Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên

pdf 17 trang sk12 10/04/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN 
 TRUNG TÂM GDNN-GDTX BÌNH XUYÊN 
 =====***===== 
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG 
ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 
LỚP 12 Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX BÌNH XUYÊN 
Tác giả sáng kiến: Cao Hà Mai Phƣợng 
Đơn vị: Trung tâm GDNN-GDTX Bình Xuyên 
Chức vụ: Tổ trƣởng tổ Giáo vụ 
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý giáo dục 
 Bình Xuyên, tháng 2 năm 2020 
học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi 
kiểm tra về bộ môn này. 
 Cùng với quá trình đổi mới về chương trình học và sách giáo khoa thì nội 
dung của Atlat cũng thay đổi cho phù hợp với chương trình và sách giáo khoa do 
Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành, nên việc khai thác và sử dụng hiệu quả Atlat 
Địa lí là yếu tố vô cùng quan trọng. 
 Mặt khác, Atlat Địa lí Việt Nam là một “quyển sách giáo khoa” Địa lí đặc 
biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng “bản đồ” và “biểu đồ”. Sử 
dụng Atlat thông thạo sẽ giúp các em giảm áp lực, tự tin hơn trong việc học bài, 
ôn bài và làm bài. 
 Atlat là một dạng thu nhỏ của bản đồ, được sắp xếp thành nhiều lớp có hệ 
thống, trong đó mỗi lớp chứa đựng một hoặc một số nội dung được sử dụng để 
học tập và nghiên cứu. 
 Atlat Địa lí Việt Nam là tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học 
sinh mà còn cả với giáo viên Trung học, việc dạy và học Địa lí không thể tách 
rời bản đồ nói chung và AtLat nói riêng. Atlat là cuốn sách giáo khoa thứ hai, 
khi khai thác AtLat chúng ta không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh 
trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập. 
 Vì vậy, học sinh biết cách khai thác Atlat địa lí Việt Nam sẽ rất tiện lợi và 
hiệu quả; dù đi đâu, ở vị trí nào các em cũng có thể đem theo và sử dụng được 
Atlat để tra cứu các tư liệu dễ dàng, không phải dùng đến các bản đồ cồng kềnh, 
những dụng cụ hay tài liệu phức tạp mà vẫn đạt được mục đích mà mình mong 
muốn. 
 Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là 
kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể 
hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí và mối liên hệ giữa các đối 
tượng, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, 
việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói 
riêng, là không thể thiếu khi học môn Địa lí. 
 Tuy nhiên, cho đến nay việc khai thác, sử dụng Átlát vào trong giảng dạy 
và học tập ở nhà trường phổ thông nói chung, nhất là ở khối giáo dục thường 
xuyên nói riêng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Học sinh học Địa lí với 
phương tiện chủ yếu là bản đồ giáo khoa treo tường, thường là bản đồ tự nhiên, 
bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế. Các em được quan sát các bản đồ từ xa và cơ bản 
chỉ có một, hai bản đồ đơn lẻ. Học sinh xác định được phương hướng, rút ra 
được những kiến thức dễ nhận biết nhưng đa số học sinh không rút ra được đầy 
đủ những kiến thức cần thiết, không tìm được mối liên hệ địa lí. 
 Đối với “Trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Xuyên – Vĩnh Phúc”, 
nhà trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, các học sinh thi trượt vào các 
trường công lập trong toàn huyện, điểm đầu vào của học sinh thấp nên phần lớn 
học sinh học yếu các bộ môn văn hoá cơ bản trong đó có bộ môn địa lí. Vì nhiều 
 1 
đọc kĩ các kí hiệu ở trang đầu của Atlat, càng thuộc nhiều ký hiệu càng dễ học 
tập, không phải xem lại những kí hiệu đã học nữa. 
 Hệ thống ký hiệu bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm cả màu sắc, 
chữ viết, hình tượng nó rất phong phú và đa dạng, không những thể hiện về vị 
trí, số lượng mà còn thể hiện cả tính chất của sự vật, hiện tượng địa lí. 
 * Trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên cần hướng dẫn cho học 
sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc theo trình tự các bước sau: 
 Bước 1 – Đoc tên bản đồ để hình dung ra nội dung của bản đồ. 
 Bước 2 - Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ 
đó. 
 Bước 3 - Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên 
bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự 
nhiên hay xã hội theo từng nội dung của bài học. 
 * Đọc các biểu đồ trong Atlat, cần đọc theo trình tự: 
 Bước 1 - Tên biểu đồ để hình dung ra nội dung của nó. 
 Bước 2 - Đọc các kí hiệu phần chú giải để biết mục đích thể hiện của biểu 
đồ. 
 Bước 3 - Phân tích các số liệu ghi trên biểu đồ, so sánh các số liệu để 
nhận xét kết luận theo nội dung bài học. 
 Ví dụ 1: 
 * Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7 (Bản đồ Hình thể). 
 Bản đồ Hình thể thể hiện được những nét khái quát nhất về hình thể lãnh 
thổ Việt Nam: Vùng đất, vùng trời, vùng biển, các đặc điểm chung của địa hình 
Việt Nam (tỉ lệ tương quan giữa đồi núi và đồng bằng, các điểm độ cao của địa 
hình, hướng địa hình...), cũng như sự phân chia các khu vực địa hình: khu vực 
núi cao, khu vực núi trung bình, các sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng 
thấp... 
 3 
 + Độ cao của các cột biểu đồ. 
 + So sánh lượng mưa chênh lệch giữa các tháng, mùa mưa nhiều nhất, ít 
nhất của địa phương vào những tháng nào trong năm. 
 + Giải thích sự khác nhau về mùa mưa, mùa lũ của ba miền khí hậu. 
 - Gió 
 Gió được biểu thị bằng biểu đồ hoa gió: cánh hoa gió màu đỏ chỉ hướng 
gió mùa hạ, cánh hoa gió màu xanh chỉ hướng gió mùa đông. 
 + Gió bão: được thể hiện bằng các mũi tên màu đen, hướng của mũi tên 
chỉ hướng di chuyển của bão, độ lớn của mũi tên thể hiện số lượng cơn bão xuất 
hiện giáo viên hướng dẫn học sinh xác định và giải thích được các vùng 
thường xảy ra nhiều bão, tháng nào bão xảy ra nhiều hơn, các vùng ít có bão và 
nêu tác hại của các trận bão... 
 Từ đó học sinh rút ra được kết luận: Việt Nam gồm 3 miền khí hậu: Miền 
khí hậu phía Bắc; miền khí hậu Đông Trường Sơn; miền khí hậu phía Nam. 
 + Có thể sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà 
Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh kết hợp kiến thức đã học để 
minh họa đặc điểm của ba miền khí hậu trên. 
 + Học sinh thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), 
gió mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc), giáo viên hướng dẫn học sinh rút 
ra nhận xét gió Tây khô nóng . 
 + Thông qua trang Atlat này học sinh biết được hướng di chuyển và tần 
suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất 
cao nhất từ 1-3 đến 1-7 cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực 
giữa của Bắc Trung bộ. 
 - Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ 
Hoành Sơn vào Nam ( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên). 
 + Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng 
Nam Trung Bộ và Nam bộ. 
 + Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các 
tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm. 
 - Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4 (mùa mưa 
ít), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 ( mùa mưa nhiều). 
 + Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên Huế, Quảng 
Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi và 
ảnh hưởng của các cơn bão. 
 + Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên 
Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình 
Trường Sơn. 
 5 
 Ví dụ 4: 
 * Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (Bản đồ Dân số). 
 - Nội dung của bản đồ thể hiện được mật độ dân số (năm 2007, đơn vị: 
người/km2 ), các điểm dân cư, biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua 
các năm, kết cấu dân số theo giới tính và theo tuổi, cơ cấu lao động đang làm 
việc theo khu vực kinh tế. 
 - Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền chất lượng. Các 
thang mật độ dân số được lựa chọn (mật độ dân số càng thấp màu càng nhạt, mật 
độ càng cao màu càng đậm), phản ánh đặc điểm dân cư Việt Nam. Dân cư tập 
trung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du và miền núi. 
 - Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy 
mô dân số và cấp đô thị. Phương pháp thể hiện dân cư đô thị là phương pháp kí 
hiệu với dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số các điểm dân cư được thể hiện 
thông qua kích thước và hình dạng kí hiệu với các bậc thang số lượng cấp bậc 
quy ước. Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ từ cấp đô thị đặc biệt đến cấp 
đô thi loại 1; 2; 3; 4. 
 - Trên trang bản đồ còn trình bày các biểu đồ. Mục đích của các biểu đồ 
phụ này nhằm giải thích rõ nội dung chính trình bày trên bản đồ. Biểu đồ Dân số 
Việt Nam qua các thời kỳ trình bày số dân nước ta tăng liên tục từ 1921-2003. 
Biểu đồ Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi trình bày tháp dân số Việt Nam 
ở hai thời điểm: năm 1989 và 1999, học sinh phân tích, so sánh hai tháp dân số 
về hai nội dung: 
 - Hình dạng của tháp dân số nói lên điều gì 
 - Cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính 
 - Tỷ lệ dân số phụ thuộc 
 - Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi Nguyên nhân 
 - Thuận lợi, khó khăn, biện pháp 
 7 
 - Xác định quy mô của vùng: phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và 
miền núi Bắc Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển 
Đông. 
 Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: 
 + Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa 
nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành 
thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao 
thông đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không đều phát triển 
thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng. 
 + Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, 
thu , đông. Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều 
hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ 
ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta 
trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương 
muối.. . 
 + Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 15 
Atlat) để nhận thức được: Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố 
không đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội . 
 Tóm lại, đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp, 
công nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh. 
 Ví dụ 2: 
 * Khai thác Atlát Địa lí Việt Nam trang 29 (Bản đồ vùng Đông Nam Bộ, 
vùng đồng bằng song Cửu Long) để xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long: 
 9 
các khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả của các đối tuợng Địa lí tự nhiên, 
kinh tế - xã hội trong Atlat. 
 Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học Địa lí gắn 
với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Kỹ 
năng này không chỉ dựa vào sự hiểu biết về địa đồ học mà còn phải dựa vào kiến 
thức địa lý, càng nắm vững , hiểu sâu, càng tích luỹ được nhiều kiến thức địa lý 
thì kỹ năng này càng thành thạo. Vì thế, hơn bất kỳ kỹ năng nào, kỹ năng này 
cần được hình thành dần dần qua những ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp 
dưới đến lớp trên. 
 - Trước hết cần cho học sinh hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lí: 
 + Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí trong không 
gian của các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp trên bản 
đồ, học sinh dễ dàng nhận ra. 
 + Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối 
liên hệ học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết 
địa lí nhất là các quy luật địa lí. 
 Những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên với nhau: 
 Ví dụ giữa khí hậu với địa hình. Cụ thể như địa hình vùng núi Trường 
Sơn Bắc và khí hậu vùng Bắc Trung Bộ 
 Những mối liên hệ giữa những hiện tượng địa lí kinh tế với nhau: Bao 
gồm liên hệ giữa những ngành kinh tế, liên hệ trong phối trí sản xuất. Chẳng hạn 
như công nghiệp khai thác dầu khí với công nghiệp sản xuất điện bằng tuốc-bin 
khí 
 Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế: Chẳng hạn như tài nguyên 
rừng và công nghiệp chế biến gỗ ở Tây Nguyên. 
 1.5. Phƣơng pháp phân tích hình ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam để 
khắc sâu kiến thức bài học. 
 Trong một số bài học, người giáo viên không những truyền thụ các kiến 
thức trong sách giáo khoa, các bản đồ, biểu đồ, mà còn cần dùng những hình ảnh 
của Atlat để minh hoạ hỗ trợ cho nội dung của bài. Như vậy bài giảng sinh động, 
minh chứng rõ ràng, học sinh thêm tin tưởng vào các kiến thức thực tế, khắc sâu 
vào tâm trí các em. 
 Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu nội dung những hình ảnh đó như 
sau: 
 - Đọc tên bức ảnh. 
 - Tìm giá trị nội dung bức ảnh là gì 
 - Địa điểm, giá trị nghệ thuật của bức ảnh. 
 - Liên hệ với kiến thức đã học và thực tế để học sinh có thể tự rút ra nhận 
xét, rồi giáo viên kết luận. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_su_dung_atlat_dia_l.pdf