Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động học sinh khi học môn Giải tích 12 thông qua việc tăng cường các bài toán liên hệ thực tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động học sinh khi học môn Giải tích 12 thông qua việc tăng cường các bài toán liên hệ thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động học sinh khi học môn Giải tích 12 thông qua việc tăng cường các bài toán liên hệ thực tế
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3 ***************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỌC SINH KHI HỌC MÔN GIẢI TÍCH 12 THÔNG QUA VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BÀI TOÁN LIÊN HỆ THỰC TẾ Người thực hiện: Hoàng Thị Trang Nhung Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Toán THANH HOÁ NĂM 2017 I – MỞ ĐẦU I – MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống xã hội hiện nay. Những bài toán đặt ra xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ bài toán cho kinh tế, sản xuất đến giải quyết các bài toán tăng trưởngNhiều tri thức toán học, ngay cả toán học đơn giản ở bậc phổ thông, có thể ứng dụng hiệu quả vào đời sống nhưng đòi hỏi những kĩ năng nhất định và một thói quen nhất định. Trang bị những kĩ năng này là công việc của nhà trường và sự rèn luyện của bản thân mỗi người. Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục toán học Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát triển con người, coi con người là nguồn lực hàng đầu của đất nước. Con người được giáo dục và tự giáo dục luôn được coi là nhân tố quan trọng nhất vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Uỷ ban giáo dục của UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỉ XXI là: “Học để biết (Learning to know), học để làm (Learning to do), học để cùng chung sống (Learning tolive together), học để tự khẳng định mình (Learning to be)”[7]. Các kiến thức học sinh được học phải gắn liền với thực tế. Chính vì thế vai trò của các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học toán là không thể không đề cập đến. Và cũng vì lẽ đó mà các nhà giáo dục đã không ngừng cải cách, chỉnh sửa nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, những ứng dụng của toán học vào thực tiễn trong chương trình và sách giáo khoa, cũng như trong thực tế dạy học toán chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Trong các sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo về toán thường chỉ tập trung chú ý những vấn đề, những bài toán trong nội bộ toán học; số lượng ví dụ, bài tập toán có nội dung liên môn và thực tế còn rất ít. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng nữa trong thực tế dạy toán ở trường phổ thông là các giáo viên không thường xuyên rèn luyện cho HS thực hiện những ứng dụng toán học vào thực tiễn mà theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn – nguyên thứ trưởng Bộ GD & ĐT đó là kiểu dạy toán “xa rời cuộc sống đời thường” cần phải thay đổi. Có lẽ ai đã từng học toán, đang học toán đều có suy nghĩ rằng học toán ngoài những phép toán đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia... thì hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng với học sinh. Vì vậy việc học toán trở thành một áp lực nặng nề với học sinh. Nghĩ rằng toán học khô khan, mơ hồ, xa xôi, học chỉ để học, học chỉ để là công cụ để giải quyết các bài toán ở môn học khác, học toán chỉ mục đích phục vụ thi cử... Sự hồ nghi về tính ứng dụng thực tế của môn toán là không tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh chương trình học còn hạn chế trong trình bày các nội dung lên hệ với thực tế. 1 + Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số + Hàm số mũ, hàm số lôgarit + Nguyên hàm, tích phân 1.4. phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Nghiên cứu và phân tích các tài liệu giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan. + Phương pháp tạo tình huống có vấn đề. + Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm SKKN này được phát triển, tiếp nối từ SKKN chủ đề của năm 2015 tôi đã viết. - Trong SKKN năm 2015, tôi đề cập đến việc tăng cường các bài toán ứng dụng thực tế dành cho chương trình Đại số và Giải tích 10 và 11 [1] - Trong SKKN năm 2017 này, tôi đề cập đến việc tăng cường các bài toán ứng dụng thực tế dành cho chương trình Giải tích 12 [2] II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn là phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và thực tiễn Việt Nam. Thế giới đã bước vào kỉ nguyên kinh tế tri thức và toàn cầu hoá. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, người lao động buộc phải chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong lao động, hoà nhập với cộng đồng xã hội, đặc biệt phải luôn học tập, học tập suốt đời. “Giáo dục và học tập suốt đời sẽ cung cấp cho các cá nhân một giấy "thông hành để cơ động" mà họ rất cần có, nhằm tự điều chỉnh trước những đòi hỏi về sự mềm dẻo và sự thay đổi mà họ phải đối mặt, trong một thế giới đang chuyển động từ một xã hội công nghiệp hóa theo kiểu truyền thống sang một xã hội kiến thức đang xuất hiện và nổi trội lên” [9]. Chính vì thế trong giáo dục cần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức để có thể tự mình giải quyết các vấn đề của cuộc sống cũng như năng lực tự học. Dẫn đến xu thế của việc cải cách giáo dục toán học trên thế giới là “hiện đại hoá một cách thận trọng và tăng cường ứng dụng” [12]. Ở Việt Nam, qua các kì cải cách giáo dục, chương trình môn toán đã có nhiều đổi mới, trong đó đặc biệt chú ý tới việc tăng cường các bài toán ứng dụng thực tế. Nó đã và đang thể hiện sự phù hợp và có tác dụng tích cực trong hoàn cảnh giáo dục nước ta. 3 Bởi thế, dạy cho học sinh kiến thức thôi chưa đủ. Cần cho học sinh thấy những tình huống thực tế sẽ được áp dụng ở phần kiến thức mà học sinh được học và hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề đó. Để câu trả lời của học sinh về câu hỏi: “Học toán để làm gì” không đơn giản là: “học để biết”, “Học để thi” mà thấy được việc học toán gần gũi với đời sống hàng ngày. Tạo sự hứng thú, sáng tạo trong học tập. 2.2- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Như trong sáng kiến kinh nghiệm cùng chủ đề năm 2015 tôi đã trình bày: “Trong các sách giáo khoa toán hiện hành về đại số và giải tích ở trường THPT, có rất ít bài toán thực tế. Sự phân bổ các bài toán liên hệ thực tế cũng không đồng đều. Những chương có tính ứng dụng cao mới có vài ví dụ, bài tập” Trong sáng kiến kinh nghiệm ấy tôi cũng đã liệt kê những chương không hề có một bài toán vận dụng nào của từng khối. Đồng thời đề xuất những chương, bài hoàn toàn có thể đưa thêm bài tập vận dụng để học sinh học hứng thú hơn. Tuy nhiên vì điều kiện có hạn, tôi mới trình bày được nội dung gắn với kiến thức sách giáo khoa đại số và giải tích lớp 10 và 11. Trong sáng kiến kinh nghiệm lần này, tôi tập trung đi vào nội dung sách giáo khoa giải tích lớp 12. Thực trạng cho thấy: - Chương I - Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, chỉ có duy nhất một ví dụ ứng dụng thực tế ở bài “Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số”. Phần bài tập có nêu ra bài tập 2, bài tập 3 (trang 24) có “hơi hướng” vận dụng thực tế, nhưng thực ra không phải là nội dung mới vì khi học về ý nghĩa hình học hệ quả của bất đẳng thức Cauchy (Đại số lớp 10 – chương 4 - §1) học sinh đã được làm dạng này. Và chỉ cần áp dụng kiến thức lớp 10 học sinh có thể trả lời nhanh chóng và chính xác yêu cầu bài toán. Nhất là với tinh thần đổi mới trong kiểm tra đánh giá hiện nay là thi dưới hình thức trắc nghiệm. Học sinh chỉ cần làm sao cho ra kết quả nhanh nhất. Vì thế hai bài tập SGK đưa ra chưa hợp lý, chưa thể hiện được mối liên hệ thực tế mà nội dung kiến thức bài học có thể vận dụng. Trong khi đó, trong thực tế những bài toán cần vận dụng phần này rất nhiều. Chương trình sách giáo khoa nên đưa thêm vào, để học sinh thấy rõ tầm quan trọng của việc học là để các em chiếm lĩnh tri thức và vận dụng chúng, giải quyết các tình huống trong cuộc sống của chính mình. Không thấy được cái ý nghĩa gắn với bản thân, thì cũng khó tạo dựng hứng thú học tập cho các em. - Chương II – Hàm số luỹ thưà, hàm số mũ và hàm số lôgarit: Có 4 ví dụ bài toán thực tế ở bài “Hàm số mũ, hàm số lôgarit” được SGK đưa ra làm bài toán đặt vấn đề cho mục “Hàm số mũ”, tuy nhiên chỉ giải duy nhất một bài và cũng không có một bài tập luyện tập nào. Tâm lí học sinh và thậm chí là của một bộ phận lớn những nhà làm giáo dục cho rằng bài tập là phần củng cố kiến thức. Là phần để học sinh có thể dùng để luyện tập những kiến thức, kĩ năng đã học được. Việc không có một bài tập nào trong khi ứng dụng thực tế của phần kiến thức này là rất nhiều, theo tôi là một thiếu sót cần chỉnh sửa bổ sung của chương trình SGK. 5 1 km . Khoảng cách từ A đến C là 4 km . Chi phí để lắp đặt mỗi km dây điện đặt dưới nước là 5000USD, còn lắp đặt trên bờ là 3000USD. Vị trí S trên đoạn AC sao cho khi mắc dây điện từ A qua S rồi đến B thì số tiền ít nhất. Khi đó S cách 15 A một đoạn bằng: A. km 4 13 B. km B 4 5 C. km ? km 2 19 D. km C S A 4 Bài giải chi tiết: Chọn B - Trước tiên, ta xây dựng hàm số f (x) là hàm số tính tổng chi phí sử dụng Đặt CS x ( x [0;4]) thì ta được SA 4 x , SB x 2 1 Theo đề bài, mỗi km dây điện đặt dưới nước chi phí 5000USD, còn đặt trên mặt đất hết 3000USD, như vậy ta có hàm số f (x) xác định như sau: f (x) 3000(4 x) 5000 x 2 1 với x [0;4] Ta cần tìm giá trị nhỏ nhất của f (x) để có được số tiền ít nhất cần sử dụng và từ x đó xác định được vị trí điểm S. Ta có f ' (x) 3000 5000. x 2 1 x f ' (x) 0 3000 5000. 0 3000 x 2 1 5000x 0 x 2 1 2 3 2 16x 9 x 3 3 x 1 5x 4 x x 0 4 x 0 Hàm số f (x) liên tục trên [0;4] 3 3 Ta có f (0) 1700 , f (4) 20615,52813 , f ( ) 16000 .Vậy Min f (x) f ( ) 16000 4 [0;4] 4 3 13 Khi đó chi phí là thấp nhất và điểm S nằm cách A một đoạn SA 4 . 4 3 Bài tập 2: Hai con tàu đang ở cùng một vĩ tuyến và cách nhau 5 hải lí. Tàu thứ nhất chạy theo hướng Nam với vận tốc 6 hải lí/giờ, còn tàu thứ hai chạy theo hướng về tàu thứ nhất với vận tốc 7 hải lí/giờ. Hỏi sau bao lâu khoảng cách giữa hai con tàu là lớn nhất? A. 7 giờ B. 17 giờ C. 2 giờ D. 3 giờ 17 7 Bài giải chi tiết: Chọn A 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich.doc