Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi “Phần 1 Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000” theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Lịch sử lớp 12, THPT)

docx 54 trang sk12 05/02/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi “Phần 1 Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000” theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Lịch sử lớp 12, THPT)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi “Phần 1 Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000” theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Lịch sử lớp 12, THPT)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi “Phần 1 Lịch sử thế giới hiện Đại Từ năm 1945 đến năm 2000” theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Lịch sử lớp 12, THPT)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
TỰ HỌC VÀ ÔN THI “PHẦN I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
 HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000” THEO 
 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
 (Chương trình Lịch sử lớp 12, THPT)
 Nhóm: Phương pháp dạy học 
 Môn: Lịch sử MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm 3
7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm 3
PHẦN 2. NỘI DUNG 4
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 4
1.1. Cơ sở lí luận 4
1.2. Cơ sở thực tiễn 5
1.2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.2.2. Thực trạng ôn thi THPT môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn 6
Quỳnh Lưu – Hoàng Mai
Chương 2. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi “Phần 9
1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000”
2.1. Nhận thức về phương pháp thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9
2.2. Hướng dẫn công thức tự học và ôn thi về nguyên nhân diễn ra sự kiện 11
2.3. Hướng dẫn công thức tự học và ôn thi về nội dung, diễn biến của 13
sự kiện
2.4. Hướng dẫn công thức tự học và ôn thi kết quả và ý nghĩa lịch sử 15
2.5. Hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi về phân tích nguyên thắng lợi và 16
thất bại, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tiễn vận dụng vào cuộc 
sống
2.6. Hướng dẫn công thức 5W1H 23
2.7. Hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi theo chủ đề kiến thức phần 1 theo 25
phiếu hướng dẫn học tập DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
 Từ viết đầy đủ Từ viết tắt
 Chương trình CT
 Chủ nghĩa xã hội CNXH
 Chủ nghĩa tư bản CNTB
 Công nghệ thông tin CNTT
 Dạy học DH
 Đánh giá ĐG
 Đào tạo ĐT
 Giáo viên GV
 Giáo dục GD
 Học sinh HS
 Phương pháp PP
 Phương pháp dạy học PPDH
 Phụ lục P.Lục
Thực nghiệm sư phạm TNSP
 Trung học phổ thông THPT
 Sách giáo khoa SGK
 Sơ đồ tư duy SĐTD PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà thông qua 
môn học còn góp phần giáo dục, hình thành phẩm chất, lòng yêu nước, yêu CNXH, 
biết suy nghĩ độc lập, hành động tập thể, có tổ chức, phát triển tối đa tinh thần chủ 
động đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Dạy và học tốt bộ môn 
Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng về đào tạo thế hệ 
trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đưa đất nước phát triển và hội nhập.
 Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có 
những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Từ 
năm học 2016 – 2017, bộ môn Lịch sử đã có 1 thay đổi to lớn khi Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã quyết định thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó, bộ 
môn Lịch sử được kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan và nằm 
trong tổ hợp môn xã hội: Sử - Địa – Giáo dục công dân trong kỳ thi THPT Quốc gia 
cho học sinh lớp 12. Sự thay đổi của Bộ giáo dục và Đào tạo đã tạo nên một sự 
chuyển biến trong việc ôn tập và thi THPT Quốc gia nói chung và bộ môn Lịch sử nói 
riêng. Vấn đề đặt ra là cần tìm cách dạy và hướng dẫn học sinh cách tự học và ôn tập 
theo phương pháp thi trắc nghiệm mới theo định hướng phát triển năng lực, không 
làm giảm giá trị của bộ môn Lịch sử mà có thể đạt được cả 2 mục tiêu “đổi mới - hiện 
đại phù hợp” và “truyền thống - giá trị lịch sử” trong giáo dục và giáo dưỡng ở 
trường phổ thông.
 Lịch sử thế giới hiện đại, đặc biệt là giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 
hai đến nay hết sức phức tạp, chằng chéo, có nhiều sự kiện trọng đại vẫn đang còn 
tiếp diễn. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia hàng 
năm. Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa thể tìm ra cho mình một phương pháp ôn tập hiệu 
quả. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để các em có thể ôn tập tốt phần lịch sử thế giới 
hiện đại theo phương pháp trắc nghiệm khách quan.
 Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, tôi đã luôn trăn trở tìm kiếm phương 
pháp để hướng dẫn học sinh phát huy vai trò tự học và tự nghiên cứu phát triển tư 
duy, phát huy tính tích cực và năng lực nhận thức độc lập. Đó vừa là mục đích vừa là 
đòi hỏi cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay theo tinh thần Nghị quyết TƯ 29 
“Đổi mới căn bản và toàn diện” chuyển dạy học từ truyền thụ kiến thức một chiều 
sang phát triển phẩm chất và kĩ năng người học, từ dạy truyền thụ kiến thức sang tổ 
chức hoạt động học và hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh. Thông qua quá 
trình học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sẽ tích cực, chủ động cải biến 
chính mình.
 1 - Tổ chức dạy thực nghiệm, khảo sát sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ 
chuyên môn
 - Áp dụng giảng dạy, ôn tập rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh, phát triển thêm
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp logic và phương pháp lịch sử
 - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 - Phương pháp điều tra, khảo sát
 6. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
 Thực hiện đề tài này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho giáo viên và học sinh 
về cách dạy và cách học, ôn tập phần lịch sử thế giới hiện đại.
 Về phía học sinh: những công thức học lịch sử giúp học sinh vận dụng trong 
quá trình học và ôn tập dễ dàng hơn phần lịch sử thế giới hiện đại. Các phương pháp 
này giúp học sinh trút được gánh nặng về việc học và ghi nhớ lịch sử như cũ. Đồng 
thời cũng không còn lúng túng và bỡ ngỡ khi học và làm thi trắc nghiệm. Từ đó nâng 
cao chất lượng và hiệu quả môn học.
 Về phía giáo viên, đề tài là tài liệu hỗ trợ trong quá trình tổ chức dạy học, ôn 
tập và ra đề thi trắc nghiệm rất thiết thực để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp 
vụ.
 7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm
 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của 
sáng kiến kinh nghiệm được trình bày trong 3 chương :
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
 Chương 2: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập “Phần 1: Lịch sử 
thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000”
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
 3 Hoạt động tự học và ôn thi của học sinh về Lịch sử cần phải được tiến hành 
trên cơ sở khoa học và có tính hệ thống về phương pháp, có chủ đích và đáp ứng mục 
tiêu giáo dưỡng và giáo dục của bộ môn Lịch sử đối với học sinh trong mục tiêu giáo 
dục nói chung và vấn đề chính là phù hợp nhất với hình thức thi hiện hành để các em 
có kĩ năng học, ôn thi đạt kết quả cao nhất. Chất lượng của giáo dục được lượng hóa ở 
điểm số, phương pháp tốt hay không phù hợp được thể hiện rõ ở kết quả thi THPT 
quốc gia của học sinh. Vì thế cần có sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên bằng hệ 
thống phương pháp và kĩ năng dựa trên cơ sở khoa học lịch sử và phương pháp luận 
bộ môn. Thông qua đó, trang bị cho học sinh về phương pháp và kĩ năng tự học, tự 
lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài thi theo trắc nghiệm và mục tiêu phát 
triển phẩm chất năng lực để có kết quả học tập và hiệu quả dạy học cao nhất. Tránh 
những sai lầm trong nhận thức về cách học và thi trắc nghiệm: việc chỉ giới hạn hoạt 
động nhận thức của học sinh ở việc ghi nhớ một số điểm cơ bản, tóm tắt sơ lược nội 
dung sách giáo khoa, giải thích một số sự kiện chung chung mà không biết cụ thể về 
sự kiện và học cách thuộc lòng theo bài thầy cho sẵn không thể rút ra đặc điểm và quy 
luật bài học lịch sử.
 Việc hướng dẫn và tổ chức tự học và ôn thi của giáo viên cho học sinh sẽ 
hướng các em chú trọng đến tinh thần, thái độ, ý chí, phương pháp làm việc của các 
em để nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào đời sống. Giúp các em không 
còn thụ động khi làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu một cách thụ động, 
thuộc lòng nữa mà ngược lại còn biết cách đặt vấn đề, tìm hiểu sâu hơn những kiến 
thức trong sách. Như thế học sinh sẽ có hoạt động tư duy độc lập để trình bày những 
kiến thức thực sự của mình đã làm chủ , biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt 
kiến thức và có những ý kiến nhận xét, phán đoán riêng.
 Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh phương pháp tự học và ôn thi sẽ giúp học 
sinh tự tiến hành tổ chức học một cách hứng thú say mê và có ý thức trách nhiệm và 
tinh thần lao động cần cù. Giúp học sinh không chỉ nắm vững, hiểu sâu kiến thức mà 
còn hình thành ở các em tư cách phẩm chất của người lao động, kiên nhẫn, tự tin và 
sáng tạo.
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 1.2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Từ năm học 2016 – 2017 Bộ giáo dục thực hiện đổi mới mạnh mẽ chuyển từ 
hình thức thi tự luận truyền thống sang thi trắc nghiệm khách quan đối với bộ môn 
Sử, do đó giáo viên và học sinh cần có sự thay đổi về mặt phương pháp và tổ chức 
học, ôn tập. So với hình thức tự luận thì hình thức trắc nghiệm khách quan về mặt 
kiến thức sẽ khó khăn hơn vì không thể bỏ sót kiến thức, không thể nhớ đại khái mà 
phải tuyệt đối chính xác. Sách giáo khoa đã có đổi mới nhưng còn nặng và quá ôm 
đồm về kiến thức, nhiều sự kiện, khái niệm và quy luật, bài học học sinh cần phải nắm,
 5 - Việc điều tra, khảo sát đối với GV tập trung vào các nội dung sau:
 + Tình hình tự học và ôn thi của học sinh tại đơn vị trường đang thực hiện 
điều tra.
 + Các phương pháp được sử dụng trong quá trình ôn thi phần Lịch sử thế giới 
hiện đại.
 + Những thuận lợi và khó khăn của GV khi tổ chức hướng dẫn học sinh tự học 
và ôn thi.
 + Kiến nghị, đề xuất của các thầy, cô giáo về việc tổ chức cho học sinh tự học 
và ôn tập.
 - Việc điều tra, khảo sát đối với HS tập trung vào các nội dung sau:
 + Suy nghĩ của các em về tình hình dạy học, ôn tập phần Lịch sử thế giới hiện
đại.
 + Tính hứng thú của các em đối với các phương pháp dạy học hiện nay.
 + Hiệu quả mà phương pháp tự học và ôn thi mang lại cho các em.
 + Đề xuất, mong muốn của các em trong việc tổ chức dạy học và ôn thi phần
Lịch sử thế giới hiện đại.
 * Kết quả điều tra, khảo sát:
 - Về phía GV:
 Với câu hỏi số 1: Theo thầy (cô), việc hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi 
phần lịch sử thế giới hiện dại là: Hầu hết các giáo viên được hỏi đều ý thức được 
tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, trong đó có việc sử 
dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi, 90% GV được khảo sát đều 
cho rằng cần thiết, 10% GV được khảo sát cho rằng rất cần thiết và 0% GV được 
khảo sát cho rằng là không cần thiết.
 Với câu hỏi số 2: Trong thực tiễn dạy học phần lịch sử thế giới hiện đại, hoạt 
động tổ chức học sinh tự học và ôn tập có vai trò như thế nào đối với việc tiếp thu 
kiến thức của học sinh: 80% GV được hỏi (8/10) lựa chọn có vai trò rất quan trọng, 
0% GV (0/10) Không quan trọng, học sinh tự biết cách học và ôn tập phù hợp và 20% 
GV (2/10) Tùy thuộc vào nội dung chương trình.
 Với câu hỏi số 3: Thầy (cô) gặp những khó khăn gì khi hướng dẫn học sinh 
tự học và ôn thi phần Lịch sử thế giới hiện đại ở đơn vị mình: Đa số giáo viên cho
rằng thời gian học và ôn tập tại trường ít, HS xem lịch sử là môn phụ nên ít chú trọng, 
chưa tìm ra phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả.
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi “Phần 1 Lịch sử thế giớ.pdf