Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn lớp 12
BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Sông Ray Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHỎ TRONG VIỆC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN VĂN LỚP 12 Người thực hiện: Phan Thị Hường Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn ................................... Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác ............................................................. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOANăm HỌC học: 2011-2012 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Sự phát triển của Giáo Dục- Đào Tạo quyết định sự tiến bộ, phồn vinh của xã hội đúng như Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”. Vì thế, trách nhiệm của người quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho các trường học nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, mà tiêu điểm là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Chính vì thế, trong những năm qua bộ GD và ĐT đã quán triệt chặt chẽ về việc thực hiện “quy chế 40 và quyết định 51 sửa đổi trong việc đánh giá học lực của học sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng của học sinh. Theo đó, số lượng học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so với nhiều năm trước đây. Đây là thực trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện nó trên tinh thần không chạy theo thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng thực của hoạt động dạy học và giáo dục. Với trường THPT Sông Ray, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh thần đánh giá đúng thực chất năng lực của các em. Trên thực tế, những khó khăn khách quan và chủ quan của trường đã góp phần làm cho số lượng học sinh yếu kém cao hơn hẳn so với nhiều trường THPT của Tỉnh. Đặc biệt với môn Ngữ văn – môn học được học sinh coi là không “ưa thích”, “không thịnh hành” với những ngành nghề hiện đại nên học sinh lại càng chây lười, coi nhẹ, xem thường, học có tính chất đối phó với thầy cô trên lớp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ yếu kém của trường, cũng như tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm trên trung bình trong các kì thi tốt nghiệp. Như vậy, trách nhiệm của người quản lý nói chung và giáo viên nói riêng là bám sát vào tình hình thực tế của trường mình để vạch ra những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các mặt giáo dục, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác giáo dục, thực hiện cho được mục tiêu đề ra. Với suy nghĩ đó, tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12. Sau hai năm thực hiện, tôi thấy cơ bản là đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Chính vì thế, tôi mạnh dạn trình bày “Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn văn lớp 12” - Đây không phải là một đề tài mới vì vấn đề phụ đạo học sinh yếu nói chung thì đã có nhiều trường, nhiều giáo viên đề cập đến. Nhưng với tôi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể nên nó sẽ tạo được hiệu quả tốt. Tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, mong được sự chia sẻ của đồng Trường nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo như Sở GD- ĐT Đồng Nai, của Huyện uỷ – UBND Huyện Cẩm Mỹ, của các cấp chính quyền địa phương xung quanh trường .Học sinh của trường nhìn chung ngoan, chịu khó học tập. Tổ có nền nếp chuyên môn tốt, các hoạt động chuyên môn có chiều sâu. Đặc biệt chú ý đến giáo án cho từng đối tượng. Riêng bản thân tôi đã có ý thức quan tâm tới vấn đề từ lâu. Mặt khác, tôi luôn ý thức sưu tầm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung cho kiến thức và kĩ năng của mình. Đến nay, tôi cũng có 10 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn nên mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm này với các đồng nghiệp. Tuy nhiên tôi gặp không ít khó khăn: Những năm trở lại đây, học sinh đuợc tuyển vào lớp 10 của trường có chất lượng thấp, đa số học sinh có học lực trung bình. Trong 03 năm vừa qua chúng tôi hầu như phải tuyển hết số học sinh đăng ký dự tuyển, do trên địa bàn chưa có trường dân lập nên áp lực và nhu cầu đi học của con em địa phương là rất lớn. Trường THPT Sông Ray nằm thuộc vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng, học sinh đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa. Phần lớn các em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhiều gia đình bộn bề với công việc mưu sinh chưa dành thời gian thõa đáng cho việc giáo dục, theo dõi quá trình học tập của con cái. Thậm chí có phụ huynh không biết con mình học lớp nào, giáo viên chủ nhiệm là ai, kết quả học tập, rèn luyện của con như thế nào. Đây là một yếu tố gây khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên. Khả năng tự học của đa số các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên lớp của nhiều học sinh còn nặng nề. Một số học sinh còn chưa có ý thức trong học tập, có tâm lí coi nhẹ môn Văn khiến cho công việc giảng dạy khó khăn hơn nhiều. Mặc dù tâm huyết với công việc song kinh nghiệm của tôi cũng chưa nhiều. Nhìn vào thực tế giáo dục của Nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy: Chương trình sách giáo khoa mới của môn Văn hiện nay hay nhưng rất khó với phần đông học sinh. Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung, lớp 12 nói riêng, lượng kiến thức khá nặng so với tiết phân phối chương trình. Điều này cũng gây ức chế tâm lí về thời gian của giáo viên và học sinh. Mặt khác, các em phải học quá nhiều môn, ngoài ra còn phải đi học nhiều buổi. Tất cả những nguyên nhân đó làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh không hiệu quả, chất lượng học tập không cao đặc biệt với những môn KHXH, yêu cầu vừa phải học thuộc bài, vừa phải có tư duy tổng hợp cao như môn văn. II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1/ Xác định đối tượng. Bất cứ con người làm việc gì cũng hướng tới đối tượng cụ thể với những mục đích nhất định. Và đối tượng của giáo viên thì không ai ngoài khác chính là học sinh. Nhưng tôi đang hướng tới một đối tượng đặc biệt hơn. Đó là những học sinh mà tiếp thu bài học chậm, ý thức học tập kém, chây lười, ham chơiNên nội dung công việc của tôi cũng có phần khó khăn hơn. - Chủ đề - ý nghĩa của tác phẩm. - Những đặc điểm cơ bản về hình tượng Sông Hương 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt. - Biết tích hợp giữa các nội dung bài học để làm một bài văn NLVH. (Huy động những kiến thức và cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hình tượng, một đoạn văn xuôi). III/ Chuẩn bị: - Yêu cầu học sinh chuẩn bị phần ôn tập của từng bài theo hệ thống luận điểm, luận cứ (đầy đủ, ngắn gọn). - GV chuẩn bị nội dung ôn tập. - PP: Đặt vấn đề, gợi mở, đưa giả thiết từng dạng đề và yêu cầu học sinh vạch ra ý chính cần có trong bài Lượng kiến thức tôi yêu cầu cần nắm được như sau: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (Trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường- I/Tác giả. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực; là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí. - Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa líthể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. -Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986), Hoa trái quanh tôi(1995), Ngọn núi ảo ảnh(1999), II.Nội dung – ý nghĩa: Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986) là bài kí xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vẻ đẹp của sông Hương được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. 1. Thủy trình của hương giang. a/ Sông Hương ở vùng thượng nguồn. - Có quan hệ sâu sắc với dãy trường sơn. Mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại bí ẩn, sâu thẳm được so sánh “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng và dự dội: .“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn mãnh liệt vượt qua ghềnh thácCuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực sâuDịu dàng, say đắm như hoa đỗ quyên rừng Thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. d/ Trước khi từ biệt Huế: SH như “người tình dịu dàng và chung thủy”. Con sông “như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa- “Đang chếch hướng Bắcbỗng đột ngột đổi dòng, rẻ ngoặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố lần cuối” nhà văn gọi đó là “một chút lảng lơ kín đáo của tình yêu” Sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp cận và miêu tả từ nhiều không gian và thời gian khác nhau. Mối góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và mới mẻ. Ngòi bút tài hoa của tác giả đã vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, lí thú thể hiện tình yêu say đắm với con sông quê hương. Đó là những nét bút “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối, tài hoa“ của HPNT 2. Sông Hương là dòng sông lịch sử. - Là dòng sông biên thùy trong sách địa dư của Nguyễn Trãi. - Dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. - Sống hết mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX. - Chứng kiến Cách Mạng tháng tám, mùa xuân Mậu Thân 1968. => Khi đất nước có chiến tranh, sông Hương biết cách “tự hiến đời mình làm một chiến công”. Sau những biến cố lịch sử, “nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng” với chiếc áo dài tím rất Huế. 3. Sông Hương là dòng sông văn hóa, thi ca. - Gắn bó với kinh thành Huế, cái nôi của nền âm nhạc dân gian và cổ điển Huế, gắn bó với Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới. - Là cảm hứng sáng tác của nhiều thi nhân, nghệ sĩ: Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu, III. Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. IV. Nghệ thuật. - Hoàng Phủ Ngọc Tường đã huy động vốn kiến thức tổng hợp về địa lí, văn hóa, lịch sử,trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. - Kết hợp, đan xen điểm nhìn không gian và thời gian, - Giọng điệu của nhân vật là giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc, - Ngôn ngữ tài hoa, giàu hình ảnh, giàu sức gợi. Với đối tượng học sinh trên lớp này, hầu hết là các em đã nắm được nội dung bài học nên tôi chủ yếu hướng dẫn các em cách tích hợp các đơn vị kiến thức để làm bài văn nghị luận văn học. Giả sử có một yêu cầu như sau: Phân tích hình tượng con Sông Hương qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_nho_trong_viec_phu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn Văn lớp 12.pdf