn là điều không hiếm. Người giáo viên dạy văn ngoài trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh thì chưa đủ. Thêm vào đó, người dạy văn cần phải khắc sâu những bài học đạo đức, giá trị làm người mà tác phẩm đề cập thì đó mới là điều chúng ta cần bàn. Xã hội hiện nay càng phát triển bao nhiêu thì nhân cách đạo đức của học sinh càng sa sút bấy nhiêu. Để mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách, hướng tới xây dựng một xã hội sống đúng đạo lý, hợp tình người thì phải bắt đầu từ người thầy dạy văn. - Từ thực tế nhận thức về hành vi đạo đức ở học sinh: Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng phát triển của xã hội, hành vi đạo đức và sự nhận thức về bản thân ở học sinh có chiều hướng đi xuống. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời gian gần đây, có nhiều cá nhân có những hành vi lệch chuẩn, thậm chí là băng hoại về đạo đức. Đau đớn hơn, nó lại xuất hiện khá nhiều ở lứa tuổi học sinh THPT. Với tâm lí thích thể hiện và khẳng định mình, không ít những cá nhân đã gây ra những tổn thương không nhỏ cho bản thân, gia đình và xã hội. Bởi vậy, tôi thiết nghĩ việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua mỗi bài học là điều vô cùng cần thiết. - Từ thực tế của việc học tập bộ môn: Do xu hướng phát triển chung của xã hội, bộ môn Ngữ văn ngày càng ít được học sinh quan tâm. Đa phần, các em lựa chọn những môn học khối A, B, D để có hướng mở trong tương lai. Có những giờ dạy văn kém hiệu quả, không chỉ chưa đáp ứng đủ kiến thức cho học sinh mà còn xem nhẹ giá trị giáo dục rút ra từ tác phẩm. Việc cung cấp đủ kiến thức cho học sinh chỉ mới đáp ứng một nửa 3 1/3 học sinh có nhu cầu thực sự - Học khá đều các môn 1/3 học để theo khối - Học lực trung bình 1/3 không thể học các khối khác - Học yếu, ý thức kém 1.3.2. Phạm vi áp dụng Đề tài được áp dụng vào việc: Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh. 1.3.3. Tài liệu nghiên cứu: SGK Ngữ văn 12, Tài liệu Giáo dục học, Tài liệu kỹ năng sống 1.4. Phương pháp triển khai đề tài: Thực hiện bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua các buổi học chính, học bồi dưỡng, các giờ tự chọn. 5 những hành động không đẹp mắt, vi phạm phẩm chất đạo đức của một người học sinh. Từ những lý do trên, việc bồi dưỡng giá trị đạo đức cho học sinh là việc làm cần thiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. 2.3. Nội dung triển khai 2.3.1. Định hướng chung: - Không có một tác phẩm văn học mà giá trị giáo dục thể hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Ngược lại, nó nằm ở chiều sâu văn bản buộc học sinh rút ra. - Thông qua một tác phẩm văn học, dù là tác phẩm thơ hay văn xuôi đều có những giá trị giáo dục nhất định. Có tác phẩm chứa nhiều, có tác phẩm chứa ít. Vì thế, môn Ngữ văn được xem là bộ môn nghệ thuật khơi gợi tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. - Muốn phát hiện ra những giá trị đạo đức của tác phẩm cần: + Đọc kỹ tác phẩm, đánh dấu lại những đoạn qua trọng về sự diễn biến tâm lý, tình cảm, lối ứng xử của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. + Liên hệ với bản thân, với quy tắc ứng xử hợp lẽ thường trong cuộc sống 2.3.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua “Vợ nhặt” của Kim Lân 2.3.2.1. Luôn mỉm cười, lạc quan trong cuộc sống Cuộc sống đến với mỗi chúng ta đều không hề đơn giản và dễ dàng. Nó là sự tổng hòa của tất cả những cung bậc cảm xúc: hạnh phúc, đau đớn, vui vẻ, mệt mỏi... Bi kịch, sự vấp ngã trước khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, có nhiều cá nhân chán nản, mệt mỏi khi phải đối mặt với nó. Không thiếu những cá nhân bi quan, sống buông thả, đánh mất mình. Tuy vậy, Tràng trong “Vợ nhặt” đứng trước cuộc sống đầy khó khăn, chết chóc nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. “Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?...Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...” Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.” “Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọcTràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười [1]. Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên phân tích để học sinh thấy được hoàn cảnh sống vất vả, cực nhọc của Tràng. Tuy vậy, Tràng vẫn không tỏ ra bi quan hay chán nản, anh luôn tự tạo cho mình niềm vui và tiếng cười, xóa tan đi những mệt mỏi của cuộc sống. Từ đó, giáo viên mở rộng ý nhằm giáo dục học sinh về lòng lạc quan vượt qua những chông gai, thử thách. Khắc sâu vào tầm nhận thức của học sinh thông qua hành động: luôn học cách mỉm cười trong mọi hoàn cảnh. Đó là một tấm gương về nghị lực sống mà mỗi chúng ta cần học tập. 7 Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào, hắn tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ! Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về. [1] Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích, chỉ rõ cho học sinh thấy được khát khao một cuộc sống thực sự của Tràng. Bên bờ vực của “cái chết”, Tràng vẫn nghĩ về “cái sống”. Hai tiếng “Chậc, kệ!” không phải đơn giản là sự liều lĩnh trong những phút giây thiếu suy nghĩ. Mà đó chính là sự đánh cược sự sống với cuộc đời để có được hạnh phúc trọn vẹn. Điều quan trọng là giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được cuộc sống tăm tối, đói nghèocủa con người Việt Nam trước cách mạng. Đồng thời làm bật lên ước mơ, khát khao hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa, thoát khỏi sự tăm tối của cuộc sống hiện tại. Đây là khát vọng chính đáng của Tràng nói riêng và con người nói chung. Thông qua đó, giáo viên định hướng ước mơ trong tương lai cho học sinh bởi sống không có ước mơ, không khát khao vươn lên thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Bước 2: Giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng ngoài cuộc sống như: + Những con người tật nguyền họ vẫn học tập, mơ ước và khát khao cuộc sống có ý nghĩa + Những con người có số phận bất hạnh, mồ côi...họ vẫn đang nuôi ước mơ và quyết tâm thực hiện.... Từ đó, giáo viên định hướng cho học sinh về ý nghĩa của cuộc sống. Khi bản thân các em đang đứng trước ngưỡng cửa tương lai thì đây chính là lúc để các em đến gần hơn với ước mơ và khát vọng của mình. Đồng thời, động viên, khích lệ để các em vượt qua tự ti, mặc cảm về bản thân trong cuộc sống. 2.3.2.4. Yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau “Vợ nhặt” mở ra không khí đầy tang thương đau đớn. Ở đó, ta bắt gặp những mảnh đời bất hạnh đang chống chọi với cơn đói, cơn khát. Đó là hình ảnh những người dân trong xóm ngụ cư – một thứ cỏ rác của hương thôn bị người đời coi khinh. Tiêu biểu hơn cả là thị. Con người ấy không tên họ rõ ràng, không nhà cửa, người thân...cái đói đã làm lu mờ tất cả. Thị đại diện cho một lớp người với hoàn cảnh éo le, bất hạnh: Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về. [1] Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được hoàn cảnh đáng thương của thị. Không còn là một cô nàng hoạt bát, nhanh nhảu, sắc sảo như lần đầu tiên Tràng gặp, mà đó là một nạn nhân khốn khổ của cái đói. Đồng thời, giáo viên khắc sâu hành động Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc. Đó không phải là sự dại khờ mà xuất phát từ tình thương của người cùng cảnh ngộ. Anh Tràng không thể từ chối khi thấy bộ dạng đói rách của thị trong khi hoàn 9 Bước 1: Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được hành động, thái độ ngượng ngùng của thị khi cùng Tràng về nhà: Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. ...Người đàn bà theo lời hắn ngồi xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. [1] Bước 2: Giáo viên chỉ rõ đoạn văn miêu tả sự thay đổi của thị sau đêm tân hôn: Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạchNgoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn đang quét lại cái sân. Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực. [1] Bước 3: Thông qua những đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, giáo viên nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính: đó là biết điều, ý tứ, giàu lòng tự trọng, biết giữ gìn nhân cách, đảm đang, tháo vát, chăm chỉ. Đó cũng là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ đó, hình thành trong tâm hồn các em ý thức sâu sắc về giá trị của bản thân, đặc biệt là học sinh nữ. Định hướng cho các em những hành động và cách cư xử đúng mực, giữ gìn vẻ đẹp thiên tính nữ. Bước 4: Giáo viên mở rộng thêm một số biểu hiện không phù hợp, không đẹp mắt, đi ngược lại với chuẩn mực chung của xã hội ở nữ giới hiện nay. Đặc biệt là tình trạng gây bè kéo cánh, bạo lực học đường, văng tục chửi bậy, yêu theo phong trào, đánh mất bản thân, sống đua đòiở một bộ phận học sinh nữ. Giúp các em nhận thức được thiên tính nữ, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp nhân cách của chính mình. 2.3.2.6. Lễ phép, có văn hóa trong giao tiếp và ứng xử Bước 1: Thị vốn là một người phụ nữ ý tứ, biết điều nhưng chính cái đói đã khiến thị lu mờ tất cả, thị trở nên chua chát, đanh đá, cong cớn với lối giao tiếp không mấy lịch sự trong lần thứ hai gặp Tràng: Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: - Điêu! Người thế mà điêu! [1] Bước 2: Chỉ ra sự thay đổi trong giao tiếp và ứng xử của thị với bà cụ Tứ: Bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Bà lão lập cập bước vào. Người đần bà tưởng bà lão già cả, thị cất tiếng chào lần nữa: - U đã về ạ! [1] Bước 3: Giáo viên cần chỉ rõ lối giao tiếp của thị khi gặp Tràng ở dốc tỉnh. Thị cong cơn, đanh đá, không hỏi han trước sau. Tất cả đều xuất phát từ cái đói 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_boi_duong_pham_chat.doc