Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 12 Lĩnh vực/ Môn: Địa Lí Cấp học : THPT Tác giả: Trần Viết Cường Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa Chức vụ: Giáo viên Năm học 2018- 2019 NĂM HỌC 2017 - 2018 quý đồng nghiệp tham khảo và có thể áp dụng phần nào trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn thi học sinh giỏi Địa Lí lớp 12. II-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Quan sát, phân tích, đánh giá,rút kinh nghiệm qua giảng dạy,sưu tầm nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. III-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1-Đối tượng nghiên cứu Học sinh dự thi học sinh giỏi môn Địa Lí lớp 12 năm học 2018-2019 2-Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài này áp dụng cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí ở trường THPT đặc biệt là xây dựng và hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa Lí lớp 12.Với những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình đảm nhiệm việc ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa Lí lớp 12 tại trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa-Hà Nội,từ những khó khăn hạn chế,thiếu thốn kinh nghiệm với những kết quả chưa đạt như kì vọng đến những thay đổi hợp lí trong cách hướng dẫn học sinh ôn thi và bước đầu đạt kết quả khả quan hơn, Tôi đưa ra một số kinh nghiệm mà bản thân đúc rút được trong quá trình ôn thi học sinh giỏi địa lí lớp 12 để các đồng nghiệp tham khảo. IV -KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Nghiên cứu tình hình Trường THPT Lưu Hoàng làmột trường nằm ở ngoại thành thành Phố Hà Nội với nhiều khó khăn về đầu vào lớp 10 ( điểm thi vào 10 thường nằm trong top thấp nhất thành phố dao động từ 21,5 điểm đến 22,5 điểm) bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng nói chung cũng như tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng gặp rất nhiều khó khăn . Bên cạnh việc điểm đầu vào thấp thì đa phần các em học sinh giỏi lại lựa chọn các môn thuộc khối khoa học tự nhiên như Toán,Lý,Hóa,Sinh để học chuyên sâu còn lại các em rất thờ ơ và xem nhẹ các môn thuộc khối xã hội trong đó có bộ môn Địa Lí. Ở mỗi kì thi tuyển học sinh giỏi cấp trường thì các em học sinh giỏi cũng thường chọn các môn tự nhiên ,thay vì các môn xã hội trong đó có môn Địa Lí. Thường những em chọn thi môn Địa Lí là những em không có khả năng thi các môn tự nhiên hoặc do các thầy cô động viên thi là chính mà không bắt nguồn từ sự yêu thích môn học ngay từ đầu. Việc chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí của nhà trường vì vậy mà cũng gặp rất nhiều khó khăn và việc hướng dẫn các em ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí lại càng vất vả. Khi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí của trường THPT Lưu Hoàng thường gặp hai vấn đề chính: 2/17 Thời gian ôn luyện ngắn,giáo viên phải nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn, học sinh có ít thời gian để luyện tập nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên trẻ tham gia công tác giảng dạy,hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi như bản thân người viết sáng kiến còn thiếu kinh nghiệm,việc lên kế hoạch,tổ chức, hướng dẫn học sinh giỏi ôn thi còn nhiều điểm chưa hợp lí,chưa hiệu quả. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 12 I-CƠ SỞ LÍ LUẬN Đây là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên trong quá trình giảng dạy,cần nêu cao tối ưu phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vànăng lực tự học của học sinh : -Giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung chương trình bồi dưỡng. Sau đó tiến hành hướng dẫn học sinh ôn tập nắm bài và khắc sâu kiến thức cơ bản, tìm tòi khám phá tri thức mới thông qua quan hệ kênh hình và kênh chữ. -Tăng cường rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu... một cách thành thạo. -Rèn luyện cho học sinh biết kết hợp thành thạo các kiến thức cơ bản từ các tài liệu với kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê... để trình bày một số vấn đề tương đối lớn về Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội... của một địa phương cụ thể. -Thường kiểm tra theo định kì để có nhận xét, đánh giá mức độ và khả năng nhận thức của học sinh, kịp thời uốn nắn những sai sót cơ bản. -Tăng cường sưu tập các bộ đề thi và đáp án môn Địa lí các cấp để làm cơ sở cho việc ôn luyện. II- CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Một số giải pháp để có một đội tuyển học sinh giỏi môn Địa Lí thực sự có chất lượng -Nâng cao chất lượng giảng dạy,đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lí các tiết học trên lớp,tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các đồ dùng dạy học đa dạng,hiệu quảđể tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó có nhiều học sinh giỏi yêu thích môn học ngay từ lớp 10 để tạo được đội ngũ học sinh giỏi ở tất cả các cấp học,có sự kế thừa liên tục trong nhiều năm học liên tiếp. 4/17 những kết quả chưa tốt để có giải pháp khắc phụcnhằm thực hiện hiệu quả hơn trong những lần ôn thi tiếp theo. 2. Một sốgiải pháp bồi dưỡng phần lí thuyết: -Biên soạn cẩn thận và cung cấp cho học sinh tài liệu chuẩn để học sinh ôn thi. Cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí. Nghiên cứu kĩ nội dung thi học sinh giỏi bộ môn,đề thi học sinh giỏi những năm trước để có cách dạy phù hợp,hiệu quả. Hướng dẫn cho học sinh cách học hiệu quả,tránh học thuộc lòng,ghi nhớ một cách máy móc tất cả các kiến thức .Hướng dẫn học sinh đọc kĩ hiểu rõ được bản chất của sự vật hiện tượng. Trong mỗi bài vấn đề gì cần nhớ,vấn đề gì không ghi nhớ máy móc mà cần hiểu hoặc vận dụng kiến thức từ các lớp khác nhau,hoặc các môn học khác để hiểu rõ vấn đề. Cần tìm mối quan hệ nhân quả học sinh phải nắm thật vững về kiến thức Địa lí đại cương, cần nắm kiến thức một cách chắc chắn từ khái quát đến chi tiết thông qua hướng dẫn học sinh sơ đồ hóa hoặc vẽ bản đồ tư duy. * Một vài vấn đề cần bồi dưỡng: -Hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức Đại cương từ điều kiện tự nhiên đến các vấn đề về kinh tế xã hội :+Cần hiểu rõ những khái niệm phần địa lí đại cương,hiểu rõ các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội,mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên,kinh tế xã hội. Học sinh cần nắm rõ các hệ quả mà chúng tạo ra và ảnh hưởng của những vấn đề này đến sự tồn tại và phát triển của con người:Sự vậnđộng tự quay quanh trục và vận động quanh Mặt Trời của trái đất.Sự vận động ấy tạo nên các hệ quả tự nhiên như thế nào?Trái Đất quay sinh ra hiện tượng gì? Nắm vững các yếu tố,thành phần của khí quyển,giải thích sự phân bố nhiệt độ, khí áp, gió,mưa trên Trái Đất . Trình bày và giải thích các nhân tố hình thành đất ,sinh vật,các quy luật địa đới, phi địa đới. Hiểu các khái niệm,các yếu tố kinh tế xã hội như gia tăng dân số,cơ cấu dân số,giải thích các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, ảnh hưởng của đô thị hóa -Hiểu rõ vai trò,đặc điểm của các ngành kinh tế,các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố các ngành kinh tế,sự phù hợp của các ngành với sự phát triển của từng nhóm nước và Việt Nam. -Thông qua các phương tiện dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vịtrí địa lí Việt Nam trên thế giới từ vị trí đó thấy được Việt Nam có những đặc điểm chung, những đặc điểm riêng nào của tự nhiên, các đặc điểm này nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của ViệtNam. -Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm chung về khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật Việt Nam. Sự tác động các yếu tố tự nhiên, những ảnh hưởng của sự tác động đó đến việc phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua sự tìm hiểu 6/17 các mối quan hệ nhân quả.Ví dụ giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ. Hoặc sự hình thành các hoang mạc trên thế giới. -Giáo viên hướng dẫn cần đưa ra được hệ thống câu hỏi theo từng cấp độ ở từng chủ đề ôn tập để học sinh tìm hiểu và nắm vững các kiến thức.Đặc biệt đối với học sinh giỏi cần trả lời được các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao từ việc nắm chắc các kiến thức cơ bản. -Một số câu hỏi tiêu biểu hướng học sinh tìm hiểu ôn thi học sinh giỏi Địa Lí 12: (Nội dung chương trình thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lí lớp 12 tập chung ở chương trình Địa Lí lớp 10 và lớp 12). 1.Trình bày các chuyển động của Trái Đất ,các hệ quả chuyển động của Trái Đất.Nếu Trái Đất không có những chuyển động như vậy thì các hệ quả gì sẽ xảy ra? 2.Phân tích ảnh hưởng của Lực coriolits đến hoàn lưu khí quyển? 3.Giải thích sự hình thành các vành đai động đất,núi lửa và một số dãy núi trẻ thông qua thuyết kiến tạo mảng? 4.Giải thích sự hình thành các khối khí,sự phân bố nhiệt độ,khí áp, gió,mưa ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tự nhiên các khu vực và Việt Nam? 5.Trình bày và giải thích các nhân tố hình thành đất và sinh vật trên Thế giới,giải thích sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và độ cao? 5.Hiểu rõ khái niệm,nguyên nhân ,biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí,quy luật địa đới và phi địa đới .Chứng minh quy luật địa đới và phi địa đới qua các thành phần tự nhiên Việt Nam? 6.Nêu các các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh,tỉ suất tử ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế xã hội? 7.Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội? 8.Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư trên Thế Giới? 9.Nêu vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp.Tại sao ở các nước đang phát triển,đông dân đẩy mạnh sản xuất lương thực là chiến lược hàng đầu? 10.Trình bày cách phân loại cây công nghiệp,đặc điểm sinh thái của các cây lương thực,cây công nghiệp? 11.So sánh đặc điểm của ngành công nghiệp và nông nghiệp.Tại sao ngành công nghiệp có tính tập trung cao độ? 12.Tại sao các nước đang phát triển cần đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm? 13.Tại sao trong phát triển kinh tế ngành công nghiệp điện lực phải đi trước một bước? 8/17 33.Tại sao Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành?nêu hiện trạng và hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng? 34.Tại sao Bắc Trung Bộ phải xây dựng cơ cấu Nông-Lâm-Ngư nghiệp? 35.Chứng minh Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển? 36.Tại sao Đông Nam Bộ phải khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?Trình bày các giải pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong các ngành kinh tế của vùng? 37.Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên?Nêu các giải pháp thực hiện vấn đề này? 38.Tại sao nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tê biển,đảo?Trình bày các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên biển, đảo? 38.Trình bày đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế trọng điểm?So sánh thế mạnh giữa các vùng? 3. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần thực hành: a.Một số bài tập tính toán,xử lí các bảng số liệu: Môn Địa lí có khá nhiều những bài tập tính toán, xử lí bảng số liệu quan trọng thường xuyênnằm trong nội dung thi học sinh giỏi các tỉnh,thành phố cũng như đề thi học sinh giỏi quốc gia như tính giờ,tính tọa độ địa lí,tính góc nhập xạ, thời gian mặt trời lên thiên đỉnh ở các địa điểm khác nhau,thời gian ngày đêm ở các vĩ độ ở từng thời điểm, tính nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao,nhiệt độ của không khí khô khi xuống núi,tính tỉ suất sinh,tỉ suất tử,tỉ suất tăng dân số tự nhiên, tính năng suất lúa, bình quân lương thực,tính bình quân thu nhập,mật độ dân số,độ che phủ rừng,giá trị xuất,nhập khẩu,cán cân thương mạiCần cho học sinh hiểu rõ về từng dạng tính toán chứ không chỉ thuộc công thức một cách máy móc, yêu cầu học sinh luyện tập nhiều lần với mỗi dạng bài tập tính toán,xử lí số liệu.Qua các số liệu đã xử lí học sinh liên hệ đến phần lí thuyết.Ví dụ sau khi tính góc nhập xạ học sinh sẽ hiểu hơn về sự thay đổi góc nhập xạ theo vĩ độ,theo ngày đêm,theo mùa từ đó hiểu rõ ảnh hưởng của góc nhập xạ đến sự khác nhau về nhiệt độ tại các vĩ độ hoặc các thời điểm trong ngày hoặc giữa các mùa. b.Hướng dẫn học sinh vẽ các loại biểu đồ phổ biến, nhận xét,giải thích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội -Cần hướng dẫn học sinh nhận biết các dạng biểu đồ thích hợp đối với từng yêu cầu cụ thể ở các bảng số liệu như: + Biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang: Được sở dụng để biểu hiện động thái phát triển so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng ( Nhưng cũng có khi thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể )Ví dụ biểu đồ thể hiện dân số ,sản lượng lương thực,bình quân lương thực,bình quân thu nhậpBiểu đồ cột có thể 10/17
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.docx