Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của học sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc

docx 40 trang sk12 30/11/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của học sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của học sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của học sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc
 UBND HUYỆN YÊN LẠC
 TRUNG TÂM GDNN – GDTX
 HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
 Tên sáng kiến:
 “Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của 
học sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc”
 Tác giả sáng kiến : Đường Thị Huệ 
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị : Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Hồ sơ gồm có:
 1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở
 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến
 Yên Lạc, năm 2021 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục 
lòng yêu nước của học sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm 
GDNN-GDTX Yên Lạc.
 Vĩnh Phúc, năm 2021 MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu....................................................................................................1
2. Tên sáng kiến ...................................................................................................1
3. Tác giả sáng kiến: ............................................................................................2
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: .................................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến............................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử............................2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến .........................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................2
1.1. Phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm......................2
1.2. Lòng yêu nước trong các tác phẩm văn học...............................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ .................................................5
2.1. Thuận lợi .......................................................................................................5
2.2. Khó khăn.......................................................................................................5
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ......................7
3.1. Một số phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học để giáo dục lòng 
yêu nước cho học sinh qua môn Ngữ Văn 12....................................................7
3.1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực.....................................................7
3.1.2. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học............................................................10
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn 12 .....................12
3.3. Minh hoạ dạy học một số đơn vị kiến thức trong tác phẩm Ngữ văn 12
 ............................................................................................................................. 12 
3.3.1. Tây Tiến - Quang Dũng .......................................................................... 12
3.3.2. Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. .....................................................14
3.4. Hiệu quả của sáng kiến ..............................................................................19
3.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ..................................................................20
3.5.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm.........................................20
3.5.2. Phương pháp thực nghiệm .....................................................................20
3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...............................................................21
KẾT LUẬN ........................................................................................................25
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không..................................25
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................25 1
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc ta có 
truyền thống yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân tộc ta có lòng 
nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta” và biểu hiện 
rõ nhất của truyền thống đó là lòng yêu nước được tiếp nối từ thế hệ này đến thế 
hệ khác, từ thời chiến đến thời hòa. Vì vậy, định hướng, khơi gợi lòng yêu nước 
cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Việc hình thành, giáo dục lòng yêu nước trong 
nhà trường có vai trò quan trọng.
 Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay sinh ra và lớn lên trong thời bình, sống 
cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thị trường, sự tác động của các 
trang mạng xã hội, bởi tư tưởng và lối sống phóng khoáng, tự do, hưởng thụ, 
không am hiểu về lịch sử dân tộc, các tin tức thời sự trong nước và ngoài nước. 
Chính vì thế, tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ đất nước 
của một bộ phận thế hệ trẻ chưa cao, thậm chí là mờ nhạt.
 Từ lâu, nền giáo dục nước ta đã đưa vấn đề giáo dục lòng yêu nước vào 
trong nhà trường, với nhiều môn học như: Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục 
quốc phòng,Với những đặc trưng riêng, văn học yêu nước trong chương trình 
Ngữ văn 12 giúp học sinh nhận thức sâu sắc về lòng yêu nước, tham gia vào 
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, việc giáo dục lòng yêu nước 
trong nhà trường sẽ giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống quý báu của cha ông và 
tiếp thu tinh hoa văn hóa yêu nước trong thời đại mới.
 Để giáo dục lòng yêu nước thông qua dạy học môn Ngữ văn cho học sinh, 
thì việc tổ chức dạy học theo lối truyền thống: lấy giáo viên làm trung tâm sẽ 
không mang hiệu quả cao (học sinh còn thụ động, chủ yếu học sinh ghi nhớ 
thông tin, chưa phát triển các năng lực, kĩ năng,). Cần phải dạy học theo 
hướng lấy học sinh làm trung tâm: đổi mới các phương pháp dạy học tích cực, 
vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học để phát huy tính chủ động, sáng tạo, các 
năng lực của người học. Vì vậy, với vai trò là một giáo viên Ngữ văn tôi xin đưa 
ra đề tài: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ GIÁO DỤC 
LÒNG YÊU NƯỚC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 12 TẠI 
TRUNG TÂM GDNN-GDTX YÊN LẠC”.
 2. Tên sáng kiến
 Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của học 
sinh trong dạy học Ngữ văn 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc. 3
 2. Giáo viên độc thoại phát vấn 2. Đối thoại học sinh - học sinh, học
 sinh - giáo viên; hợp tác với bạn, học 
 bạn
 3. Giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn 3. Hợp tác với giáo viên, khẳng định
 kiến thức do bản thân tự tìm ra
 4. Học sinh học thuộc lòng 4. Học cách học, cách giải quyết vấn
 đề, cách sống và trưởng thành
 5. Giáo viên độc quyền đánh giá, cho 5. Tự đánh giá, tự điều chỉnh, làm cơ
 điểm cố định sở để giáo viên cho điểm cơ động
 6. Trình độ phát triển nhận thức thấp, 6. Phát triển cao hơn ở các lĩnh vực 
 chủ yếu học sinh ghi nhớ thông tin và nhận thức, tình cảm, hành vi. Học 
 sự kiện. Học sinh phụ thuộc vào tài sinh tự tin, có tinh thần phê phán. Biết 
 liệu. Chấp nhận các giá trị truyền xác định các giá trị
 thống.
 1.2. Lòng yêu nước trong các tác phẩm văn học
 Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó 
có biểu hiện phong phú hết sức đa dạng: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những 
vật tầm thường; yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu 
vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu 
mạnh”(I.Ê-ren-bua, Lòng yêu nước) (6). Lòng yêu nước là tình cảm yêu quý, 
gắn bó, tự hào về quê hương đất nước và tinh thần đem hết tài năng, trí tuệ của 
mình để phục vụ Tổ quốc (GDCD 10, Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc) (1). Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh không chỉ trang bị 
cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà mục đích 
lớn nhất là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, 
góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc.
 Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn và xuyên suốt trong quá trình tồn tại 
và phát triển của văn học Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước trong các tác phẩm 
Ngữ văn lớp 12 biểu hiện rất đa dạng và phong phú:
 - Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc 
sống lao động, tình yêu lứa đôi, lòng căm thù giặc, ca ngợi những người hi sinh 
vì đất nước, tình yêu thiên nhiên
 - Văn học vận động theo xu hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận 
mệnh chung của đất nước, văn học là một vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng, 
là tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao và trọng đại nhất của đất nước và 
cách mạng : chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược đấu tranh thống nhất 
đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 5
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 2.1. Thuận lợi
 Để tìm hiểu về thực trạng của giáo dục lòng yêu nước môn Ngữ văn lớp 
12 thông qua các giờ dạy được thiết kế theo các phương pháp dạy học tích cực, 
tôi tiến hành khảo sát nhóm giáo viên bộ môn Ngữ văn (4 giáo viên) và học sinh 
khối 12 – Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc (PHỤ LỤC 1).
 - Về phía giáo viên:
 + 100% giáo viên bộ môn đã tiến hành giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh.
 + 100% có sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
 - Về phía học sinh:
 + Tỉ lệ học sinh lớp 12 mong muốn học tiết học Ngữ văn có nội dung lòng
yêu nước theo phương pháp đổi mới cao chiếm 85%.
 + Học sinh đã được học các bài học có chủ đề lòng yêu nước theo phương 
pháp đổi mới.
 - Về phía nhà trường:
 + Nhà trường có cơ sở vật chất, thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho 
dạy học.
 + Lãnh đạo nhà trường ủng hộ đổi mới phương phương pháp dạy học theo 
hướng tích cực để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
 2.2. Khó khăn
 - Về phía giáo viên khi tiến hành khảo nhóm GV bộ môn Ngữ văn, tôi thu 
được kết quả như sau:
 + Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy
học.
 + Chưa xây dựng được chủ đề dạy học về lòng yêu nước có sử dụng
phương pháp đổi mới.
 + Khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn chưa được thực hiện thường 
xuyên, đổi mới phương pháp dạy học tích cực còn chưa linh hoạt.
 - Về phía học sinh:
 + Còn nhiều bỡ ngỡ khi giáo viên tiến hành dạy học phương pháp đổi
mới.
 + Nhận thức của một bộ phận học sinh còn chậm.
 + Khả năng tìm nguồn tài liệu, xử lí tài liệu, tự học còn hạn chế. 
 Dựa vào những thực trạng trên, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
 - Giáo viên phải chủ động bồi dưỡng chuyên môn qua các hình thức tự
bồi dưỡng, bồi dưỡng theo nhóm. 7
 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 3.1. Một số phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học để giáo 
 dục lòng yêu nước cho học sinh qua môn Ngữ Văn 12
 3.1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực
 - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm:
 Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi 
trường học tập (nghiên cứu, thảo luận,) theo các nhóm học sinh. Phương pháp 
này khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người 
khác. Học tập theo nhóm được áp dụng rộng rãi vì nó giúp người học tham gia 
tích cực vào quá trình học tập, lắng nghe, ghi lại và chia sẻ những kinh nghiệm, 
quan điểm khác nhau của mọi người, đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung. 
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm rất phù hợp trong dạy học tích hợp, nó 
nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của học sinh qua việc hợp tác, chia sẻ,
 Ví dụ: Khi dạy học tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” của 
Nguyễn Thi, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: “Hãy chứng minh 
Việt là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.”
 - Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
 + Giáo viên yêu cầu HS tìm hiểu nhân vật Việt.
 + Chứng minh được nhân vật Việt dũng cảm, kiên cường ở các giai đoạn 
khác nhau?
 + Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm lớn và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 
 Nhóm 1: Tìm hiểu nhân vật Việt khi còn bé.
 Nhóm 2: Tìm hiểu nhân vật Việt khi lớn lên.
 Nhóm 3: Tìm hiểu nhân vật Việt khi xông trận chiến đấu. 
 Nhóm 4: Tìm hiểu nhận vật Việt khi bị thương.
 + Hướng dẫn cho học sinh cách làm việc nhóm.
 - Bước 2: Làm việc theo nhóm:
 + Trao đổi, thảo luận trong nhóm
 + Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi trong
nhóm.
 + GV gọi HS (ngẫu nhiên) của các nhóm trình bày.
 - Bước 3: Thảo luận tổng kết trước lớp:
 + Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận
 + HS cả lớp chia sẻ
 + GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ học tập tiếp
theo.
 - Phương pháp động não:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục lòng yêu nước của học sinh tro.pdf