Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc

doc 28 trang sk12 08/01/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
 Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không 
thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: 
“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi 
công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về 
thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Để đáp ứng nhu cầu đòi 
hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục 
thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát 
triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng. 
Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất nước không thể coi nhẹ vai 
trò của giáo dục thể chất trong trường học.
 Bóng chuyền là một môn thể thao được giảng dạy trong trường phổ thông và 
được thi đấu rộng rãi ở các cấp cả địa phương và cấp tỉnh.
 Trường THPT Sáng Sơn sau 40 năm thành lập, đã tham gia thi đấu nhiều giải 
và chưa giành được thành tích như mong muốn. Trong thi đấu thành tích của đội 
tuyển vẫn chưa thực sự tốt. Một trong những nguyên nhân phải nói tới là thể lực 
chung và chuyên môn của đội tuyển vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc tìm kiếm 
giải pháp nhằm nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng cho học 
sinh khối 12 trường THPT Sáng Sơn là điều cần thiết.
 Với thời gian công tác tại trường THPT Sáng Sơn, tôi xin phép được đưa ra 
sáng kiến kinh nghiệm về: “Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và 
chuyên môn trong môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn” với 
mục đích nâng cao hơn nữa thành tích thi đấu Bóng chuyền của trường THPT Sáng 
Sơn.
2. Tên sáng kiến 
“Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng 
chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Mạnh Cường
- Địa chỉ: Yên Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0975 122 799
 1 với yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp với xu hướng phát 
triển chung của ngành Giáo dục - Đào tạo.
 Trường THPT Sáng Sơn cũng đã và đang triển khai chương trình GDTC cho 
học sinh trong đó có môn bóng chuyền. Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể, 
thuộc loại hình đối kháng không cùng sân, có những đặc điểm riêng biệt về kỹ 
năng, chiến thuật, thi đấu, tâm lý và thể lực, yêu cầu cao đối với VĐV về tính điêu 
luyện, kỹ xảo, toàn diện, nghệ thuật cao của các hành động kỹ thuật phục vụ cho 
chiến thuật đa dạng, biến hóa dựa trên cơ sở thể lực vững vàng và luôn ổn định về 
tâm lý cho các cuộc thi đấu gay go, căng thẳng quyết liệt và kéo dài. Để thực hiện 
được điều đó đòi hỏi mỗi VĐV, người tập phải hội tụ cho mình cả về kỹ - chiến 
thuật và thể lực tốt, nên yêu cầu VĐV phải có khả năng thích ứng phù hợp. Như 
vậy trình độ thể lực phải đạt tới mức độ cao mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
 Từ thực tế phát triển rất nhanh của môn Bóng chuyền nói chung và trong các 
trường THPT nói riêng có thể thấy xu thế phát triển chính của môn Bóng chuyền 
hiện nay là:
 - Tuyển chọn VĐV có chiều cao và sức bật tốt.
 - Tập trung nâng cao huấn luyện tố chất thể lực nhất là sức mạnh tốc độ, tính 
linh hoạt vận động cho VĐV cao.
 - Huấn luyện VĐV có trình độ điêu luyện thể thao về kỹ chiến thuật để thực 
hiện tốt các đấu pháp đề ra. 
 - Coi trọng hết mức đào tạo VĐV chuyền 2 có năng lực chuyền bóng chính 
xác, tạo điều kiện cho tấn công biến hoá trên mọi vị trí và các khu vực của sân đấu.
 - Chuyên môn hoá phòng thủ, nhất là điêu luyện khả năng phòng thủ của 
VĐV libero, thích ứng trong mọi điều kiện thi đấu phức tạp có thể xảy ra.
 Qua thực tiễn công tác giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh trường 
THPT Sáng Sơn cho thấy, hiệu quả công tác đào tạo mang lại còn chưa cao đặc biệt 
là trình độ chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn. Tôi cho rằng, hiệu quả công tác 
giảng dạy – huấn luyện kỹ thuật cũng như thể lực học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu 
tố: Điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, sự quan tâm đầu tư thích đáng của 
các cấp lãnh đạo, và đặc biệt là nhà trường chưa xây dựng được hệ thống các bài 
tập ứng dụng trong giảng dạy huấn luyện thể lực phù hợp với đặc điểm, đối tượng 
tập luyện. Trong quá trình giảng dạy huấn luyện thể lực cho học sinh, các giáo viên 
mới chỉ áp dụng một phần nào đó các bài tập được giới thiệu trong tài liệu tham 
 3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức tính toán thống kê 
đơn giản để phân tích xử lý kết quả thu được và rút ra kết luận.
 7.1.4. Phạm vi nghiên cứu.
 Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn 
dạy học môn bóng chuyền ở trường THPT Sáng Sơn.
 Vận dụng một số bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn nhằm 
nâng cao thành tích môn bóng chuyền.
 7.1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong các môn thể thao.
+ Huấn luyện - Giảng dạy thể lực chung và chuyên môn cho học sinh trong môn 
bóng chuyền.
+ Nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển thể lực trong môn bóng chuyền
+ Cơ sở sinh lý để lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn:
+ Các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn trong môn bóng 
chuyền cho học sinh trường THPT Sáng Sơn.
 7.1.6. Thời gian- địa điểm nghiên cứu.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tuần 9 đến tuần 16 năm học 2018- 2019.
 Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT Sáng Sơn.
 Trang thiết bị: Giáo án, còi, bóng chuyền, đồng hồ bấm giây, sân tập.
 5 Ngày nay, Bóng chuyền thế giới phát triển rất phong phú va đa dạng về các 
lối đánh dựa trên nền tảng các kỹ thuật đã đạt đến mức độ điêu luyện. Việc huấn 
luyện và đào tạo VĐV Bóng chuyền là một công tác hết sức quan trọng, phức tạp 
và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của mỗi VĐV cũng như cả đội bóng. Trong 
công tác huấn luyện đòi hỏi các HLV phải nắm được các đặc điểm về tâm sinh lý 
lứa tuổi và trình độ chuyên môn của VĐV. Từ đó mới xây dựng và đề ra các 
phương pháp và nguyên tắc huấn luyện phù hợp, có hiệu quả.
 Do đặc điểm của thi đấu Bóng chuyền mang tính đồng đội cho nên VĐV 
Bóng chuyền phải có đầy đủ các tố chất vận động kỹ thuật hoàn hảo, khả năng phối 
hợp vận động và tư duy chiến thuật cao. Các dạng hoạt động chủ yếu của VĐV 
Bóng chuyền là sự di chuyển nhanh, linh hoạt, nhưng động tác bật nhảy, lăn ngã 
cứu bóng đòi hỏi phải có sự dũng cảm, bình tĩnh, tự tin. Sự khác biệt nhất của kỹ 
thuật bóng chuyền là thời gian tiếp xúc với bóng rất ngắn. Tất cả những hành động 
VĐV luôn biến đổi trong quá trình tập luyện, VĐV bóng chuyền phải nắm vững 
toàn bộ hệ thống kỹ năng vận động trên cơ sở số lượng lớn các động tác kỹ thuật 
tấn công và phòng thủ. Tính phức tạp của hoạt động thi đấu được biểu hiện ở chỗ 
tất cả các động tác kỹ thuật phải được áp dụng trong sự phối hợp và những điều 
kiện khác nhau đòi hỏi VĐV phải có độ chính xác và năng lực phân biệt động tác 
tốt, biến đổi nhanh chóng từ những hình thức động tác này sang hình thức động tác 
khác và thực hiện chúng hoàn toàn khác nhau về nhịp độ, tốc độ và tính chất. Tính 
bất ngờ, sự chớp nhoáng, chính xác của hoạt động trong bóng chuyền đòi hỏi phải 
phát triển ở VĐV phản ứng nhanh cũng như cả tốc độ động tác liên quan đến tốc độ 
bay của bóng.
 Do tác động của tập luyện, những bộ phận cấu thành của thời kỳ tiềm tàng 
phản ứng như: Thời điểm phân biệt, sự nhận biết, đặc biệt là thời điểm lựa chọn 
động tác đã được rút ngắn tới mức tối thiểu, nhờ có sự hình thành định hình động 
lực phù hợp.
 Hầu hết các hoạt động trong bóng chuyền đều diễn ra trên cơ sở của cảm 
nhận thị giác. Kỹ năng quan sát tình thế và sự thay đổi ở vị trí trên sân của các 
VĐV, sự chuyển động của bóng cũng như khả năng phán đoán nhanh trong điều 
kiện phức tạp là một trong những tố chất quan trọng nhất của VĐV Bóng chuyền. 
Điều đó đòi hỏi VĐV phải có khả năng quan sát rộng và phán đoán chính xác.
 7 đạo, hợp tác phối hợp tăng khối lượng tập luyện là vấn đề lớn của huấn luyện bóng 
chuyền hiện đại.
 Trước đây 20 năm, VĐV cấp cao chỉ tập 3-4 ngày trên tuần là đủ, nhưng 
hiện phải tập 4-6h/ngày, một số đội thế giới phải tập 8h/ngày, mỗi tuần hơn 40 giờ. 
Tất nhiên các nước trình độ chuyên nghiệp chưa cao thì khuynh hướng ngại tập 
nhiều và nặng do chưa hiểu biết, muốn tập ít có thành tích cao hiện vẫn tồn tại. 
Một thay đổi quan trọng của phương pháp huấn luyện là tri thức về phương pháp 
giảng dạy huấn luyện trình độ kỹ thuật cao. Phương pháp tập, lượng huấn luyện 
ngày càng sát gần thực tế thi đấu, phức tạp đan xen biến hoá nhiều dể nâng cao 
năng lực thích ứng năng lực linh hoạt chủ động điều khiển sáng tạo cao hơn, phát 
huy hết sức năng lực của con người.
 7.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT
 7.2.3.1. Đặc điểm phát triển hệ xương:
 Ở lứa tuổi học sinh THPT xương của các em đang ở vào thời kỳ phát triển 
mạnh mẽ về bề dày, và quá trình cốt hoá diễn ra rất nhanh. Màng xương phát triển 
dày lên bao bọc quanh sụn với sự tham gia của các chất liệu của tổ chức phần mềm 
đơn dày trong các chất cơ bản của xương chứa trong tế bào xương (quyết định đối 
với lực đẩy và kéo) và cũng thông qua cấu trúc chất liệu tạo xương còn chưa hoàn 
thiện nhưng vẫn thích ứng với lượng vận động mà xương phát triển hơn và đàn hồi 
hơn, nhưng cũng vì điều này nếu sử dụng lượng vận động không hợp lý dễ gãy 
cong vẹo.
 Sự cốt hoá hoàn toàn của xương là quá trình lâu dài, phức tạp, nó điều khiển 
ở các hoócmôn và các chức năng “lượng vận động ngắt quãng mang tính chất đè 
nén gây tối đa (chu kỳ ngắt quãng) thúc đẩy sự phát triển chiều dài kích thích chức 
năng đối với sự phát triển bề dày của xương thể hiện chủ yếu ở lực kéo.
 7.2.3.2. Sự phát triển hệ cơ:
 Hệ cơ của các em ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng lại chậm hơn so với 
sự phát triển của hệ xương. Tuy nhiên sự phát triển ấy không đồng đều ở mỗi nhóm 
cơ song dưới tác động của tập luyện ở lứa tuổi 16-18 cơ phát triển mạnh mẽ về 
chiều dài, bề ngang, và sức mạnh được tăng cường rõ rệt. Trong thời kỳ này tốc độ 
phát triển của các nhóm cơ dưới thân mình nhóm cơ đùi, cơ bàn chân phát triển 
mạnh. Trên thực tế ta thấy bóng chuyền là môn thể thao hoạt động trong điều kiện 
khắc phục cản nhỏ, nên cơ bản ta phải huấn luyện tốc độ co cơ là chính. Do đó đây 
 9 việc thực hiện các bài tập chi tiết kỹ thuật có độ chính xác cao. Đó là cơ sở để huấn 
luyện kỹ thuật.
 Hệ hô hấp, dung tích sống cũng như thông khí phổi tối đa ở các VĐV đều 
cao hơn các em không tập luyện thể thao cùng lứa tuổi trong hoạt động thể lực 
thông khí của trẻ em tăng lên chủ yếu là tăng tần số hô hấp chứ không phải độ sâu 
hô hấp nên hấp thụ oxy tối đa (VO 2max) của các em thấp hơn so với người lớn, 
nhưng lại còn cao hơn so với các em cùng lứa tuổi không thể tập thể thao.
 7.2.3.5. Đặc điểm tâm lý:
 Hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương 
lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn, mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. 
Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát từ động cơ đúng đắn 
và hướng tới nghề nghiệp trong tương lai. ở tuổi này hầu như không còn tồn tại 
việc ghi nhớ máy móc mà đã biết cách ghi nhớ có hệ thống đảm bảo logic, tư duy 
chặt chẽ hơn, lĩnh hội được bản chất của vấn đề trong tập luyện. Bên cạnh đó các 
phẩm chất ý trí rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc 
tiếp thu kỹ thuật động tác và hình thành kỹ năng kỹ xảo.
 Nhìn chung ở tuổi này các em đã có những phát triển nổi trội về mặt thể chất 
lẫn tinh thần. Chính vì thế người HLV cần biết rõ các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 
để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực để đạt kết quả cao 
nhất. Do đó trong công tác huấn luyện thể thao, đặc biệt là huấn luyện kỹ thuật, 
người HLV phải biết kết hợp huấn luyện chuyên môn với giáo dục đạo đức, ý trí 
kịp thời uốn nắn nhắc nhở các hành vi sai lệch, định hướng giúp đỡ các em hoàn 
thành nhiệm vụ bài tập và hình thành nhân cách đúng đắn cho một VĐV tương lai.
 7.2.4. Huấn luyện - Giảng dạy thể lực chung và chuyên môn cho học sinh 
trong môn bóng chuyền.
 7.2.4.1. Một số vấn đề chung:
 Thể lực là một trong những nội dung quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt 
động của con người nói chung và VĐV nói riêng. Tố chất thể lực là những đặc 
điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và chia thành 3 
loại cơ bản: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền. 
 Huấn luyện thể lực trong Bóng chuyền không nằm ngoài mục đích nâng cao 
tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc của hệ thống thần kinh TW cùng các 
trung khu của nó, các cơ quan nội tạng của cơ thể VĐV, nhằm mục đích chịu đựng 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_van_de_ve_huan_luyen_the_luc_ch.doc
  • docxBìa Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng chu.docx
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn.doc
  • docxMục lục Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong môn bóng.docx
  • docPhiếu đăng kí Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong mô.doc