Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

docx 46 trang sk12 20/11/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.....................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................2
II. TÊN SÁNG KIẾN ............................................................................................2
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ..................................................................................3
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN..........................................................3
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN..............................................................3
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG 
THỬ.......................................................................................................................3
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN .....................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................3
1.1. Khái quát về sơ đồ tư duy..............................................................................3
1.2. Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học...............................................................6
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY 
HỌC NGỮ VĂN.................................................................................................10
1. Giới thiệu về Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc........................................10
2. Thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn nói chung..............11
3. Thực trạng dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ Văn lớp 
12 tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc.......................................................12
CHƯƠNG 3: MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ 
DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM VĂN XUÔI 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 CHO HỌC SINH TRUNG 
TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC ......................................................................14
1. Sử dụng SĐTD trong các hình thức kiểm tra..................................................14
1.1. Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ ...................................................14
1.2. Sử dụng SĐTD trong kiểm tra 15 phút ........................................................16
2. Sử dụng SĐTD trong dạy học bài mới............................................................17 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
 Chữ viết tắt Nội dung
 BT THPT Bổ túc trung học phổ thông
 CNTT Công nghệ thông tin
GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên
 GDTX Giáo dục thường xuyên
 GV Giáo viên
 HS Học sinh
 PPDH Phương pháp dạy học
 SĐTD Sơ đồ tư duy
 SGK Sách giáo khoa
 THPT Trung học phổ thông
 THPTQG Trung học phổ thông quốc gia
 1 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 - Họ và tên: Đường Thị Huệ
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc
 - Số điện thoại: 0915 257 427. Email: huegdtxyenlac@gmail.com
 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Sáng kiến được áp dụng trong dạy học nội khóa phần các tác phẩm văn 
xuôi lớp 12 chương trình BT THPT, có thể áp dụng mở rộng đối với dạy học 
môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung.
 Với việc thực hiện đề tài này tôi tham vọng sẽ:
 - Tự tạo ra hững thú và đam mê cho bản thân trong quá trình dạy học.
 - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong những tiết học văn bản văn xuôi.
 - Học sinh sẽ nắm bắt được hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết phục vụ 
cho kỳ thi THPTQG sắp tới.
 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP 
DỤNG THỬ 
 Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong học kì I, năm học 2017 – 2018 khi 
tôi được phân công giảng dạy Ngữ văn khối 12, cụ thể bắt đầu từ ngày 
25/09/2017. 
 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.1. Khái quát về sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy (mindmap) là một phương pháp được sử dụng để phát huy tối 
đa khả năng của bộ não con người trong việc ghi nhớ các hình ảnh, chi tiết, để 
liên hệ các nội dung của một vấn đề nào đó theo một hệ thống rành mạch. Các 
nội dung của vấn đề được liên kết với nhau bằng một đường nối để làm cho các 
dữ kiện của một nội dung cần nhớ, phân tích sẽ được nhìn nhận dễ dàng, nhanh 
chóng và chính xác hơn.
 3 - Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu 
hút sự chú ý của mắt, như vậy SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
 - Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
 - Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ 
đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.
 - Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên 
dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn.
 - Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần 
thiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề.
 - Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp.
 - Không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết, 
tô màu...
 - Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.
 - Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình
 Sau đây, chúng tôi sẽ áp dụng sơ đồ tư duy để chỉ ra các ứng dụng cơ bản 
của nó mà ngày nay nhiều người trên thế giới thường hay ứng dụng:
 Chúng tôi cũng trình bày những ưu điểm của phương pháp sơ đồ tư duy 
bằng sơ đồ như sau:
 5 hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, hay kiến 
thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Bởi vậy, rèn luyện cho các em có thói quen 
và kĩ năng sử dụng thành thạo SĐTD trong quá trình dạy học sẽ gúp học sinh có 
được phương pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát 
triển tư duy.
 - SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên 
cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và 
in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. 
Vì vậy, sử dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa 
tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ SĐTD vừa lôi cuốn, hấp dẫn 
các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm 
kiến thức hội họa” do chính các em tự làm ra, lại vừa phát huy được tối đa khả 
năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc 
như khi lập các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát 
triển ý tưởng riêng của mình. Vì thế, tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say 
mê cho học sinh trong học tập. Đây cũng là một trong những nội dung quan 
trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện.
 - Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên 
tưởng (các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào tất cả các 
khâu trong quá trình dạy học. Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học kiến 
thức mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ôn tập hệ thống hóa 
kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 
phút. 
 - Sơ đồ tư duy, một công cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng được 
với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. 
Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ, bằng 
cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩyhoặc cũng có thể thiết kế trên phần 
mềm Sơ đồ tư duy (Mind Map). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật 
chất như Máy chiếu Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử 
dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.
 Tóm lại, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS:
 1. Tăng sự hứng thú trong học tập.
 2. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em.
 7 Như vậy, văn xuôi hoàn toàn khác biệt với thơ ca. Nếu như thơ ca được tạo 
nên từ những câu thơ có vần có nhịp thì văn xuôi lại được tạo nên từ những câu 
văn. Với những đặc trưng đó, trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 có các tác 
phẩm văn xuôi:
 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
 - Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – 
Phạm Văn Đồng
 - Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
 - Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
 - Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
 - Vợ nhặt - Kim Lân
 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
 - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
 - Thuốc - Lỗ Tấn
 - Số phận con người - Sô-lô-khốp
 - Ông già và biển cả - Hê-ming-uê
 Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, với mục đích tập trung kiến thức cho 
học sinh trong kỳ thi THPTQG 2019, chúng tôi chỉ áp dụng trong các tác phẩm 
thuộc cấu trúc đề thi THPTQG 2019.
 9 bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn 
với việc làm... và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Song song với 
nhiệm vụ dạy học văn hóa, Trung tâm còn có thêm một nhiệm vụ nữa cũng hết 
sức quan trọng là hướng nghiệp và dạy nghề.
 Sau nhiều năm phấn đấu, những nỗ lực vượt khó vươn lên của tập thể cán 
bộ, giáo viên và học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc đã được ghi nhận. 
Trung tâm đã được Sở Giáo dục - Đào tạo tặng danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất 
sắc nhiều năm liền, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục tặng danh 
hiệu Đơn vị Lá cờ đầu khối GDTX, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và 
mới đây nhất, trong năm học 2013-2014, đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước 
tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng Ba. Những thành tích mà Trung 
tâm GDNN - GDTX Yên Lạc đã đạt được không chỉ là niềm tự hào mà đó còn 
là nguồn động lực to lớn để thầy và trò của trung tâm cố gắng, nỗ lực, phấn đấu 
nhiều hơn nữa, xứng đáng là địa chỉ giáo dục tin cậy của tỉnh nhà.
 2. Thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn nói chung
 Lâu nay, trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn thường sử dụng các mô 
hình, sơ đồ, biểu đồ... để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở 
những bài tổng kết các chương, các phần của môn học hay các bài ôn tập. Cách 
làm này có thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn 
tập, củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lô-gic. 
Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế 
nhất định, bởi trước hết là cả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách 
của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo 
cách hiểu của mình. Các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và 
đường nét. Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật 
sự kích thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát 
hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì 
chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số tiết dạy có tính chất tổng kết các 
chương, các phần, các mảng kiến thức của môn học hay các bài ôn tập mà thôi 
 11 thường truyền thụ một chiều, học sinh chỉ lắng nghe mà ít được giao nhiệm vụ 
học tập.
 Tuy nhiên, chính cách làm này của giáo viên, vô tình đã gây ra ở học sinh 
tâm lý sợ sệt và chán học đối với các tác phẩm văn xuôi. 
 Riêng đối với học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, các tác phẩm 
văn xuôi luôn là điểm yếu của các em. học sinh tại Trung tâm GDNN - GDTX 
Yên Lạc đa số có chất lượng đầu vào thấp nên năng lực cảm thụ văn học còn 
nhiều hạn chế. Tâm lí chung của các em là lười suy nghĩ, ít hiểu biết các tác 
phẩm văn học, không thích đọc các tác phẩm văn học, thích đọc truyện tranh 
hoặc những truyện có nội dung dễ hiểu. Các em thường rất khó nhớ được cốt 
truyện cũng như hệ thống các kiến thức cơ bản của bài học, đặc biệt với những 
văn bản có dung lượng dài và các văn bản tùy bút, bút ký. Chính vì vậy các em 
rất thiếu hiểu biết về các tác phẩm văn học. Muốn học sinh học tốt các tác phẩm 
văn xuôi đòi hỏi học sinh phải có kiến thức văn học. 
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_nham_nang_cao_hieu.docx
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy tron.doc
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạ.pdf