Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỈ LỆ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN 12 2. Khó khăn Tuy giáo viên đã rất nỗ lực và đạt nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh nhưng kết quả môn Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp vẫn chưa được như mong muốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân từ phía học sinh: Với học sinh yếu: đa số chưa định hướng rõ mục tiêu học tập, chưa hứng thú trong học tập, chưa nỗ lực rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ như đọc hiểu, viết văn nghị luận Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào đề Văn còn hạn chế. Năm 2010, thi giữa HKII, đề Nghị luận xã hội môn Văn có chủ đề tình thương (Trái tim yêu thương gieo mầm hạnh phúc), đề thi tốt nghiệp câu Nghị luận xã hội cũng có chủ đề tình thương, nhưng có em cho biết không có ý tưởng để làm bài! Học sinh cũng chưa thực hiện tốt nề nếp học tập, thi xong HKII, trong khi ở nhiều trường , học sinh bị ràng buộc vào một chương trình ôn thi, truy bài căng thẳng (Thù lao do PHHS chi trả), thì ở trường Nhơn Trạch, học sinh thậm chí trốn học cả những tiết chính khóa! Vì vậy, việc ôn tập cuối năm học- thời gian cần thiết nhất để củng cố kiến thức- không đạt hiệu quả. Với học sinh trung bình, khá: Định hướng rõ mục tiêu học tập nhưng lại muốn đầu tư nhiều cho các môn khoa học tự nhiên. Đa số học sinh khá giỏi thường chọn thi Đại học khối A, B nên mặc dù có khả năng học Văn, các em vẫn không muốn dành nhiều thời gian cho môn Văn. Có những học sinh lập trình sẵn cho điểm thi tốt nghiệp của mình, trong đó, môn Văn chỉ cần có điểm, dù là rất thấp, vẫn đậu được tốt nghiệp. Vì vậy, có tình trạng học tủ một bài, nếu trúng tủ thì điểm cao, không trúng tủ vẫn đủ điểm đậu Nguyên nhân từ phía giáo viên: Nhìn chung, giáo viên tâm huyết, đầu tư nhiều cho việc ôn tập, rèn luyện kiến thức kỹ năng cho học sinh Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến “Lực bất tòng tâm”, chưa nhiều kinh nghiệm ôn thi, hoặc do giáo viên bận rộn với nhiều công tác khác, hoặc do nản lòng trước thái độ học tập của học sinh, nên chưa dành nhiều công sức đầu tư soạn giảng, khiến cho nhiều tiết học Văn mất đi nguồn cảm hứng cho cả thầy lẫn trò. Việc hướng dẫn ôn tập theo Sách giáo khoa mới cũng còn có những khó khăn cho giáo viên. Theo tinh thần đổi mới của Bộ, học sinh không nên học thuộc lòng kiến thức một cách máy móc, học sinh phải biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạoDo đó, giáo viên căn cứ theo Sách giáo khoa mới, thường ra cho học sinh những đề phát huy sự sáng tạo. Nhưng đề thi Câu hỏi 1 : Em có hứng thú học môn Ngữ văn không? Có Không Kết quả: 36 phiếu trả lời : Có; 25 phiếu trả lời : Không; 03 phiếu trả lời cả hai Câu hỏi 2 : Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn các lớp đã nỗ lực rất nhiều để học sinh đạt kết quả cao. Theo em, thầy cô cần làm những gì để chất lượng học tập và làm bài thi của học sinh được cao hơn? Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: - Thầy, cô cần giảng dạy sinh động, hấp dẫn hơn, gần gũi với học sinh hơn. - GV chấm bài cần có thang điểm cụ thể, khách quan, không chấm cảm tính và khi trả bài cần nhận xét cụ thể bài của học sinh để học sinh rút kinh nghiệm cho bài sau. - Cần tóm tắt những kiến thức trọng tâm để học sinh dễ ôn tập. - Cần cung cấp cho học sinh nhiều bài văn mẫu để học sinh tham khảo. - Học sinh rất thích những tiết học có hình ảnh minh họa. - Khi học tăng tiết xong, giáo viên cần dặn dò học sinh làm bài và nộp cho giáo viên chấm, sửa ý. - Cần động viên, khuyến khích học sinh hơn là phạt. - Cô dạy văn lớp em quá tuyệt vời rồi, không cần gì thên nữa. Có một số ý kiến đối lập nhau: Thường xuyên cho học sinh làm việc theo nhóm, số khác lại cho rằng: Không nên làm việc theo nhóm vì như thế học sinh hoặc ỷ lại hoặc không thể hiện được ý riêng của mình; cũng có nhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ và nghiêm khắc hơn với những bạn lười học, số khác lại cho rằng: khảo bài nhẹ nhàng hơn, cho học sinh điểm cao hơn để khuyến khích các em học bài; Giáo viên cần cho ghi bài nhiều hơn để học sinh có bài để học, số khác lại muốn ghi bài ít vì bài dài quá “ngán học bài” Câu hỏi 3 : Những khó khăn của em trong việc học và ôn tập môn Ngữ văn là gì? Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: - Bài quá dài, học không nổi. Kết quả: 64 phiếu trả lời : Có; 00 phiếu trả lời : Không. Câu hỏi 8 : Khi em gặp khó khăn trong việc học môn Ngữ văn, giáo viên quan tâm đặc biệt đến em, em có phấn khởi hơn không? Có Không Kết quả: 58 phiếu trả lời : Có; 06 phiếu trả lời : Không Kết luận: - Phía giáo viên: Cần đổi mới phương pháp, nhiệt tình, giảng bài kĩ, thường xuyên kiểm tra bài cũ nhưng không quá khắt khe để thu hút, khơi gợi hứng thú học Ngữ văn ở học sinh - Phía học sinh: Chuẩn bị kĩ bài ở nhà, ghi chép nghiêm túc và chú ý nghe giảng ở lớp, học bài cũ và làm các bài luyện tập b. Các giải pháp Từ kết quả khảo sát trên, giáo viên đi đến rút ra những giải pháp sau: Giải pháp 1 : Hướng dẫn HS cách học bài, ôn bài, làm bài Văn Để học sinh học tốt môn Văn, cần có quá trình. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh phải được rèn luyện dần các kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lập dàn ý, kỹ năng vận dụng các thao tác nghị luận. Để học sinh học tốt môn Văn, giáo viên cần giúp các em ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của bộ môn, xác định đúng đắn động cơ, mục tiêu học Văn, khơi dậy niềm yêu thích văn chương của học sinh, bằng nhiều biện pháp như đổi mới phương pháp giảng dạy, không lạm dụng việc đọc chép khiến học sinh mất hứng thú, hướng dẫn học sinh soạn bài trước khi nghe thầy cô giảng (học sinh thích được thuyết trình bài học bằng Công nghệ thông tin). Cần sử dụng các phương tiện hữu hiệu như Công nghệ thông tin, Đồ dùng dạy học để làm cho tiết dạy phong phú, sinh động. Giáo viên Văn nên sử dụng những biện pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn như thi vui, ôn tập vui, ngoại khóa để “khuyến học”. Để học sinh ôn tập môn Văn có hiệu quả, tùy theo mỗi lớp, học sinh có thể được cung cấp các tài liệu tham khảo do giáo viên biên soạn, giới thiệu, hoặc đề cương ôn tập mỗi tuần. Trong đề cương ôn tập có phần các câu hỏi kiến thức, phần thực hành đề văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. dung câu hỏi đầu, 2 điểm, trong đề thi tốt nghiệp. Cách thực hiện đổi mới như sau: Nếu trước đây, giáo viên ra đề bằng một câu hỏi, học sinh viết ra giấy trong khoảng thời gian 15 phút rồi nộp bài. Cách làm này không bao quát được kiến thức. Nay giáo viên cô đọng phần Văn học nước ngoài lại trong 10 câu hỏi và phần trả lời, cho học sinh thời gian hai tuần để học sinh học thuộc lòng. Đến hạn, học sinh trình bày, học sinh thuộc 1 câu tương ứng với 1 điểm. Cán bộ lớp, tổ gương mẫu học thuộc và có trách nhiệm động viên, nhắc nhở các bạn học thuộc. Đề Tập làm văn dựa theo yêu cầu của Sách giáo khoa để cho học sinh làm văn Nghị luận xã hội hoặc Nghị luận văn học, hoặc phối hợp cả Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Mỗi lần làm văn, giáo viên cũng sẽ ra 4 đề theo các bài đã yêu cầu học sinh ôn tập. Học sinh cũng căn cứ theo số thứ tự của mình trong lớp để làm một đề Văn. Giáo viên cần tính toán sao cho học sinh không làm cùng một tác phẩm ở đề 15 phút và 1 tiết. Ví dụ, nếu bài 15 phút đã làm về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, thì bài 1 tiết phải làm về “Vợ nhặt” của Kim Lân. Giáo viên cũng cần tính toán sao cho cùng một số thứ tự nhưng học sinh ở các lớp dạy không trùng đề nhau, tránh tình trạng học sinh biết trước đề mình phải làm mà tủ sẵn bài làm trước ở nhà. Khi trả bài Tập làm văn, trước đây, giáo viên chỉ sửa bài theo1đề, nay phải sửa bài theo cả 4 đề văn, qua đó, giúp học sinh ôn tổng hợp cả 4 tác phẩm. Giáo viên phải nhận xét đánh giá, giúp học sinh khắc phục những điểm yếu về chữ viết, chính tả, ngữ pháp, kiến thức, kỹ năng Đề Tập làm văn vừa yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức- hiểu bài, thuộc bài- vừa yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức, vận dụng các kỹ năng lập luận Cách ra đề như trên đã được thử nghiệm vào cuối HKI ở 3 lớp 12A2, 12C6, 12C10, bước đầu có hiệu quả, được các giáo viên trong khối 12 áp dụng trong HKII Bảng so sánh kết quả thi giữa HKI và kết quả thi cuối HKI của 3 lớp KT giữa HKI KT cuối HKI Lớp Sĩ số Số HS Số HS Ghi chú đạt 5,0 Tỉ lệ đạt 5,0 Tỉ lệ trở lên trở lên 12A2 46 37 80,43% 41 89,1% tăng 8,67% 12C6 37 28 75,67% 29 78,4% tăng 2,73% Với đối tượng khá giỏi, không quan tâm đến môn Văn, học sinh cần nhớ là điểm môn Văn sẽ góp phần đáng kể vào việc xếp loại học lực cuối học kì, cuối năm học. Môn Văn là môn thi đầu tiên, nếu làm tốt bài văn, học sinh sẽ có sự hứng khởi để làm tốt các môn còn lại. Đã từng có trường hợp học sinh thi được môn đầu tiên, sau đó bị bệnh bất ngờ phải vào bệnh viện không thi được các môn còn lại, trong trường hợp đó, nếu điểm Văn không đạt 5,0, chắc chắn không được đậu đặc cách. Với đối tượng trung bình yếu, không học sinh nào muốn hỏng thi, nếu biết cách học và làm bài ở từng câu trong đề Văn, học sinh có thể đạt điểm trung bình, hơn nữa, các học sinh đã thi rớt một năm, năm sau không dễ đậu Khi vận dụng các giải pháp trên, giáo viên cần linh hoạt, uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng nhiều giải pháp. Và để có hiệu quả cao, giáo viên có một số kiến nghị sau: Với nhà trường: Tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới phương pháp giảng dạy của các tổ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra chung ở các bộ môn. Đưa các nội dung ôn tập do tổ chuyên môn biên soạn lên trang Web của trường. Trường và Đoàn trường cần có biện pháp duy trì nề nếp học tập của học sinh, đặc biệt là các tiết ôn tập sau khi thi HKII. Các phong trào thi đua của giáo viên và học sinh nên gắn liền với chất lượng giảng dạy và học tập Thư viện tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu sách mới để học sinh tìm đọc thêm. Cần bổ sung vào thư viện những loại sách “Quà tặng cuộc sống”, “Hạt giống tâm hồn’, “Học làm người”, “Kỹ năng sống”để học sinh vừa được bồi dưỡng đạo đức nhân cách, vừa bổ sung tư liệu làm văn Nghị luận xã hội (câu này trong đề thi được 3 điểm) Cần tận dụng tiết chào cờ để cung cấp cho học sinh những bài học về đạo đức, kỹ năng sống, giúp các em có thêm kiến thức làm văn nghị luận xã hội. Mỗi bài nói chuyện chỉ khoảng 10 phút. Nên chọn lựa học sinh trình bày, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp cần được tận dụng, tránh lãng phí thời gian. Nếu sáng thứ Hai không có các Hoạt động ngoài giờ lên lớp chung toàn trường, đề nghị sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 2, tiết 3 (Hoạt động ngoài giờ lên lớp) để Giao1 viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh ôn tập. tượng học sinh của mình và vận dụng linh hoạt nhiều giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh đạt điểm cao trong các kì thi. Để ôn tập môn Ngữ văn có hiệu quả cao đòi hỏi ở người giáo viên sự nhiệt tình, lòng nhẫn nại, phải biết chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho học sinh ôn tập và phải kết hợp linh hoạt nhiều giải pháp đã trình bày trên đây. VI. KẾT LUẬN Trong năm học 2011 – 2012 giáo viên đã ứng dụng đề tài này và cũng đã gặt hái được thành công. Học sinh hứng thú hơn trong học tập và rất tin tưởng vào giáo viên vì tỉ lệ các kì kiểm tra tập trung luôn cao hơn những lớp khác. Như trên đã nói, không có phương pháp, giải pháp nào là chìa khóa vạn năng ngay lập tức nâng cao tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ngay. Dù chưa thật hoàn hảo nhưng đề tài này đã có những lợi ích nhất định. Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi để kết quả thi môn Ngữ văn cao hơn. Nhơn Trạch, ngày 19 tháng 05 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN VÕ THANH MINH
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_nang_cao_ti_le_tot_n.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12.pdf